Xác định thông số

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng mô hình toán mô phỏng lũ tràn đồng trên hệ thống sông Hương tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 80 - 82)

Qua kết quả tính toán lưu lượng tại hai trạm Thượng Nhật và Cổ Bi, nhận thấy kết quả tính toán ở trạm Thượng Nhật tốt hơn nhiều so với trạm Cổ Bi. Đối với lưu vực Cổ Bi, đường quá trình mô phỏng luôn thấp hơn đường quá trình tính toán và do đó lưu lượng tính toán thường nhỏ hơn lưu lượng thực đo. Nguyên nhân của sai số này vẫn là do chủ quan, nhưng bên cạnh đó thì số liệu ở đây quá ít và

đặc biệt là đặc trưng khí tượng thay đổi rất mạnh trên một vùng nhỏ nên không phản ánh đúng hình thái thời tiết ở đây. Đó là trở ngại lớn nhất của bài toán, gây khó khăn nhiều cho quá trình mô phỏng.

Để hoàn chỉnh mô hình mưa - dòng chảy, mô hình NAM được kết nối trực tiếp với mô hình thủy động lực một chiều, nhằm kiểm chứng mô hình theo số liệu mực nước thực đo tại các trạm cửa ra của lưu vực. Vì công cụ mô hình sử dụng là MIKE FLOOD nên trong bước thiết lập mô hình một chiều MIKE 11 đã không đưa ô chứa vào mô hình nên khả năng hiệu chỉnh tiếp theo ở bước này là không khả thi vì không phù hợp với thực tế. Do đó để có được bộ thông số của mô hình hoàn chỉnh thì phải thực hiện hiệu chỉnh cùng MIKE FLOOD. Như vậy, trong bước này thực hiện hiệu chỉnh mô hình cho lưu vực Tả Trạch, Bình Biền, Huế, Cầu Hai và Ô Lâu. Trên cơ sở các thông số mô hình của hai lưu vực đã hiệu chỉnh, tiếp tục hiệu chỉnh mô hình mưa theo mực nước thực đo trong các thời đoạn lũ của trạm Phong Bình trên sông Ô Lâu, trạm Bình Điền trên sông Hữu Trạch và trạm Phú ốc trên sông Bồ. Để hoàn thành một lần mô phỏng cho khoảng 10 ngày lũ với mô hình MIKE FLOOD thì cần tốn một khoảng thời gian là 38  42 giờ "chạy máy", trong khi cũng với con lũ đó, nếu được mô phỏng bằng mô hình MIKE 11 thì lại rất nhanh, chỉ mất khoảng 5  7 phút "chạy máy". Do đó, nhằm giảm thời gian xử lý bài toán, trong luận văn có tham khảo bộ thông số của mô hình NAM cho vùng nghiên cứu của Viện Khoa học Thủy lợi [22].

Qua các bước hiệu chỉnh mô hình, các thông số của mô hình NAM được xác định như thể hiện trong bảng 3.3.2.

Bảng 3.3.2. Các thông số của mô hình NAM

Tiểu lưu vực Umax Lmax CQOF CKIF CK1,2 TOF TIF CKBF

Cổ Bi 8 250 0,80 339 30 0,3890 0,953 1500 Ô Lâu 8 250 0,80 339 30 0,0311 0,516 500 Huế 8 80 0,80 339 30 0,0311 0,516 300 Bình Điền 8 80 0,80 339 30 0,0311 0,516 300 Cầu Hai 8 80 0,80 339 30 0,0311 0,516 300 Tả Trạch 8 80 0,80 339 30 0,0311 0,516 300 Thượng Nhật 10 500 0,75 339 20 0,0311 0,516 2000

Như vậy, mô hình mưa - dòng chảy NAM được thiết lập cho 7 tiểu lưu vực trên toàn vùng nghiên cứu, cho phép tính toán lưu lượng dòng chảy sinh ra trực tiếp từ mưa và bốc hơi. Mô hình là một công cụ để kéo dài chuỗi số liệu thực đo dòng chảy làm biên cho mô hình thủy lực.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng mô hình toán mô phỏng lũ tràn đồng trên hệ thống sông Hương tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 80 - 82)