Hoàn thiện cơ chế bảo đảm tín dụng

Một phần của tài liệu giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vưa của NHTM (Trang 55 - 56)

Bảo đảm tín dụng là biện pháp phòng ngừa rủi ro của ngân hàng, là thiết lập các cơ sở kinh tế và pháp lý tạo điều kiện cho NH thoả mãn nhu cầu thu hồi tín dụng đã cấp trong

trường hợp người vay không thực hiện trả nợ theo quy định. Tài sản đảm bảo là yếu tố giúp giảm thiểu rủi ro tín dụng nhưng không phải là cơ sở quyết định tín dụng. Cùng với đó nếu ta quá coi trọng tài sản đảm bảo mà bỏ qua hiệu quả của phương án vay vốn thì có thể sẽ đánh mất khách hàng tốt, quy tụ những khách hàng có năng lực, ý thức kém. Hơn nữa, tài sản đảm bảo cũng có những rủi ro riêng biệt. Thực tế cũng cho thấy, việc xử lý tài sản đảm bảo gây tốn kếm rất nhiều thời gian và chi phí cho ngân hàng. Vì thế, ngân hàng cần linh hoạt khi xét thấy phương án, dự án kinh doanh có hiệu quả cao, cấp tín dụng không nên chỉ dựa vào tài sản đảm bảo.

Thứ hai, khi lựa chọn tài sản đảm bảo, ngân hàng cần lựa lấy yếu tố mạnh nhất của DN để dùng làm tài sản, không nên cứng nhắc yêu cầu bất động sản. Như đã biết hiện nay, đa số các DNNVV, đặc biệt các DN nhỏ và siêu nhỏ, có rất ít hoặc không có bất động sản để dùng làm tài sản đảm bảo trong hoạt động vay vốn ngân hàng, ngoại trừ các DN hoạt động trong lĩnh vực bất động sản. Vì vậy, nếu yêu cầu các DN vay vốn phải có tài sản thế chấp là bất động sản thì sẽ rất khó cho DN. Hơn nữa, nếu từ chối cấp tín dụng cho khách hàng chỉ vì không có tài sản đảm bảo đáp ứng đủ yêu cầu thì ngân hàng cũng sẽ chịu thiệt thòi rất lớn. Chính vì vậy, ngân hàng nên tích cực đa dạng hóa các hình thức đảm bảo tiền vay. Tùy vào mức độ tín nhiệm của khách hàng mà ngân hàng có thể áp dụng các biện pháp đảm bảo khác như: cầm cố hàng hóa, nguyên vật liệu, thế chấp phương tiện vận chuyển, máy móc thiết bị, thế chấp các quyền tài sản như bằng phát minh, sáng chế…

Bên cạnh đó, có thể thấy mỗi loại tài sản đảm bảo đều có những rủi ro riêng. Do đó, ngân hàng càn có những biện pháp hạn chế tối đa rủi ro như yêu cầu lắp đặt hệ thống phòng chống cháy nổ, mua bảo hiểm tài sản…Đồng thời, cần nâng cao năng lực định giá tài sản đảm bảo, trong đó chú trọng đến tốc độ giảm giá cũng như tính khả mãi của tài sản đảm bảo.

Một phần của tài liệu giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vưa của NHTM (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w