Khái quát về Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam doc (Trang 25 - 27)

- Đào tạo nâng cao kỹ năng.

2.1.Khái quát về Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG

2.1.Khái quát về Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (EIB) là một trong những Ngân hàng TMCP đầu tiên của Việt Nam, được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo Quyết định số 140/CT của Chủ tịch Hội Đồng BộTrưởng và chính thức đi vào hoạt

động ngày 17/01/1990 với thời hạn hoạt động là 50 năm, vốn điều lệban đầu là 50 tỷđồng. Sau 20 năm hoạt động với năm lần bổsung tăng vốn, hiện nay vốn điều lệ

của EIB đạt 8,800 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu đạt 13,500 tỷ đồng, là một trong những ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn nhất trong khối các ngân hàng TMCP tại Việt Nam.

Trong quá trình hoạt động của mình, EIB đã đạt được những kết quả rất tốt từ

khi thành lập cho đến năm 1996 với tỷ suất lợi nhuận trên vốn hàng năm lên đến 40% - 50%. Tuy nhiên, từ sau cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 cho đến cuối năm 2000, hoạt động của EIB đã rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng, gần

như đứng bên bờ vực phá sản. Tình trạng khó khăn được thể hiện ở các mặt sau: - Tỷ lệ nợ khó đòi lên đến 80% tổng dư nợdo đầu tư tín dụng tập trung vào một

số doanh nghiệp trong ngành phân bón, bất động sản;

- Do tranh chấp nghĩa vụ thanh toán với nước ngoài nên bịngân hàng nước ngoài kiện ra tòa và phong tỏa tài khoản, các hoạt động thanh toán quốc tế bị ách tắc; - Các khách hàng lớn rút tiền gửi về do giảm niềm tin về thanh khoản của ngân

hàng;

- Tình hình kinh doanh bị thua lỗ.

Trước tình hình đó, theo đề nghị của Thành ủy Tp.HCM, UBND Tp.HCM, NHNN Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 575/QĐ-TTG ngày 26/06/2000 khẩn trương thực hiện phương án chấn chỉnh củng cố EIB trong 3 năm

nhưng thực tế kéo dài 5 năm. Một số giải pháp cấp bách được thực hiện như tăng

vốn cổ phần từ Vietcombank, tăng cường nhân sự quản trị, điều hành và được vay

hỗ trợ đặc biệt từ NHNN với lãi suất thấp.

Nhờ đó, EIB đã đạt được những thành công nhất định trong việc tái cơ cấu lại ngân hàng, vượt qua thời kỳ khó khăn, đảm bảo khả năng thanh khoản, kinh doanh

có lãi và lấy lại uy tín trên thương trường. Đến tháng 06/2005, EIB được kết thúc giai đoạn chấn chỉnh củng cố sau hơn 5 năm đặt EIB trong tình trạng giám sát đặc

biệt.

Đến cuối năm 2005, tổng nguồn vốn EIB đạt 11,373 tỷ đồng, mức tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm qua là 27%/ năm.

Mở rộng và tăng trưởng tín dụng với chất lượng, an toàn và đúng hướng. Tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân là 24%/năm, nợ quá hạn, khó đòi đã được xử lý. Các

mặt hoạt động của một ngân hàng kinh doanh đối ngoại đã được phục hồi và phát triển, đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ ngân hàng nhằm phục vụ nhu cầu của khách

hàng một cách có hiệu quả.

Giai đoạn 2006 đến nay là thời kỳ tăng tốc mạnh mẽ, thể hiện uy tín và vị thế

của ngân hàng trên thị trường. EIB đã trở thành ngân hàng mạnh cả về quy mô hoạt động, vốn tự có, tốc độ tăng trưởng và có tên trong danh sách 5 Ngân hàng TMCP

hàng đầu tại Việt Nam.

Hiện nay, mạng lưới hoạt động của EIB đạt 149 điểm giao dịch trải rộng khắp

trên địa bàn cả nước và sẽ tiếp tục gia tăng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển cũng như gia tăng tiện ích phục vụ khách hàng.

Trong quan hệ quốc tế, EIB là một trong những ngân hàng có mạng lưới quan hệ đối ngoại rộng nhất tại Việt Nam với 720 ngân hàng đại lý tại 65 quốc gia trên thế

Sơđồ 2.1: Mô hình tổ chức EIB

Một phần của tài liệu Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam doc (Trang 25 - 27)