I. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Cơ khí
1. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty Cơ khí Hà Nội - tên giao dịch quốc tế là: HAMECO. Địa chỉ: 24 Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội.
Mã số thuế: 0100100174 - 1 - Ngân hàng Công Thơng Đống Đa.
Là một công ty chế tạo máy công cụ lớn nhất Việt Nam thuộc Bộ Công Nghiệp, trong suốt 43 năm sản xuất kinh doanh (12/4/1958 - 12/4/2001) HAMECO đã trải qua biết bao thăng trầm từng bớc vợt qua khó khăn, trụ vững vơn lên cùng sự phát triển của nền kinh tế đất nớc. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cơ khí Hà Nội có thể chia ra 4 giai đoạn nh sau:
* Giai đoạn 1: Từ năm 1958 đến năm 1965
Tiền thân của Công ty Cơ khí Hà Nội là nhà máy chung quy mô, là đứa con đầu tiên của ngành cơ khí chế tạo t liệu sản xuất cho cả nớc, nhà máy đợc trang bị hàng loạt máy móc thiết bị chuyên sản xuất máy cắt gọt kim loại nh máy tiện, máy khoan, máy bào. Thời kỳ này, đội ngũ cán bộ chuyên gia Liên Xô rút về nớc, nhà máy đứng trớc một hệ thống máy móc đồ sộ, với quy trình sản xuất phức tạp. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ công nhân viên chỉ có 600 ngời và hầu hết là cán bộ chuyển ngành, tay nghề còn non kém. Do vậy việc sản xuất gặp nhiều khó khăn, thử thách. Nhng với tinh thần lao động hăng say, nhiệt tình toàn nhà máy đi vào thực hiện kế hoạch 3 năm đầu tiên và kế hoạch 5 năm lần thứ nhất. Nhà máy đã đạt đợc những thành tựu đáng kể, đợc Nhà nớc quan tâm và vinh dự đợc đón Bác Hồ về thăm. Đến năm 1960 nhà máy đổi tên thành Nhà máy Cơ khí Hà Nội.
* Giai đoạn 2: Từ năm 1966 đến năm 1976
Đây là giai đoạn chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ, Đảng và Nhà nớc ta chủ trơng chuyển hớng trong quản lý kinh tế. Sơ tán, phân tán các xí nghiệp của các bộ, ngành ra các tỉnh xa thành phố để tiếp tục sản xuất. Trong điều kiện khó khăn chung của đất nớc, nhà máy cũng sơ tán trên 30 địa điểm khác nhau và chuyển sang nhiệm vụ sản xuất theo thời chiến. Tuy nhà máy vừa sản xuất vừa chiến đấu nhng vẫn giữ vững nhiệm vụ truyền thống là sản xuất các loại máy công cụ. Bên cạnh đó nhà máy cũng mở rộng sản xuất những mặt hàng phục vụ cho chiến đấu nh: các loại pháo, xích xe tăng, máy bơm xăng...
* Giai đoạn 3: Từ năm 1977 đến năm 1986
Đây là thời kỳ thống nhất đất nớc. Là một nhà máy lớn với quy mô sản xuất khép kín, nhà máy đã tập trung lại và đi vào khôi phục sản xuất. Bằng việc thực hiện các kế hoạch 5 năm, hoạt động nhà máy trở nên sôi động. Đặc biệt năm 1979, sản lợng máy công cụ và phụ tùng máy công cụ các loại chiếm 90% giá trị sản lợng: sản xuất đạt 1100 máy công cụ và 50 tấn phụ tùng máy. Giai đoạn này số lợng cán bộ công nhân viên của nhà máy lên đến gần 3000 ngời, trong đó có hơn 300 kỹ s các loại. Đến năm 1980, nhà máy đổi tên thành: Nhà máy chế tạo cộng cụ số 1. Với những thành tích đã đạt đợc, nhà máy đợc tặng thởng nhiều huân chơng, huy chơng và đợc phong tặng danh hiệu “Đơn vị anh hùng”.
* Giai đoạn 4: Từ năm 1987 đến nay
Thời kỳ đổi mới kinh tế, Đảng ta quyết định: “xoá bỏ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang cơ chế kinh tế thị trờng có sự quản lý của Nhà nớc theo định hớng XHCN”. Do cha thích ứng đợc với cơ chế mới nên nhà máy đã gặp không ít khó khăn, tởng chừng không sao vợt nổi. Số lợng lao động của nhà máy giảm từ 3000 xuống 2000 ngời. Đã không ít ý kiến cho rằng: với một giàn thiết bị cũ kỹ và công nghệ lạc hậu, cùng với những sản phẩm manh mún, đơn chiếc và bao khó khăn chồng chất, nhà máy khó có khả năng trụ vững trong nền kinh tế thị trờng. Nhng ngợc lại, phát huy truyền thống tốt đẹp của một cơ sở sản xuất cơ khí, nhà máy đã 9 lần đợc Bác Hồ kính yêu về thăm. Đáp lại sự quan tâm trăn trở của các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nớc đối với ngành cơ khí Việt Nam, nhà máy đã dần từng bớc vợt qua mọi khó khăn, tồn tại và phát triển nh hiện nay, khẳng định lại vị trí hàng đầu của ngành chế tạo máy Việt Nam.
Từ năm 1993 đến nay, tổ chức quản lý sản xuất đi vào ổn định. Theo yêu cầu đổi mới của nền kinh tế đất nớc, nhà máy đã từng bớc chuyển đổi cơ cấu sản xuất, đa dạng hoá mặt hàng để tồn tại, nhằm phục vụ có trọng tâm cho cơ khí trong nớc và các ngành kinh tế khác nh: Thuỷ điện, Nhiệt điện, Đờng mía, Cao su, Khai thác mỏ... Năm 1995, một lần nữa, nhà máy đổi tên thành: Công ty Cơ khí Hà Nội - HAMECO theo quyết định thành lập doanh nghiệp số 270/QĐ - TCNSĐT (22/5/1993) và số 1152/QĐ - TTNSĐT (30/10/1995) của Bộ Công nghiệp nặng với ngành nghề kinh doanh chủ yếu là công nghiệp sản xuất cắt gọt kim loại, thiết bị công nghiệp, phụ tùng thay thế, sản phẩm đúc, rèn, thép cán,
xuất nhập khẩu và kinh doanh vật t thiết bị chế tạo và lắp đặt các máy, thiết bị đơn lẻ, dây chuyền, thiết bị đồng bộ và dịch vụ kỹ thuật trong lĩnh vực công nghiệp. Trong cơ chế thị trờng, Công ty tự tìm kiếm khách hàng và đi sâu sản xuất kinh doanh những mặt hàng phù hợp đáp ứng nhu cầu thị trờng. Trong 3 năm gần đây, Công ty luôn đạt huy chơng vàng về sản phẩm máy công cụ - một trong những sản phẩm truyền thống của Công ty.
Nh vậy, qua hơn 40 năm hoạt động và trởng thành, HAMECO ngày càng phát triển và dần dần thích nghi với nền kinh tế thị trờng. Là một công ty lớn đã và đang cung cấp cho đất nớc nhiều máy móc thiết bị và phụ tùng trong giai đoạn CNH - HĐH đất nớc, HAMECO ngày càng phải phấn đấu vơn lên hơn nữa để trở thành một công ty có công nghệ tiên tiến, có đội ngũ cán bộ vững mạnh, xứng đáng là con chim đầu đàn của ngành Cơ khí Việt Nam.