Các ph−ơng thức chủ yếu trong tổ chức thực hiện KTHĐ

Một phần của tài liệu 18 Xây dựng quy trình và phương thức tổ chức thực hiện kiểm toán hoạt động với các đơn vị sự nghiệp có thu (Trang 114 - 115)

- Tiêu chuẩn đánh giá tính hiệu lực, xác định đối với mục tiêu chung của đơn vị và mục tiêu bộ phận, mục tiêu cụ thể

∑Tiết kiệm trong sử dụng

3.3.2. Các ph−ơng thức chủ yếu trong tổ chức thực hiện KTHĐ

Xuất phát từ mô hình cuộc kiểm toán truyền thống của KTNN, đặc điểm trình độ chuyên môn hoá của KTVNN và yêu cầu KTHĐ đối với đơn vị SNCT trong thời kỳ tới, có thể xác định các ph−ơng thức tổ chức thực hiện KTHĐ áp dụng đối với đơn vị SNCT nh− sau.

3.3.2.1. Tổ chức cuộc kiểm toán độc lập đối với đơn vị SNCT cơ sở

Ph−ơng thức tổ chức cuộc kiểm toán này có thể có những hình thức cụ thể khác nhau, phụ thuộc vào mục tiêu của cuộc kiểm toán: kiểm toán toàn diện, kiểm toán một hay một số chức năng của đơn vị, kiểm toán một ch−ơng trình dự án của đơn vị (kiểm toán các nhiệm vụ chuyên biệt)... Có thể chỉ ra những đặc điểm cơ bản của ph−ơng thức tổ chức thực hiện cuộc kiểm toán độc lập đối với đơn vị SNCT cơ sở nh− sau:

- Cơ sở xác định phạm vi cuộc kiểm toán là một đơn vị SNCT cơ sở tức nơi trực tiếp thực hiện các hoạt động tạo ra những sản phẩm, dịch vụ; do vậy vừa có điều kiện thu thập đầy đủ các thông tin về hoạt động của đơn vị, vừa có điều kiện xác định tiêu chuẩn KTHĐ một cách hợp lý, phù hợp với thực tiễn;

- Mục tiêu của cuộc kiểm toán th−ờng đ−ợc xác định cụ thể, phù hợp với đặc điểm tổ chức, hoạt động của đơn vị đ−ợc kiểm toán, cũng tạo thuận lợi cho bố trí và quản lý KTV hợp lý;

- Cơ cấu chuyên môn của KTV trong đoàn kiểm toán mặc dù cần có các kiểm toán viên có chuyên môn khác nhau, song th−ờng không quá phức tạp (phù hợp với những chức năng chính trong hoạt động của đơnvị), tạo thuận lợi cho việc phối hợp trong hoạt động kiểm toán;

- Tổ chức thực hiện quy trình kiểm toán đảm bảo sự hoàn chỉnh (4 giai đoạn) làm cơ sở cho việc thực hiện đầy đủ mục tiêu cuộc kiểm toán và đảm bảo chất l−ợng của cuộc kiểm toán;

- Quy mô của cuộc kiểm toán th−ờng nhỏ, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý và phối hợp hoạt động của đoàn kiểm toán cũng nh− việc soát xét chất l−ợng, kết quả kiểm toán.

Nh− vậy, xét trên góc độ vi mô, lợi ích của đơn vị đ−ợc kiểm toán và đoàn kiểm toán thì ph−ơng thức tổ chức thực hiện cuộc kiểm toán độc lập đối với đơn vị SNCT cơ sở có −u điểm tuyệt đối; song trong thực tế so với nhiệm vụ của KTNN thì ph−ơng thức thực hiện cuộc kiểm toán nh− trên dễ dẫn đến tính "manh mún" trong hoạt động kiểm toán, hạn chế vai trò kiểm toán phục vụ cho quản lý vĩ mô của Nhà n−ớc. Do vậy, cần tổ chức thực hiện cuộc kiểm toán trên một cách thích hợp trong một cuộc kiểm toán có phạm vi rộng mà KTNN th−ờng tiến hành theo truyền thống hoặc chủ yếu áp dụng đối với những đơn vị SNCT có quy mô t−ơng đối lớn, có những vấn đề phức tạp hoặc cần nghiên cứu.

Một phần của tài liệu 18 Xây dựng quy trình và phương thức tổ chức thực hiện kiểm toán hoạt động với các đơn vị sự nghiệp có thu (Trang 114 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)