- Đào tạo nâng cao kỹ năng.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
3.3. Các giải pháp kiến nghị đối với Chính phủ và NHNN 1 Về môi trường pháp lý
3.3.1. Về môi trường pháp lý
Thứ nhất, hoạt động NHTM ở nước ta đang diễn ra trong một môi trường cạnh
tranh ngày càng gay gắt, trong bối cảnh mà luật pháp đang hình thành và thay đổi.
Do vậy, cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động ngân hàng phải được chú trọng nhằm thích ứng với môi trường hiện tại, giải quyết một cách hài hòa lợi ích của nền kinh
tế, xã hội và hướng tới việc thực hiện mục tiêu của từng hệ thống ngân hàng riêng biệt.
Thứ hai, Luật Các TCTD ban hành trong tình hình mới phải đảm bảo đồng bộ,
tránh chồng chéo trong hệ thống pháp luật Việt Nam, cần quy định rõ ràng và nâng cao tính thực tiễn để định hướng cho hoạt động ngân hàng tốt hơn. Chẳng hạn như các quy định về đảo nợ (Hiểu thế nào là đảo nợ và được phép thực hiện đảo nợ trong trường hợp nào?); quy định về lãi suất thỏa thuận vì bản chất hoạt động kinh
doanh các TCTD khác với hoạt động cho vay trong quan hệ dân sự thông thường trong khi quy định về lãi suất của Bộ luật Dân sự năm 2005 (Điều 474 và 476) có phạm vi điều chỉnh cả hoạt động kinh doanh của TCTD nên thực tế đã gây khó
suất trong khi chi phí huy động tăng cao làm cho vốn tín dụng đóng băng vì thực tế
ngân hàng cho vay sẽ bị lỗ. Thực tế trên đã kéo dài nhiều tháng liên tục trong năm
2008 làm ảnh hưởng tiêu cực tình hình kinh tế - xã hội nước ta.
Thứ ba, nâng cao tính hiệu lực hệ thống luật pháp nhằm hỗ trợ hơn nữa cho hoạt động tín dụng ngân hàng trong quá trình cho vay, xử lý nợ xấu, nợ tồn đọng, giúp
tiết kiệm thời gian và giảm chi phí vận hành cũng chính là giải pháp pháp nâng cao
hiệu quả cho công tác quản trị của ngân hàng.