Kiểm toán trách nhiệm kinh tế đối với cán bộ lãnh đạo Đảng và Nhà n−ớc, các tổ chức kinh tế nhà n−ớc là một biện pháp quan trọng để kiểm tra và đánh giá trách nhiệm cá nhân ng−ời đứng đầu cấp uỷ Đảng và chính quyền
bộ. Các nguyên nhân của sự cần thiết phải kiểm toán trách nhiệm kinh tế có thể kể đến là:
Thứ nhất, việc triển khai công tác kiểm toán trách nhiệm kinh tế là một khâu quan trọng trong việc tăng c−ờng giám sát cán bộ lãnh đạo.
Việc lựa chọn, sử dụng cán bộ kỹ càng có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm quán triệt chấp hành chủ tr−ơng, đ−ờng lối, nghị quyết của Đảng, có vai trò h−ớng dẫn quan trọng trong xây dựng đội ngũ cán bộ. Để tuyển chọn, sử dụng cán bộ kỹ càng thì phải có ph−ơng pháp kiểm tra khoa học và cơ chế giám sát hoàn thiện.
Tìm hiểu thành tích, năng lực, đạo đức của cán bộ một cách toàn diện trên nhiều mặt, vận dụng chế độ pháp chế thiết thực, hữu hiệu, ràng buộc và tiêu chuẩn hoá hành vi cán bộ lãnh đạo, kiểm toán trách nhiệm kinh tế lấy việc thu chi tài chính, kế toán của đơn vị đ−ợc kiểm toán làm cơ sở; thông qua thẩm tra, xem xét tình hình hoàn thành chỉ tiêu kinh tế; tình hình đ−a ra các quyết sách, quyết định lớn trong kinh doanh, trong quản lý; tình hình chấp hành quy định kinh tế - tài chính của Nhà n−ớc; tình hình tuân thủ kỷ luật liêm chính của cán bộ lãnh đạo trong nhiệm kỳ công tác, có thể đánh giá đ−ợc ở một mức độ nhất định cán bộ lãnh đạo có tố chất chính trị và trình độ quyết sách cần có ở một ng−ời làm công tác quản lý, công tác kinh tế hay không. Thông qua kiểm toán trách nhiệm kinh tế cũng có thể đánh giá chính xác cán bộ lãnh đạo có thực hiện đúng chức trách kinh tế của mình hay không, có chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, quy định hiện hành về kinh tế, tài chính của Nhà n−ớc hay không. Kết quả kiểm toán trách nhiệm kinh tế là căn cứ tham khảo quan trọng để cơ quan quản lý cán bộ tuyển chọn và sử dụng cán bộ một cách đúng đắn, chính xác. Vì vậy, việc kiểm tra chính xác trách nhiệm kinh tế của cán bộ lãnh đạo cũng trở thành một khâu quan trọng của công tác
giám sát cán bộ. Đồng thời, việc kiểm toán trách nhiệm kinh tế còn có tác
dụng giáo dục, cảnh cáo, răn đe đối với số đông cán bộ, từ đó có thể thực hiện đ−ợc mục đích không chỉ “chống” mà còn “phòng ngừa” trong quá trình tuyển chọn, quản lý, sử dụng cán bộ theo chính sách cán bộ của Đảng và Nhà n−ớc.
Thứ hai, việc triển khai công tác kiểm toán trách nhiệm kinh tế là một biện pháp quan trọng nhằm phòng, chống và xử lý tham nhũng ngay từ gốc, thúc đẩy tính cần kiệm, liêm chính của cán bộ lãnh đạo.
Trong quá trình đổi mới, xây dựng nền kinh tế thị tr−ờng định h−ớng Xã hội Chủ nghĩa ở n−ớc ta, nhiệm vụ phát triển kinh tế của cán bộ lãnh đạo ngày càng nặng nề, trách nhiệm ngày càng cao và càng đ−ợc xác định cụ thể. Vấn đề cán bộ lãnh đạo có quán triệt đúng đắn ph−ơng châm phát triển kinh tế
là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt hay không; có sử dụng đúng quyền hạn đ−ợc giao hay không; quản lý và sử dụng vốn, kinh phí, tài sản nhà n−ớc hợp lý, hiệu quả và đúng pháp luật hay không ... là vấn đề quan trọng liên quan đến việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội hàng năm, từng thời kỳ cũng nh− đ−ờng lối, chiến l−ợc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất n−ớc. Hiện tại, trật tự kỷ c−ơng trong quản lý tài chính nhà n−ớc và tài sản nhà n−ớc nhất là chi tiêu ngân sách, quản lý đầu t− xây dựng cơ bản, quản lý đất đai, tài sản công... còn nhiều bất cập, sai sót và có lúc, có nơi còn nghiêm trọng. Một trong các nguyên nhân chính của tình trạng trên có liên quan đến việc thực thi chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ lãnh đạo. Các biểu hiện chủ yếu là:
- Vi phạm quy chế dân chủ và trình tự xử lý công việc, cá nhân hoặc một nhóm nhỏ cán bộ tự quyết, đ−a ra các quyết định sai lầm làm thất thoát, lãng phí vốn, kinh phí và tài sản nhà n−ớc;
- Tắc trách trong công việc, buông lỏng quản lý tạo kẽ hở cho nhiều kẻ xấu lợi dụng, gây thiệt hại đến lợi ích của nhà n−ớc, của tập thể;
- Chạy theo thành tích, làm việc bất chấp quy luật khách quan, thậm chí làm ăn gian dối, hạch toán lãi giả, lỗ thật, dùng các thủ đoạn không chính
- Không quan tâm đến lợi ích nhà n−ớc và quần chúng nhân dân, cục bộ, bản vị, địa ph−ơng chủ nghĩa, chiếm dụng vốn, lập quỹ trái phép; thậm chí còn tham ô, nhận hối lộ, đi sâu vào con đ−ờng phạm pháp.
Từ tình hình nói trên, nếu thực hiện chế độ kiểm toán trách nhiệm kinh tế đối với cán bộ lãnh đạo có thể tăng c−ờng hơn nữa việc giám sát cán bộ lãnh đạo; kiểm tra, xử lý c−ơng quyết những cán bộ coi th−ờng các định chế tài chính - kinh tế, vi phạm pháp luật; góp phần nâng cao trình độ quản lý cán bộ, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật và khả năng tự điều chỉnh của cán bộ lãnh đạo, quan tâm đến cán bộ về mặt chính trị, rèn luyện đạo đức, tác phong cần kiệm, liêm chính, chí công vô t−; góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng và cuộc đấu tranh chống tham nhũng.
Thứ ba, việc triển khai công tác kiểm toán trách nhiệm kinh tế là biện pháp hữu hiệu để xây dựng nhà n−ớc pháp quyền XHCN, thực hiện sống và làm việc theo pháp luật, quản lý nhà n−ớc bằng pháp luật.
Việc cán bộ lãnh đạo có nghiêm túc tuân thủ các quy định pháp luật của Nhà n−ớc hay không, có chấp hành nghiêm chỉnh đ−ờng lối, chính sách của Đảng và Nhà n−ớc hay không, có làm việc quyết sách, xử lý vấn đề theo đúng luật pháp hay không... phản ảnh trực tiếp năng lực và trình độ quản lý theo pháp luật của cán bộ lãnh đạo. Điều này cũng quan hệ đến chiến l−ợc xây dựng nhà n−ớc pháp quyền XHCN, quản lý nhà n−ớc bằng pháp luật. Điều quan trọng của việc quản lý nhà n−ớc bằng pháp luật là nghiêm chỉnh chấp hành, quản lý đúng pháp luật, làm việc theo pháp luật - khâu quan trọng nhất của pháp chế XHCN. Thực hiện chế độ kiểm toán trách nhiệm kinh tế đối với cán bộ lãnh đạo có tác dụng thiết thực cho giám sát nghiêm ngặt và hữu hiệu việc thực thi quyền lực của cán bộ lãnh đạo, khắc phục đ−ợc tình trạng tắc trách, v−ợt quyền hay lạm dụng quyền lực đ−ợc giao; thúc đẩy cán bộ lãnh đạo tự giác nâng cao nhận thức về pháp chế và ý thức pháp luật, học hỏi và
vận dụng thành công các ph−ơng pháp pháp luật để lãnh đạo công tác kinh tế, quản lý xã hội, tiêu chuẩn hoá hành vi hành chính của bản thân, h−ớng dẫn cán bộ lãnh đạo quản lý và sử dụng quyền hạn đúng cách.
Thứ t−, kiểm toán trách nhiệm kinh tế đối với cán bộ lãnh đạo là một trong các ph−ơng pháp đánh giá cán bộ, giúp cho các cơ quan quản lý cán bộ đánh giá đ−ợc sát đúng năng lực, trình độ và t− cách của cán bộ Đảng viên phục vụ công tác bồi d−ỡng, đào tạo, đề bạt, khen th−ởng, kỷ luật, cách chức và luân chuyển cán bộ; đồng thời là biện pháp quan trọng để bảo vệ cán bộ.
Đánh giá cán bộ là một nội dung quan trọng, theo chốt của công tác cán bộ. Về lý luận cũng nh− trong thực tiễn có thể áp dụng nhiều ph−ơng pháp đánh giá cán bộ khác nhau (cho điểm theo các tiêu chuẩn; bỏ phiếu nhận xét cán bộ...). Tuy nhiên, do đặc thù của việc kiểm toán là mọi nhận xét, kết luận và kiến nghị kiểm toán đều phải dựa trên cơ sở các bằng chừng kiểm toán đầy đủ và tin cậy, công việc kiểm toán đ−ợc tiến hành bởi các Kiểm toán viên có kiến thức, kinh nghiệm đ−ợc đào tạo t−ơng xứng với yêu cầu nghề nghiệp, lại đ−ợc thực hiện theo một quy trình và ph−ơng pháp khoa học, đ−ợc quy định chặt chẽ nên kết quả đánh giá là rất đáng tin cậy và thuyết phục. Thông qua kết quả kiểm toán do cơ quan Kiểm toán Nhà n−ớc cung cấp, các cơ quan quản lý và kiểm tra cán bộ của Đảng và Nhà n−ớc sẽ có thêm những luận cứ quan trọng và xác đáng khi bổ nhiệm, đề bạt, cách chức hoặc luân chuyển cán bộ... Đồng thời, kết quả kiểm toán trách nhiệm kinh tế cũng sẽ góp phần làm rõ đúng sai, bảo vệ những cán bộ, đảng viên trung thực, liêm khiết, trong sáng tr−ớc các hành vi bè phái, cục bộ, mất đoàn kết, kiện cáo không mang tính chất xây dựng.
Nh− vậy, có thể thấy rằng, kiểm toán trách nhiệm kinh tế đối với cán bộ lãnh đạo là một biện pháp quan trọng, mang tính đột phá để ngăn ngừa, đấu tranh chống tham nhũng; bồi d−ỡng và xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo,
chắc chắn sẽ đ−ợc đông đảo các tầng lớp nhân dân và quần chúng đồng tình ủng hộ.