Điều chỉnh cơ cấu chuyên môn KTV trong kiểm toán đơnvị SNCT và phát triển ứng dụng CNTT trong kiểm toán

Một phần của tài liệu 18 Xây dựng quy trình và phương thức tổ chức thực hiện kiểm toán hoạt động với các đơn vị sự nghiệp có thu (Trang 122 - 123)

- Tiêu chuẩn đánh giá tính hiệu lực, xác định đối với mục tiêu chung của đơn vị và mục tiêu bộ phận, mục tiêu cụ thể

∑Tiết kiệm trong sử dụng

3.4.4. Điều chỉnh cơ cấu chuyên môn KTV trong kiểm toán đơnvị SNCT và phát triển ứng dụng CNTT trong kiểm toán

SNCT và phát triển ứng dụng CNTT trong kiểm toán

Cơ cấu chuyên môn KTV hiện tại về cơ bản là đơn nhất (chủ yếu các KTV có chuyên môn nghiệp vụ tài chính - kế toán). Cơ cấu này không còn thích hợp đối với việc thực hiện KTHĐ; do vậy công tác tô chức nhân sự cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Tiến hành quy hoạch cơ cấu chuyên môn đội ngũ KTV phù hợp với yêu cầu của hoạt động kiểm toán trong thời kỳ mới; trong đó lấy việc phân chia các khách thể của kiểm toán làm (trong đó có các loại hình đơn vị SNCT) cơ sở xác định cơ cấu chuyên môn của KTV;

- Trên cơ sở quy hoạch cần bổ sung, tuyển mới những KTV có cơ cấu chuyên chuyên môn thích hợp (mà KTNN đang thiếu); đồng thời tiến hành đào tạo bổ sung chuyên môn phù hợp với sự phân công cho đội ngũ KTV hiện có. Mặt khác, cần hết sức chú trọng đào tạo đội ngũ tr−ởng đoàn, tổ tr−ởng kiểm toán, đặc biệt là về năng lực tổng hợp, phân tích trong KTHĐ.

Cùng với việc điều chỉnh cơ cấu chuyên môn KTV thì công tác hiện đại hoá, dựa trên ứng dụng CNTT trong KTHĐ trở thành vấn đề cấp bách; bởi vì, khác với kiểm toán BCTC (chủ yếu kiểm toán thông tin và kiểm toán tính tuân thủ), KTHĐ đòi hỏi sử dụng rất nhiều ph−ơng pháp phân tích (ph−ơng pháp toán, thống kê, phân tích kinh tế, phân tích tài chính...); trong mỗi ph−ơng pháp lại sử dụng rất nhiều mô hình phân tích phù hợp với yêu cầu của từng nội dung kiểm toán. Trong điều kiện đó nếu không có sự hỗ trợ của CNTT thì hiệu quả sẽ rất thấp, thậm chí trong nhiều tr−ờng hợp không thể thực hiện đ−ợc mục tiêu kiểm toán. Do vậy, một mặt phải trang bị cho các KTV ph−ơng tiện máy tính với các phần mềm hiện có để hỗ trợ KTHĐ; mặt khác phải tích cực xúc tiến xây dựng các ch−ơng trình phần mềm hỗ trợ KTHĐ cho KTV. Có thể coi đây là một giải pháp then chốt để triển khai một cách hiệu quả KTHĐ.

Một phần của tài liệu 18 Xây dựng quy trình và phương thức tổ chức thực hiện kiểm toán hoạt động với các đơn vị sự nghiệp có thu (Trang 122 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)