Hoàn thiện cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng phù hợp thông lệ quốc tế

Một phần của tài liệu Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam doc (Trang 65 - 66)

- Đào tạo nâng cao kỹ năng.

3.2.4.Hoàn thiện cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng phù hợp thông lệ quốc tế

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT

3.2.4.Hoàn thiện cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng phù hợp thông lệ quốc tế

về quản trị RRTD

Hoàn thiện tổ chức bộ máy tín dụng hoạt động theo thông lệ quốc tế về quản trị rủi ro tín dụng yêu cầu phải tách bạch các chức năng tiếp thị, quan hệ khách hàng,

thẩm định rủi ro độc lập, quyết định tín dụng, quản lý nợ đảm bảo tính độc lập, khách quan. Thực hiện sự giám sát và kiểm soát chặt chẽ, thường xuyên của các bộ phận, các cấp liên quan tới cấp tín dụng và bộ phận kiểm tra và giám sát tín dụng độc lập. EIB cần thiết hoàn thiện tổ chức bộ máy tín dụng theo hướng tránh xáo trộn quá nhiều và phải phù hợp tình hình thực tiễn của ngân hàng. Việc thay đổi mô hình hoạtđộng phải được thực hiện cẩn trọng và có lộ trình phù hợp. Trước mắt, tác giả xin đề xuất một số nội dung cần hoàn thiện trong cơ cấu tổ chức hoạtđộng tín dụng tại EIB giúp nâng cao hiệu quả QTTD như sau:

- Hình thành trung tâm xử lý tín dụng tại Hội sở chịu trách nhiệm thẩm định, tái thẩm định tín dụng cho các hồ sơ tín dụng vượt thẩm quyền quyết định của Chi nhánh hoặc các trường hợp khác do Tổng giám đốc quy định.

- Phòng QLTD Hội sở tổ chức bộ phận thu thập và phân tích thông tin và có cảnh báo kịp thời tình hình biến động của thị trường giúp các chi nhánh ứng phó kịp thời và chọn lọc khách hàng cho vay đảm bảo tính an toàn, hiệu quả của danh mục cho vay toàn hệ thống. Việc chạy theo chỉ tiêu, thị trường mà thiếu các giải pháp phòng ngừa rủi ro đã gây khó khăn cho nhiều ngân hàng chứ không riêng tại EIB trong lĩnh vực cho vay bất động sản năm 2007 và thực trạng nợ xấu tăng nhanh trong năm 2008 khi mà thị trường rơi vào trạng thái đóng băng.

- Cơ cấu tổ chức bộ phận tín dụng tại Chi nhánh phải rạch ròi giữa các bộ phận thẩm định tín dụng và bộ phận quản lý nợ. Giám đốc chi nhánh phải kiên quyết thực hiện ngay việc tách bạch các bộ phận: bộ phận giao dịch khách hàng, bộ phận thẩm định tín dụng, bộ phận hỗ trợ, hạch toán kế toán tín dụng.

Một phần của tài liệu Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam doc (Trang 65 - 66)