Những kết quả đã đạt được

Một phần của tài liệu giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vưa của NHTM (Trang 39 - 40)

Hiệu quả xã hội:

Ngân hàng thông qua việc cấp tín dụng cho các DNNVV, đã giúp cho các DN duy trì và phát triển, góp phần đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế, mặt khác giúp giải quyết việc làm cho một số lao động trong thời kì kinh tế đang rất khó khăn, từ đó hạn chế được các tệ nạn xã hội, góp phần thực hiện đúng các chủ trương kinh tế của Đảng và nhà nước.

Hiệu quả đối với các DNNVV:

Thông qua tỷ lện nợ quá hạn đối với các DNNVV ta nhận thấy được hiệu quả của việc sử dụng vốn vay của DN khá là tốt dẫn đến các việc trả nợ đúng hạn cho ngân hàng, mặt khác vốn vay từ ngân hàng đã giúp cho các DN trong khu vực có thể duy trì được hoạt động kinh doanh trong tình hình kinh tế hết sức khó khăn, đồng thời giúp DN nâng cao năng suất, hiệu quả lao động và ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

Hiệu quả đối với ngân hàng:

Trong những năm qua, ngân hàng đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý, thực hiện chính sách khoa học, tăng khả năng cạnh tranh với NHTM khác trên địa bàn tạo tiền đề quan trọng cho việc nâng cao chất lượng tín dụng đối với các DN này.

Tỷ lệ nợ xấu/dư nợ đối với DNNVV đã giảm từ năm 2009 xuống còn 0,32% vào tháng 3/2011. Đây là một trong những thành quả thể hiện việc chất lượng tín dụng tín dụng DNNVV đã được chú ý. So với tỷ lệ rủi ro của ngành thì thấp hơn nhiều.

Tỷ lệ nợ quá hạn DNNVV từ năm 2008-2010 giảm từ 2,3% đến 0,98%, mặc dù dư nợ tín dụng đối với DNNVV ngày càng tăng, điều này chứng tỏ chất lượng tín dụng của ngân hàng đối với DNNVV có phần được cải thiện.

Kết quả thu nợ của ngân hàng ACB tương đối cao, điều này phần nào thể hiện được chất lượng tín dụng đã được chú ý nhiều. Đặc biệt vào năm 2010, tỷ lệ này đạt 95,1% thể hiện tình hình nguồn thu nhập trả nợ của DN đã tăng đáng kể so với năm 2008.

Ban lãnh đạo thường xuyên cùng phòng kinh doanh bám sát khách hàng, bám sát địa bàn bằng cách trực tiếp đi khảo sát, nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của các đơn vị, kịp thời giải quyết vướng mắc phát sinh trong quan hệ tín dụng. Từ những

thông tin thu thập được, ACB tiến hành phân loại khách hàng có định hướng đầu tư đúng đắn, mở rộng cho vay có hiệu quả.

ACB đã chỉ đạo được sát sao những biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với các DNNVV:

- Các khoản cho vay mới, đảm bảo đụng quy trình, đúng chế độ. Trước đây, quy trình nghiệp vụ tín dụng chưa hoàn chỉnh và chưa xác định rõ trách nhiệm trong từng khâu công việc. Và hiện nay, được thực hiện theo từng bước trong quy chế cho vay của ACB, trong đó nêu rõ trách nhiệm của cán bộ tín dụng, trưởng phòng kinh doanh, giám đốc sở đối với mỗi khoản vay.

- Công tác thẩm định tín dụng thực sự trở thành căn cứ cho quyết định cho vay, loại trừ hầu hết phương án sử dụng vốn kém hiệu quả, đảm bảo an toàn vốn. Tỉ lệ nợ quá hạn trong giới hạn cho phép.

- Nghiêm túc thực hiện sửa sai theo kết luận của thanh tra Ngân hàng nhà nước và bước đầu đã có hiệu quả.

Tình hình hoạt động của ACB nói chung và tình hình tín dụng đối với DNNVV nói riêng có nhiều triển vọng tốt đẹp. ACB phần nào đã làm thoả mãn được nhu cầu của khách hàng. Song cũng không phải không có những tồn tại mà cần phải giải quyết để có thể đi tới những thành tựu lớn hơn trong các năm tiếp theo. Vì vậy, ngân hàng vẫn phải nỗ lực nhiểu để khắc phục những tồn tại và đưa chất lượng tớn dụng của ngân hàng lên cao hơn nữa.

Một phần của tài liệu giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vưa của NHTM (Trang 39 - 40)