Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vưa của NHTM (Trang 40 - 47)

a. Những hạn chế:

Tuy hoạt động tín dụng tại ACB tăng trưởng ổn định và có chất lượng tốt, ACB có quy định chặt chẽ về công tác tín dụng, nhưng thực tế hoạt động tín dụng tại ACB còn bộc lộ những hạn chế sau:

- Dư nợ tín dụng đối với DNNVV giảm từ 37,47% (năm 2010) xuống 37,07% (3/2011). DNNVV hiện là một trong những DN hiện nay rất khát vốn, mà ngược lại tỷ lệ cung ứng vốn cho DNNVV lại giảm, vì thế ngân hàng nên tìm cách sử dụng nguồn vốn của mình có hiệu quả hơn, đồng thời để có thể cung ứng vốn phù hợp với khả năng của mình,

- Những sản phẩm tín dụng dành cho DNNVV như SMEDF, SMEFD, SMEHG chưa được áp dụng phổ biến, phát huy trong toàn hệ thống.

- Tỷ lệ thu nợ giảm từ 95,1% (2010) còn 84,86% (3/2011), khả năng thu hồi nợ của ngân hàng trong những tháng gần đây đã giảm sút. Ngân hàng cần chú ý hơn trong công tác thu hồi nợ, sớm phát hiện những khoản vay có vấn đề để có những biện pháp xử lý kịp thời.

- Tỷ lệ nợ xấu trên nợ quá hạn chưa được cải thiện tốt, ngân hàng vẫn thiếu kiểm tra và giám sát vốn vay: trong thời hạn vay, ngân hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ việc kiểm tra giám sát khoản vay nên không nắm được những thay đổi trong hoạt dộng kinh doanh của khách hàng, việc sử dụng vốn vay của khách hàng có đúng mục đích hay không, tài sản đảm bảo có được quản lý tốt hay không.

- Vòng quay vốn tín dụng đối với DNNVV thấp. Cụ thể vòng quay vốn tín dụng chỉ đạt 2,07 vào năm 2010. Vòng quay này cần được nâng cao hơn nữa, để tốc độ luân chuyển vốn nhanh hơn cũng như việc đưa vốn vào sản xuất, kinh doanh của ngân hàng đạt hiệu quả cao hơn.

- Ngân hàng tập trung cho vay các CTY TNHH là phần lớn. Trong khi đó, nguồn thông tin về kinh tế của loại hình công ty này độ tin cậy chưa cao, hầu hết chưa qua kiểm toán, điều này sẽ khiến mức độ rủi ro mà ngân hàng gặp phải cao hơn.

- DNNVV vẫn còn khó khăn trong việc vay vốn trung dài hạn ngân hàng để thay đổi công nghệ, máy móc thiết bị, xây dựng nhà xưởng…, điều này thể hiện ở tỷ lệ cho vay trung dài hạn ngày càng giảm. Nguyên nhân là do nguồn vốn huy động của hệ thống ngân hàng chủ yếu vẫn là nguồn vốn ngắn hạn (dưới 12 tháng) trong khi nhu cầu đầu tư của DN lại là vốn trung dài, hạn (thời hạn trên 12 tháng). Nên mặc dù NHNN đã cho phép đưa tỷ lệ huy động vốn ngắn hạn sang đầu tư trung, dài hạn từ 25 lên 30% nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vốn trung, dài hạn.

- Ngân hàng hầu như chỉ thực hiện làm hồ sơ vay khi có người giới thiệu quen biết, không nhiệt tình tư vấn đối với những khách hàng vãng lai đến vay vốn, điều này cũng làm mất đi một số lượng đáng kể khách hàng tiềm năng của ngân hàng.

Với chủ trương nhìn thẳng vào những hạn chế trong hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng đối với DN nói riêng, đặc biệt là về mặt chất lượng tín dụng để có sự điều chỉnh

kịp thời, từ đó có những biện pháp thiết thực và kịp thời nhằm chấn chỉnh lai hoạt động tín dụng, đẩy mạnh các biện pháp thu nợ cũng như thực hiên xóa nợ đối với những khoản nợ không có khả năng thu hồi. Qua đây có thể thấy yêu cầu đẩy mạnh hoạt động tín dụng, trong đó có việc mở rộng tín dụng đối với DN phải có sự kết hợp với việc nâng cao chất lượng tín dụng, có như vậy mới đảm bảo cho sự phát triển bền vững của ACB trong thời gian tới.

b. Những nguyên nhân

- Nguyên nhân từ phía DNNVV:

DNNVV chiếm 97% số DN hiện có trên cả nước, các DNNVV đang hoạt động trong môi trường kinh tế chưa hoàn toàn thuận lợi cả tầm vĩ mô và vi mô. Trong đó gặp nhiều khó khăn về công nghệ sản xuất kinh doanh, mô hình quản lý, tiến độ, kỹ năng của đội ngũ lãnh đạo và tay nghề của người lao động, phương thức tiếp thị sản phẩm đặc biệt là sự hạn chế về tiếp cận thông tin và dịch vụ tài chính, vốn đầu tư…

Một trong những nguyên nhân cơ bản khiến việc tiếp cận vốn tín dụng của các DNNVV còn rất hạn chế xuất phát từ chính bản thân các DNNVV, DN không hiểu về cơ chế tín dụng của NHTM, có tâm lý sợ thủ tục vay vốn của ngân hàng rườm rà, phức tạp, việc giải quyết cho vay của ngân hàng khó khăn. Phần lớn các DNNVV thiết lập thủ tục vay vốn của ngân hàng không đúng quy định mà ngân hàng yêu cầu. Hệ thống sổ sách kế toán, phương pháp hạch toán kế toán của DN thường không đầy đủ, chính xác và thiếu minh bạch. Năng lực tài chính nội tại của DN yếu, các hệ số tài chính không đảm bảo theo yêu vầu của ngân hàng, không xác đinh rõ ràng được dòng tiền lưu chuyển, bởi vậy không tính toán được đúng khả năng trả nợ trong tương lai. Một số các DNNVV lập phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư còn mang nặng tính chủ quan, áp đặt của lãnh đạo DN, hoặc dựa trên kinh nghiệm thuần túy.

Nội dung của phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư đôi khi được thiết lập sơ sài, bởi vậy thiếu thuyết phục ngân hàng khi xem xét thẩm định cho vay ở một số DN, việc điều hành sản xuất kinh doanh của lãnh đạo thiếu chuyên nghiệp , mang nặng tính chất gia đình. Trong quan hệ với ngân hàng còn thiếu kinh nghiệm, việc bố trí cán bộ

trong quan hệ, khả năng thuyết trình, đàm phán với ngân hàng. Đây chính là những vấn đề mà các DNNVV cần chú ý và khắc phục.

Hầu hết các DN có vốn tự có rất nhỏ, vốn lưu động chủ yếu dựa vào tín dụng ngân hàng. Cơ sở hạ tầng, phương pháp làm việc, trang thiết bị còn rất yếu kém, lạc hậu, thị trường hoạt động chưa ổn định, năng lực điều hành hoạt động kinh doanh còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm xây dựng dự án đầu tư, chưa thực sự chủ động trong quá trình sản xuất kinh doanh.

- Nguyên nhân từ phía ngân hàng:

Từ chính sách cho vay:

Về lãi suất: Do áp lực về nhu cầu vốn của nền kinh tế và mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt buộc ngân hàng phải tăng lãi suất huy động vốn, dẫn đến việc tăng lãi suất cho vay nên chi phí SXKD của nhiều DN tăng vọt, trong khi khả năng sinh lời không đủ bù đắp lãi tiền vay ngân hàng. Vì thế, các DN cũng không dám sử dụng nguồn vốn vay ngân hàng với lãi suất quá cao, các DN sẽ gặp khó khăn trong việc trả lãi ngân hàng và khả năng đem lại lợi nhuận cho mình là rất thấp.

Về quy trình: Hiện ngân hàng vẫn chưa có một quy trình tín dụng riêng trong cho vay đối với DNNVV, quy trình tín dụng được áp dụng chung cho tất cả đối tượng DN khá phức tạp và rườm rà, khiến cho các DNNVV gặp nhiều khó khăn.

Về TSĐB: Ngoài ra, ngân hàng chỉ áp dụng cho vay khi các DN có đủ tài sản để đảm bảo khoản vay, khi DN đến vay mà không có tài sản đảm bảo thì ngân hàng sẽ từ chối ngay, chính những điều cứng nhắc này đã làm hạn chế mở rộng qui mô tín dụng cho các DN kinh doanh có hiệu quả. Mặt khác, chính việc quá chú trọng vào tài sản đảm bảo đã làm cho cán bộ tín dụng lơ là trong khâu thẩm định năng lực tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng và đã ảnh hưởng đến chất lượng khoản vay.

Về nguồn thông tin: Việc khai thác sử dụng nguồn thông tin chưa thực sự trở thành công cụ hữu hiệu trong phòng ngừa và hạn chế rủi ro. Mối quan hệ với trung tâm thông tin tín dụng trung ương, với công ty Kiểm toán còn lỏng lẻo. Nguồn thông tin vẫn dựa vào khách hàng là chủ yếu mà thông thường thì đây là nguồn thông tin thiếu chính xác. Khi chất lượng thông tin chưa được đảm bảo thì cũng không thể đáng giá khoản tín dụng

đó có chất lượng tốt và thực tế công tác thẩm định của ngân hàng còn thiếu chắc chắn, chưa xác định rõ được thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính nên hiệu quả và mức độ an toàn vốn vẫn còn một số hạn chế.

Từ cán bộ ngân hàng:

Vi phạm nguyên tắc tín dụng xuất phát từ hành vi tiêu cực trong tiến trình cho vay.

Nhân viên tín dụng quá chú trọng đến thu nhập hoặc tăng trưởng dư nợ: thu nhập và rủi ro có mối quan hệ tương quan với nhau, trong hoạt động tín dụng nếu quá chú trọng đến dư nợ sẽ dẫn đến quyết định cho vay liều lĩnh dẫn đến rủi ro cao.

Tính chủ quan: đây là nguyên nhân gây nên những khoản vay khó thu hồi được thể hiện rõ nét trong hành vi thiếu giám sát đầy đủ, phụ thuộc vào thông tin truyền miệng hơn là dữ liệu tài chính đầy đủ và đáng tin, và những suy diễn lạc quan về mức độ tín nhiệm.

Thiếu khả năng kĩ thuật: Một số nhân viên tín dụng thiếu khả năng thu nhập thông tin, phân tích báo cáo tài chính, ứng dụng kĩ thuật cho vay…

Yếu kém trong việc lựa chọn rủi ro: mở rộng cho vay vượt quá khả năng chi trả hợp lý của bên đi vay, các khoản vay để tài trợ dự án mà phần vốn của ngân hàng quá lớn so với vốn đầu tư của chủ DN hoặc các khoản vay cho vay mà khách hàng đang hoạt động ở những khu vực hoặc ngành kinh tế đang suy thoái.

Hiện nay, cán bộ tín dụng của ngân hàng phải làm rất nhiều công đoạn từ khâu tư vấn, lập hồ sơ, thẩm định, giám sát tình hình sử dụng vốn của DN, đến khâu đôn đốc trả lãi của khách hàng, trả gốc khi đáo hạn. Với một khối lượng công việc quá nhiều như thế, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công việc của cán bộ tín dụng, điều này không những gây ảnh hưởng cho ngân hàng mà còn ảnh hưởng đến các DN.

Một số nguyên nhân khác:

Các hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng tuy đã cải thiện nhưng chưa thực hiện khoa học và đồng bộ, chưa phù hợp với môi trường cạnh tranh của cơ chế thị trường. Việc triển khai hỗ trợ vốn cho các DNNVV vẫn còn nhiều bất cập. Bên cạnh đó, ngân hàng thiếu các nguồn thông tin đáng tin cậy để đánh giá DN. Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN Việt Nam hầu như chưa có thông tin về DNNVV. Hiện nay

động hay không. Hiện chưa tổ chức nào ở Việt Nam xây dựng hệ thống phân loại và xếp hạng DNNVV để cung cấp thông tin cho các đơn vị cung ứng vốn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2:

Trong chương 2, khóa luận đã trình bày sơ lược về tình hình hoạt động của ACB. Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại ngân hàng thông qua các chỉ tiêu đánh giá dư nợ cho vay theo loại hình khách hàng, theo thời hạn, theo mục đích sử dụng vốn và tình hình nợ xấu, nợ quá hạn, vòng quay vốn tín dụng tạo ngân hàng. Từ đó, khóa luận đã đánh giá những kết quả đạt được cũng như đưa ra những hạn chế và nguyên nhân tồn tại của nó để làm cơ sở đưa ra những giải pháp trong chương 3.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNNVV TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á

Một phần của tài liệu giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vưa của NHTM (Trang 40 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w