lãnh đạo ở Trung Quốc
2.2.1- Khuôn khổ pháp lí của kiểm toán trách nhiệm kinh tế đối với cán bộ lãnh đạo cán bộ lãnh đạo
Khi chuyển hoá nền kinh tế sang cơ chế thị tr−ờng và sau đó là kinh tế thị tr−ờng từ năm 1978 ở Trung Quốc, tình trạng tham nhũng trong bộ máy lãnh đạo quản lí nhà n−ớc phát triển rất nhanh và trở thành quốc nạn. Đảng cộng sản và chính phủ Trung Quốc đã đ−a ra nhiều giải pháp, quyết sách quan trọng để giải quyết vấn đề này nh−: cải cách cơ chế quản lí; ban hành nhiều đạo luật chống tham nhũng nhằm thanh lọc, làm trong sạch bộ máy lãnh đạo của Đảng và nhà n−ớc; xử lý nghiêm khắc các hành vi tham nhũng và đ−a hối lộ. Các giải pháp này có hiệu quả rất lớn đối với việc ngăn chặn tệ nạn tham nhũng và đ−a hối lộ trong quá trình cải cách nền kinh tế ở Trung Quốc khi chuyển sang kinh tế thị tr−ờng mang màu sắc Trung Quốc. Tuy nhiên nạn tham nhũng trong các cơ quan hành chính và doanh nghiệp nhà n−ớc tại Trung Quốc vẫn không đ−ợc ngăn chặn một cách triệt để. Tr−ớc thực tế đó Đảng và Chính phủ Trung Quốc đã sử dụng giải pháp kiểm toán trách nhiệm kinh tế trong nhiệm kỳ lãnh đạo đối với cán bộ lãnh đạo. Đây là một trong những biện pháp chống tham nhũng có hiệu quả đ−ợc Đảng và Chính phủ Trung Quốc hết sức coi trọng, đ−ợc quần chúng nhân dân đồng tình, ủng hộ.
Năm 1986, dựa trên tinh thần "Điều lệ công tác lãnh đạo nhà máy, xí nghiệp thuộc chế độ sở hữu toàn dân" do Quốc vụ viện ban hành, một số cơ quan KTNN địa ph−ơng của Trung Quốc đã tiến hành kiểm toán trách nhiệm kinh tế đối với cán bộ lãnh đạo của doanh nghiệp nhà n−ớc. Nh−ng do Trung −ơng ch−a có văn bản quy định cụ thể nên chỉ triển khai ở một số địa ph−ơng và b−ớc đầu chỉ thực hiện kiểm toán trách nhiệm kinh tế đối với cán bộ lãnh đạo DNNN, vừa làm vừa rút kinh nghiệm và hoàn thiện dần về ph−ơng pháp chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là tỉnh Quảng Đông nơi kinh tế phát triển mạnh nhất, sau đó một số địa ph−ơng triển khai kiểm toán trách nhiệm kinh tế đối với cán bộ lãnh đạo Đảng và Chính quyền (nh− ở thành phố Cao Châu thuộc tỉnh Quảng Đông).
Năm 1999, trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm thực tiễn về kiểm toán trách nhiệm kinh tế đối với cán bộ lãnh đạo trong các doanh nghiệp nhà n−ớc, cán bộ lãnh đạo Đảng và Chính quyền ở các địa ph−ơng, Trung −ơng Đảng và Chính Phủ Trung Quốc đã quyết định ban hành hai văn bản làm cơ sở pháp lý cho việc kiểm toán trách nhiệm kinh tế trong nhiệm kỳ đối với cán bộ lãnh đạo của Trung Quốc là: "Quy định tạm thời về việc kiểm toán trách nhiệm
kinh tế trong nhiệm kỳ công tác đối với cán bộ lãnh đạo đảng và chính quyền từ cấp huyện trở xuống"và " Quy định tạm thời về việc kiểm toán trách nhiệm kinh tế trong nhiệm kỳ công tác đối với cán bộ lãnh đạo các doanh nghiệp nhà n−ớc và các doang nghiệp cổ phần chịu sự chi phối của Nhà n−ớc". Đồng thời, Tổng KTNN Trung Quốc có văn bản h−ớng dẫn chi
tiết về việc thực hiện hai văn bản trên của Trung −ơng. Tại điều 2 "Quy định tạm thời về việc Kiểm toán trách nhiệm kinh tế trong nhiệm kỳ công tác Đối với cán bộ lãnh đạo đảng và chính quyền từ cấp huyện trở xuống" ghi rõ: "Bản quy định này đề cập đến đội ngũ cán bộ lãnh đạo đảng và chính quyền từ cấp huyện trở xuống bao gồm: các cán bộ lãnh đạo Đảng và chính quyền đ−ơng chức cấp huyện, huyện tự trị, thành phố không lập khu, lãnh đạo các cơ quan đảng và chính quyền trực thuộc các khu thuộc thành phố, các cơ quan thẩm
và cán bộ lãnh đạo đ−ơng chức của Đảng uỷ và chính quyền nhân dân cấp xã, xã dân tộc, thị trấn. Bản quy định này đề cập đến trách nhiệm kinh tế trong nhiệm kỳ công tác của cán bộ lãnh đạo là chỉ trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo về tính chân thực, tính hợp pháp và tính hiệu quả trong việc thu chi tài chính, thu chi tài vụ và các hoạt động kinh tế có liên quan của ban ngành , đơn vị sở tại khi ng−ời cán bộ lãnh đạo đó còn đ−ơng chức. Trong đó bao gồm cả trách nhiệm chủ quản lẫn trách nhiệm trực tiếp. Tại điều 4 ghi rõ thời kỳ kiểm toán: "Tr−ớc khi cán bộ lãnh đạo hết nhiệm kỳ hoặc có sự chuyển đổi , điều động công tác, bãi miễn chức vụ, từ chức, nghỉ h−u giữa nhiệm kỳ thì phải chịu sự kiểm toán trách nhiệm kinh tế trong nhiệm kỳ" .
Nh− vậy, kể từ năm 1983, sau khi Trung Quốc thành lập và xây dựng chế độ kiểm toán nhà n−ớc, cùng với việc cải cách thể chế kinh tế không ngừng đi vào chiều sâu, kiểm toán trách nhiệm kinh tế đã ra đời và phát triển, sự không ngừng hoàn thiện của công tác kiểm toán trách nhiệm kinh tế đã thể hiện nhu cầu bên trong của quá trình chuyển đổi thể chế kinh tế và thể chế chính trị trong thời kỳ chuyển đổi thể chế.
Tr−ớc hết, kiểm toán trách nhiệm kinh tế là sản phẩm tất yếu đ−ợc trách
nhiệm kinh tế giao cho. Việc kiểm toán trách nhiệm kinh tế nhà n−ớc Trung Quốc đ−ợc bắt đầu từ các doanh nghiệp, việc cải cách doanh nghiệp nhà n−ớc bắt đầu từ "giảm hành chính, nới rộng quyền hạn", từng b−ớc mở rộng quyền tự chủ kinh doanh của các doanh nghiệp, thực hiện quyền sở hữu với quyền quản lý kinh doanh, xây dựng chế độ quản lý doanh nghiệp tiên tiến . Nhằm duy trì sự bảo toàn và tăng giá trị tài sản nhà n−ớc, tăng c−ờng giám sát trách nhiệm kinh tế của ng−ời quản lý kinh doanh, trong thực tiễn đã sinh ra kiểm toán trách nhiệm kinh tế hết nhiệm kỳ, là một dạng cơ chế ràng buộc, làm cho ng−ời quản lý kinh doanh thực hiện đúng đắn các mối quan hệ lợi ích giữa nhà n−ớc, doanh nghiệp và ng−ời lao động. Quyết định của Trung −ơng Đảng cộng sản Trung Quốc về một số vấn đề trọng đại tại Hội nghị Trung −ơng IV khoá 15 đã tạo ra một luận cứ xác đáng cho công tác kiểm toán trách nhiệm kinh tế:" xây dựng chế độ sát hạch thành tích kinh doanh của doanh nghiệp và chế
độ truy cứu sai sót trong quyết sách quan trọng, thực hiện kiểm toán trách nhiệm kinh tế giữa nhiệm kỳ đối với lãnh đạo doanh nghiệp, đây là nguyên nhân gây nên những tổn thất to lớn cho doanh nghiệp. Các cá nhân vi phạm đều phải bị truy cứu trách nhiệm theo pháp luật và không đ−ợc tiếp tục đảm nhận chức vụ lãnh đạo đó nữa hoặc chuyển sang lãnh đạo ở địa ph−ơng khác.".
Thứ hai, kiểm toán trách nhiệm kinh tế là một khâu quan trọng trong
việc tăng c−ờng giám sát tổ chức, giám sát kỷ luật và giám sát kiểm toán, nó cũng là một khâu quan trọng để làm tốt công tác tuyển dụng và bổ nhiệm cán bộ, cung cấp căn cứ tham khảo quan trọng cho cơ quan quản lý cán bộ trong việc xem xét đánh giá cán bộ và bổ nhiệm chính xác đội ngũ cán bộ lãnh đạo có đủ năng lực trình độ và phẩm chất đảm nhận các c−ơng vị lãnh đạo phù hợp. Thông qua việc kiểm toán trách nhiệm kinh tế, đánh giá chính xác tình hình cán bộ lãnh đạo thực thi trách nhiệm kinh tế, phản ánh một cách khách quan thành tích trong công tác lãnh đạo quản lý và điều hành, tình trạng liêm khiết của cán bộ lãnh đạo, ở một mức độ nào đó có thể tránh đ−ợc việc sử dụng không đúng ng−ời, ch−a đúng việc. Thứ ba là kiểm toán trách nhiệm kinh tế là một biện pháp quan trọng trong việc phòng chống và xử lí tham nhũng ngay từ đầu, tăng c−ờng ý thức trách niệm và sự cần kiệm liêm chính của cán bộ lãnh đạo. Quyền lực cần phải đ−ợc cân bằng, muốn ngăn chặn việc lạm quyền thì phải dùng quyền lực để kiểm soát quyền lực. Quyền hành mà không bị giám sát, không bị ràng buộc là cơ sở sinh ra tiêu cực, tham nhũng. Trong báo cáo chính trị đọc tại đại hội 16 Đảng cộng sản Trung Quốc, ông Giang Trạch Dân đã chỉ rõ " phải tăng c−ờng kiểm soát và giám sát quyền lực". Thực hiện chế độ kiểm toán trách nhiệm kinh tế đối với cán bộ lãnh đạo, có lợi cho việc đặt quyền lực của cán bộ lãnh đạo d−ới sự giám sát có hiệu quả, tránh việc cán bộ lãnh đạo tắc trách, v−ợt quyền và lạm quyền, giúp đội ngũ cán bộ lãnh đạo nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật.
cách nền kinh tế, dựa trên sự thống nhất về quan điểm của Đảng, chính phủ và sự ủng hộ của d− luận xã hội và quần chúng nhân dân. Nhờ vậy khi quy định tạm thời về kiểm toán trách nhiệm kinh tế giữa nhiệm kỳ đối với cán bộ lãnh đạo Đảng và chính quyền cấp huyện trở xuống, đối với cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp nhà n−ớc và doanh nghiệp cổ phần nhà n−ớc đ−ợc triển khai thì ngay lập tức nhận đ−ợc sự đồng thuận của d− luận xã hội và quần chúng nhân dân lao động. Do đó quy định này đã nhanh chóng phát huy hiệu quả, có tác động to lớn đến việc ngăn chặn tệ nạn tham nhũng trong bộ máy quản lý của Nhà n−ớc và trong hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp Nhà n−ớc Trung Quốc hiện nay.