Phân chia chức năng kế toán tài chính và kế toán quản trị

Một phần của tài liệu 124 Xây dựng hệ thống kế toán tại các doanh nghiệp chế biến gỗ ở tỉnh Bình Dương (Trang 68 - 70)

621 K X01 B001.

3.5.4Phân chia chức năng kế toán tài chính và kế toán quản trị

Chức năng bộ phận kế toán tài chính

- Phản ánh nghiệp vụ kinh tế phát sinh dựa trên chứng từ kế toán lên hệ thống tài khoản kế toán và tiến hành tổng hợp để lập các loại sổ sách, báo cáo tài chính theo quy định.

- Đảm nhận các phần hành kế toán bao gồm: kế toán vốn bằng tiền; kế toán các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn; kế toán hàng tồn kho; kế toán công nợ phải thu phải trả; kế toán tài sản cố định; kế toán nguồn vốn; kế toán thuế; kế toán tổng hợp.

- Phân tích tình hình tài chính thông qua các chỉ số tài chính dựa trên số liệu của báo cáo tài chính.

- Lập báo cáo tài chính phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chính của doanh nghiệp dựa trên hệ thống chuẩn mực kế toán.

Chức năng bộ phận kế toán quản trị

- Cũng thực hiện chức năng ghi chép ban đầu, tuy nhiên phần lớn thông tin đã được bộ phận kế toán tài chính phản ánh trên hệ thống tài khoản hổn hợp. Do vậy kế toán quản trị chỉ cần giám sát việc ghi chép này và thực hiện thêm một số ghi chép riêng của kế toán quản trị.

- Trong mô hình kế toán hổn hợp này, phần kế toán chi phí và giá thành nên để cho bộ phận kế toán quản trị thực hiện vì nó có liên quan đến việc

phân loại chi phí, lựa chọn tiêu thức phân bổ, tính giá thành sản phẩm và phân tích biến động chi phí.

- Chức năng dự toán: công tác dự toán liên quan đến nhiều trung tâm trách nhiệm khác nhau. Do vậy bộ phận kế toán quản trị phải xây dựng một mối liên kết chặt chẽ với các bộ phận khác như kế hoạch, sản xuất, kinh doanh…. Trong mối liên kết đó phải thiết lập một quy trình thu thập, xử lý và trao đổi thông tin để đảm bao hiệu quả chung.

- Chức năng kiểm soát: đây là chức năng trọng tâm nhất của kế toán quản trị và cũng liên quan đến rất nhiều bộ phận và phòng ban khác.

- Chức năng phân tích, đánh giá, cung cấp thông tin để ra quyết định kinh doanh: chủ yếu do bộ phận kế toán quản trị đảm trách dựa trên các số liệu và kỹ thuật riêng của kế toán quản trị

Tùy theo quy mô, công việc thực tế mà doanh nghiệp phân công và bố trí công việc cho các nhân viên. Ví dụ với quy mô có doanh số 10 triệu USD/năm, khoảng 1000 công nhân, sản xuất hàng furniture như Công ty Cổ phần Hưng Vượng thì bộ phận kế toán tài chính gồm từ ba đến bốn người: một trưởng bộ phận thực hiện công việc điều hành, tổng hợp và phân tích; hai hoặc ba nhân viên phân chia các công việc còn lại. Bộ phận kế toán quản trị cũng gồm từ ba đến bốn người: một trưởng bộ phận nắm quyền điều hành và thực hiện chức năng phân tích, đánh giá và cung cấp thông tin cuối cùng. Các phần hành kế toán chi phí giá thành, dự toán, kiểm soát có thể giao cho ba người thực hiện. Với mô hình bộ phận kế toán hổn hợp này thì phải có một người quản lý chung đó là kế toán trưởng, trên kế toán trưởng có thể có giám đốc tài chính hay một người kiêm nhiệm cả hai. Do quy mô còn nhỏ nên lựa chọn giải pháp kiêm nhiệm phù hợp hơn.

Theo cách tiến hành như trên, tại Công ty Cổ phần Hưng Vượng đã tiến hành xây dựng bộ máy kế toán, trong đó tồn tại hai mảng song song. Việc phân công nhiệm vụ không phải tách biệt hẳn công việc kế toán quản trị và kế toán tài chính riêng mà có xét đến yếu tố đặc thù của đơn vị. Cùng với quá trình xây dựng nội dung thì cơ cấu cũng được củng cố và thay đổi để phù hợp với công việc.

Một phần của tài liệu 124 Xây dựng hệ thống kế toán tại các doanh nghiệp chế biến gỗ ở tỉnh Bình Dương (Trang 68 - 70)