Nội dung và kết cấu của đề tà

Một phần của tài liệu 50 Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc kiểm toán trách nhiệm kinh tế trong nhiệm kì đối với cán bộ lãnh đạo trong bộ máy nhà nước và các đơn vị kinh tế nhà nước (Trang 126 - 130)

- Thực hiện kiểm toán theo kế hoạch, ch−ơng trình kiểm toán đã đ−ợc phê duyệt

5- Nội dung và kết cấu của đề tà

Ch−ơng 1

Những vấn đề lý luận cơ bản về trách nhiệm kinh tế và kiểm toán trách nhiệm kinh tế trong nhiệm kỳ

đối với cán bộ lãnh đạo

1.1- Trách nhiệm kinh tế của cán bộ lãnh đạo

1.1.1- Cán bộ lãnh đạo và phân loại cán bộ lãnh đạo

1.1.1.1- Cán bộ lãnh đạo

CBLĐ là ng−ời đứng đầu chỉ huy mọi hoạt động của từng đơn vị. Cán bộ lãnh đạo có thể là một cá nhân, một tập đoàn, một ban lãnh đạo có vai trò và trách nhiệm tr−ớc tập thể về công việc quản lý của mình. Ng−ời lãnh đạo đứng đầu, chỉ huy toàn diện hoạt động của đơn vị, trong đó việc chỉ huy, quản lý kinh tế đóng vai trò hết sức quan trọng vì kinh tế là vấn đề liên quan đến đời sống hàng ngày của mọi thành viên trong đơn vị và toàn xã hội.

1.1.1.2- Phân loại cán bộ lãnh đạo

CBLĐ, ban lãnh đạo trong tổ chức bộ máy Nhà n−ớc của ta đã đ−ợc qui định trong Hiến pháp và các văn bản pháp qui của Quốc hội, Chính phủ. Hiến pháp n−ớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam năm 1992 đã qui định những điều cơ bản về hệ thống tổ chức ở n−ớc ta từ Quốc hội, Nhà n−ớc và Chính phủ để điều hành toàn bộ hoạt động đất n−ớc d−ới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt nam.

a/ Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà n−ớc cao nhất của n−ớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam.

Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp. Quốc hội có Chủ tịch, Phó chủ tịch, Uỷ ban th−ờng vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội. Hiến pháp qui định Quốc hội có vai trò rất quan trọng trong hoạt động lãnh đạo, quản lý nền tài chính quốc gia về kế hoạch

phát triển kinh tế, chính sách tài chính, tiền tệ, dự toán, phân bổ, quyết toán ngân sách, thuế khoá, những vấn đề kinh tế đối ngoại liên quan đến vận mệnh đất n−ớc và trách nhiệm trong việc quản lý nền tài chính quốc gia với trách nhiệm cao nhất trong hoạt động giám sát.

b/ Hội đồng nhân dân các cấp là cơ quan quyền lực nhà n−ớc ở địa ph−ơng, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa ph−ơng bầu ra chịu trách nhiệm tr−ớc nhân dân địa ph−ơng và cơ quan Nhà n−ớc cấp trên.

Theo sự phân chia các đơn vị hành chính tỉnh, huyện, xã, thì mỗi cấp đều có Hội đồng nhân dân (HĐND) và UBND các cấp. HĐND các cấp có nhiệm vụ quyết định kế hoạch phát triển KTXH và trách nhiệm cao tr−ớc nhân dân về quản lý kinh tế tại địa ph−ơng mình quản lý.

c/ Chủ tịch n−ớc là ng−ời đứng đầu Nhà n−ớc thay mặt n−ớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam về đối nội và đối ngoại.

Hiến pháp qui định nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch n−ớc liên quan đến lĩnh vực kinh tế nh− việc công bố luật, pháp lệnh trong các lĩnh vực kinh tế; tiến hành đàm phán, ký kết điều −ớc quốc tế nhân danh nhà n−ớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam với ng−ời đứng đầu nhà n−ớc khác; quyết định phê chuẩn hoặc tham gia các điều −ớc quốc tế. Giúp việc chủ tịch n−ớc là Phó chủ tịch n−ớc.

d/ Thủ t−ớng Chính

Thủ t−ớng là ng−ời đứng đầu Chính phủ. Chính phủ gồm có Thủ t−ớng, các phó thủ t−ớng, các Bộ tr−ởng và các thành viên khác. Chính phủ có nhiệm vụ hết sức nặng nề trong việc quản lý kinh tế của Quốc gia.

e/ Bộ tr−ởng, Thủ tr−ởng cơ quan ngang Bộ có những nhiệm vụ quyền hạn sau đây :

- Trình Chính phủ kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm của ngành,

- Chuẩn bị các dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác theo sự phân công của Chính phủ.

- Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ.

- Quyết định các tiêu chuẩn, qui trình, qui phạm và các định mức kinh tế kỹ thuật của ngành thuộc thẩm quyền.

- Trình Chính phủ việc ký kết, tham gia, phê duỵêt các điều −ớc quốc tế thuộc ngành, lĩnh vực ; tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch hợp tác quốc tế, điều −ớc quốc tế theo qui định của Chính phủ.

- Tổ chức bộ máy quản lý ngành, lĩnh vực theo qui định của Chính phủ ; trình Chính phủ quyết định phân cấp nhiệm vụ quản lý nhà n−ớc cho Uỷ ban nhân dân địa ph−ơng về nội dung quản lý ngành, lĩnh vực công tác.

- Đề nghị Thủ t−ớng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức thứ tr−ởng và chức vụ t−ơng đ−ơng ; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Vụ tr−ởng, Phó vụ tr−ởng và các chức vụ t−ơng đ−ơng.

- Quản lý Nhà n−ớc các tổ chức sự nghiệp, DNNN và ngoài quốc doanh thuộc ngành, lĩnh vực, bảo đảm quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của các cơ sở theo qui định của pháp luật ; bảo đảm sử dụng có hiệu quả tài sản thuộc sở hữu toàn dân do ngành, lĩnh vực mình phụ trách.

- Quản lý và tổ chức thực hiện ngân sách đ−ợc phân bổ.

1.1.1.2.1. Phân loại cán bộ lãnh đạo theo vị trí quản lý

Vị trí quản lý là địa vị của cán bộ lãnh đạo trong từng cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Mỗi một cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đều có thủ tr−ởng và các phó thủ tr−ởng giúp việc. Thủ tr−ởng là ng−ời đứng đầu, lãnh đạo, điều hành, quản lý và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của đơn vị. Giúp việc cho thủ tr−ởng là các phó thủ tr−ởng chịu trách nhiệm từng mảng công việc theo sự phân công của thủ tr−ởng.

Một phần của tài liệu 50 Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc kiểm toán trách nhiệm kinh tế trong nhiệm kì đối với cán bộ lãnh đạo trong bộ máy nhà nước và các đơn vị kinh tế nhà nước (Trang 126 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)