Các nguồn lực kinh tế th−ờng xuyên trong hoạt động của nhà tr−ờng và tiêu chuẩn đánh giá tính kinh tế

Một phần của tài liệu 18 Xây dựng quy trình và phương thức tổ chức thực hiện kiểm toán hoạt động với các đơn vị sự nghiệp có thu (Trang 91 - 93)

- Tiêu chuẩn đánh giá tính hiệu lực, xác định đối với mục tiêu chung của đơn vị và mục tiêu bộ phận, mục tiêu cụ thể

b) Các nguồn lực kinh tế th−ờng xuyên trong hoạt động của nhà tr−ờng và tiêu chuẩn đánh giá tính kinh tế

trờng và tiêu chuẩn đánh giá tính kinh tế

Để tổ chức hoạt động các nguồn lực kinh tế cho hoạt động của tr−ờng đại học gồm nhiều yếu tố; trong đố các yếu tố chủ yếu th−ờng xuyên gồm:

- Nguồn nhân lực bao gồm giáo viên; cán bộ quản lý đào tạo, khoa học; cán bộ quản lý hành chính, quản trị; và các nhân viên phục vụ khác. Đây là nguồn lực quan trọng nhất, quyết định việc thực hiện các mục tiêu hoạt động của tr−ờng;

- Nguồn lực tài chính, gồm NSNN cấp, thu sự nghiệp và thu khác; đây là nguồn lực tổng hợp, việc sử dụng nguồn lực này sẽ tác động đến mọi hoạt động của nhà tr−ờng và tác động đến việc sử dụng các nguồn lực khác trong tr−ờng.

- Tài sản, vật t− phục vụ nghiên cứu khoa học, đào tạo, quản ly. Đây là nguồn lực có giá trị lớn, tạo cơ sở, điều kiện cho mọi hoạt động của tr−ờng.

Khi nghiên cứu các nguồn lực kinh tế chủ yếu trên của nhà tr−ờng cần phải xét đến cơ cấu hợp lý của mỗi nguồn lực và đặc điểm, điều kiện cụ thể của tr−ờng đại học công lập của Việt Nam để có những đánh giá hợp lý.

Đánh giá tính kinh tế trong việc cung cấp (mua) các nguồn lực cho hoạt động th−ờng xuyên của tr−ờng đại học phải đ−ợc xem xét trên hai điều kiện: 1) Nhà tr−ờng hoàn thành các mục tiêu trong hoạt động; 2) Đảm bảo các nguồn lực để thực hiện các mục tiêu theo những quy định của Nhà n−ớc đối với lĩnh vực giáo dục đại học.

- Tính kinh tế trong cung cấp nguồn nhân lực

Mức chuẩn đánh giá tính kinh tế nguồn nhân lực (gồm giáo viên và các bộ phận viên chức khác), dựa trên cơ sở so sánh giữa số thực tế với số kế hoạch hoặc tình hình thực hiện năm tr−ớc.

Tuy nhiên cần l−u ý:

+ Việc tiết kiệm số l−ợng giáo viên cơ hữu bị giới hạn bởi quy định của Nhà n−ớc về định mức tối thiểu số l−ợng sinh viên/1 giáo viên và sự khống chế số giờ v−ợt giảng của giáo viên để đảm bảo chất l−ợng giảng dạy.

+ Việc sử dụng giáo viên kiêm nhiệm th−ờng dẫn đến tiết kiệm chi phí, song phải đảm bảo cho lực l−ợng giáo viên cơ hữu thực hiện đủ định mức giờ giảng.

- Tính kinh tế trong cung cấp nguồn lực tài chính

Nguồn lực tài chính cho hoạt động th−ờng xuyên của tr−ờng đại học công lập gồm hai nguồn chính: Kinh phí NSNN cấp (ổn định) và thu sự nghiệp. Đối với hoạt động của tr−ờng đại học, các yếu tố ảnh h−ởng đến tính tiết kiệm trong cung cấp nguồn lực tài chính là cơ cấu nguồn lực tài chính... trong số thu sự nghiệp của đơn vị.

Số thu sự nghiệp của đơn vị

Tổng số thu theo kế hoạch của đơn vị Tỷ trọng thu sự nghiệp

của đơn vị =

Tỷ trọng này càng cao, càng tiết kiệm nguồn lực tài chính của Nhà n−ớc và ng−ợc lại. Đánh giá tính tiết kiệm nguồn lực tài chính dựa trên việc so sánh tỷ trọng trên giữa thực tế và kế hoạch hoặc tình hình thực hiện năm tr−ớc của nhà tr−ờng.

- Tính kinh tế trong việc cung cấp tài sản vật t− cho hoạt động của nhà tr−ờng

Mức chuẩn đánh giá tính kinh tế của việc cung cấp các nguồn lực đ−ợc thực hiện thông qua việc phân tích thành các nhóm tài sản - vật t− chủ yếu và so sánh giữa thực tế với kế hoạch hoặc tình hình thực hiện năm tr−ớc của tr−ờng.

Một phần của tài liệu 18 Xây dựng quy trình và phương thức tổ chức thực hiện kiểm toán hoạt động với các đơn vị sự nghiệp có thu (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)