0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Quy trình thực hiện

Một phần của tài liệu 124 XÂY DỰNG HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ Ở TỈNH BÌNH DƯƠNG (Trang 74 -76 )

621 K X01 B001.

3.7.1 Quy trình thực hiện

Như vậy để áp dụng kế toán quản trị vào quản lý doanh nghiệp, điều đầu tiên các doanh nghiệp cần phải có là một đội ngũ cán bộ nghiệp vụ có am hiểu về kế toán quản trị và chủ doanh nghiệp phải cam kết rằng từng bước đem kế toán quản trị ứng dụng vào quản lý doanh nghiệp nhằm tăng hiệu quả hoạt động. Nếu trong doanh nghiệp đã có người am hiểu và có khả năng triển khai mà chủ doanh nghiệp chưa nhận thức rõ thì các cán bộ này phải tìm cách thuyết phục, tìm kiếm sự ủng hộ. Chỉ khi nào chủ doanh nghiệp cùng ý định với cán bộ cấp dưới, thấy rõ vai trò kế toán quản trị thì việc ứng dụng mới có khả năng được triển khai tốt.

Để ứng dụng được kế toán quản trị, cần cả một quá trình, và không phải mọi doanh nghiệp ứng dụng đều thành công. Việc xúc tiến ứng dụng kế toán quản trị có mang lại kết quả hay không tùy thuộc vào cách thức triển khai áp dụng. Qua quá trình ứng dụng thực tế chúng tôi rút ra được các lời khuyên dành

cho các doanh nghiệp Việt Nam như sau: Khi bắt đầu việc ứng dụng kế toán quản trị, đừng quá tham vọng triển khai một cách quy mô với đầy đủ nội dung và ở tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp. Tùy theo trình độ, đặc thù mà có những kế hoạch từng bước xây dựng, nếu quá nôn nóng sẽ thất bại. Các bước đề nghị:

Bước 1: Cũng cố và hoàn thiện bộ máy kế toán tài chính.

Kế toán tài chính là một phần nền tảng cung cấp các thông tin cho kế toán quản trị. Vì thế nếu một hệ thống kế toán tài chính hoạt động yếu kém sẽ không thể nào cung cấp các thông tin hữu dụng cho kế toán quản trị. Hơn nữa việc xây dựng hệ thống kế toán quản trị tại các doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn theo hướng kết hợp với kế toán tài chính. Vậy nên kế toán tài chính cũng là một phần của kế toán quản trị, việc cũng cố là điều tất nhiên. Những việc làm gia tăng hiệu quả bộ máy kế toán tài chính trong quá trình cũng cố lại là: phân công trách nhiệm cụ thể hơn, tăng cường hiệu quả mảng kế toán chi phí, xác định giá thành sản phẩm và hiệu quả hoạt động các bộ phận trong doanh nghiệp.

Bước 2: Xây dựng nội dung kế toán quản trị

Việc xây dựng nội dung kế toán quản trị áp dụng vào cụ thể doanh nghiệp nên đi từ những bước cơ bản như tiến hành phân loại chi phí, tập họp chi phí, lập dự toán tổng thể, lập các báo cáo thực hiện dự toán, phân tích chênh lệch chi phí giá thành, chi phí hoạt động. Các nội dung phải xuất phát từ nhu cầu thông tin phục vụ cho công tác quản lý. Cái khó lớn nhất là các nhà quản trị đôi khi cũng không xác định cụ thể mình cần nội dung gì, như thế nào. Ví dụ khi ra một quyết định, nhà quản trị không biết mình sử dụng thông tin loại nào, do ai cung cấp….Thực tế đó là do không am hiểu sâu về kế toán quản trị nói riêng và quản trị nói chung. Khi xác định được nhu cầu thông tin, bước kế tiếp là thiết kế báo cáo để chuyển tải thông tin và kế đến là xây dựng cách thức thu thập và xử lý thông tin.

Bước 3: Xây dựng cơ cấu tổ chức

Việc tổ chức, phân công nhiệm vụ cụ thể là hết sức quan trọng dẫn đến thành công của việc ứng dụng hệ thống kế toán quản trị. Một cơ cấu tổ chức khoa học giúp thông tin lưu chuyển nhanh chóng và hiệu quả, quá trình xử lý tiết kiện thời gian, kịp thời cung cấp thông tin. Việc xây dựng cơ cấu tổ chức sẽ xác định trách nhiệm rõ ràng của từng bộ phận và cá nhân trong doanh nghiệp, giúp hệ thống kế toán hoạt động nhịp nhàng.

Bước 4: Thiết kế chứng từ, tài khoản, sổ sách, báo cáo kế toán quản trị

Hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ sách, và báo cáo kế toán quản trị được ví như “bộ xương sống” của toàn bộ công tác kế toán quản trị vì đó là nơi ghi chép, phản ảnh, tổng hợp số liệu của toàn bộ công tác kế toán quản trị. Đây là việc hết sức quan trọng giúp chuyển tải đầy đủ, kịp thời , hiệu quả các thông tin cho các cấp quản trị thực hiện công tác quản lý và ra quyết định kinh doanh.

Bước 5: Tin học hóa

Vai trò của tin học cực kỳ quan trọng trong việc xây dựng hệ thống kế toán quản trị. Tin học giúp giảm thiểu rất nhiều công tác tổng hợp tính toán. Tuy nhiên cần hết sức lưu ý bởi vì đối với những mô hình quản lý phức tạp, tin học đôi lúc là con dao hai lưỡi, nếu ứng dụng tốt thì mang lại kết quả, ứng dụng không tốt lại trở thành gánh nặng vì chi phí phân cứng và phần mềm xử lý hiện còn khá đắt.

Một phần của tài liệu 124 XÂY DỰNG HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ Ở TỈNH BÌNH DƯƠNG (Trang 74 -76 )

×