0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Đặc điểm khí tượng

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MÔ HÌNH TOÁN MÔ PHỎNG LŨ TRÀN ĐỒNG TRÊN HỆ THỐNG SÔNG HƯƠNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 41 -46 )

Khí hậu lưu vực sông Hương nói riêng, Thừa Thiên Huế nói chung mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhưng do bị chắn ở hai phía (phía Tây và Tây Nam bởi dãy và khối núi cao Trường Sơn làm hạn chế sự xâm nhập của gió mùa Tây Nam) nên chế độ khí hậu ở đây khác biệt rõ rệt với hai tỉnh lân cận Quảng Trị (phía Bắc), Đà Nẵng (phía Nam). Đó là mùa đông hơi lạnh khô, đầu mùa h’ nóng khô, vào giữa h’ nóng ẩm, mưa nhiều. Đặc biệt trong nội vùng lại có sự phân hóa của chế độ nhiệt, mưa, ẩm và gió theo độ cao và không gian lãnh thổ. Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa khí hậu miền Bắc và khí hậu miền Nam mà dãy Bạch Mã là ranh giới khí hậu tự nhiên giữa hai miền lãnh thổ, Thừa Thiên Huế là nơi diễn ra sự giao tranh giữa các khối không khí xuất phát từ các trung tâm tác động khác nhau, hệ quả mang lại là hầu hết các loại thiên tai có ở nước ta đều xuất hiện ở đây như bão, lũ, hạn hán, lốc tố, mưa đá, gió khô nóng, rét đậm... [10, 11, 25, 36, 40, 43]. Chọn 3 trạm khí hậu đại biểu Huế ( 17 m), Nam Đông ( 60 m) và A Lưới ( 550 m) để phân tích quy luật biến đổi của chúng.

1. Nhiệt độ

Nhiệt độ trung bình năm, cao nhất tuyệt đối, thấp nhất tuyệt đối giảm dần theo độ cao tương ứng: Huế (25,1C; 41,3C; 8,8C), Nam Đông (24,5C; 41,0C; 8,7C) đến A Lưới (21,6C; 38,1C; 4,0C).

Nhiệt độ trung bình tháng tại Huế tất cả các tháng trong năm (trung bình nhiều năm) đều vượt quá 20C; tại Nam Đông có tháng I dưới 20C; A Lưới có tới 4 tháng thấp hơn 20C (tháng 1, 2 và 11, 12).

Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 7 (hoặc 6  7), tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 1. Phân bố nhiệt độ trung bình các tháng trong năm có dạng một đỉnh.

2. Số giờ nắng

Số giờ nắng trung bình nhiều năm, năm nhiều nhất, năm ít nhất đều giảm dần theo độ cao tương ứng: Huế (1.955 giờ; 2.302 giờ; 1.720 giờ); Nam Đông (1.896 giờ; 2.147 giờ; 1.657 giờ); A Lưới (1.736 giờ; 2.061 giờ; 1.482 giờ).

Tháng có số giờ nắng nhiều nhất là tháng 7 giảm dần theo độ cao ứng với tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất; tháng có số giờ nắng ít nhất là tháng 12 (hay 11) tháng cuối mùa lũ, chứ không phải tháng 1 tháng lạnh nhất vì chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc mạnh nhất. Không có xu thế giảm dần theo độ cao.

Phân phối số giờ nắng theo các tháng trong năm trung bình nhiều năm có dạng một đỉnh.

3. Độ ẩm tương đối

- Độ ẩm tương đối có xu thế tăng dần theo độ cao. Độ ẩm tương đối bình quân nhiều năm, tháng cao nhất, thấp nhất trung bình nhiều năm tại Huế là 83%, 89%, 73%; tại Nam Đông là 85%, 92%, 79%; và tại A Lưới là 87%, 93%, 79%.

- Tháng có độ ẩm tương đối lớn nhất là tháng 11, thấp nhất là tháng 7, có xu thế nghịch với số giờ nắng và nhiệt độ.

- Độ ẩm tương đối trung bình tháng trong năm có dạng phân bố một đỉnh.

4. Bốc hơi

Lượng bốc hơi (piche) năm trung bình nhiều năm có xu thế giảm dần theo độ cao: Huế 974,3 mm; Nam Đông 883,4 mm; A Lưới 854,7 mm.

Tháng có lượng bốc hơi lớn nhất là tháng 7, nhỏ nhất là tháng 12 tương ứng với tháng có số giờ nắng nhiều nhất và ít nhất trong năm.

5. Lượng mưa

Lượng mưa hàng năm tương đối lớn, tập trung vào thời kỳ gió mùa Đông Bắc. Do đặc điểm về địa lý, địa hình phức tạp dẫn đến lượng mưa phân bố không đều cả về không gian lẫn thời gian.

- Về không gian: Lượng mưa hàng năm có xu thế tăng dần từ Bắc vào Nam và từ Đông sang Tây. Trung tâm mưa lớn ở thượng nguồn các sông là thung lũng Nam Đông và A Lưới ở độ cao trung bình từ 400 đến 500 m với lượng mưa trung bình vượt trên 3.000 mm. Lượng mưa ở vùng đồng bằng nhỏ hơn, tại Huế và Phú ốc lượng mưa trung bình năm từ 2.700 đến 2.800 mm.

- Về thời gian: Lượng mưa trong năm tập trung chủ yếu vào 4 tháng (từ tháng 9 đến tháng 12) chiếm tới 70  80% lượng mưa cả năm. Thời gian có lượng mưa lớn nhất tập trung chủ yếu vào tháng 10, 11; lượng mưa tháng có năm đạt trên 1.000 mm và lớn nhất lên tới 1.600  1.700 mm.

Lượng mưa có xu hướng tăng từ biển vào sâu trong lục địa (Bảng 2.1.1).

Bảng 2.1.1. Lượng mưa trung bình nhiều năm tại các trạm đo

Đơn vị: mm

Trạm đo Tháng

Nam Đông A Lưới Phú ốc Huế Cổ Bi Bình Điền

I 99,5 66,6 93,8 100,0 171,9 90,2 II 87,3 43,6 72,9 58,7 52,2 50,2 III 47,8 64,3 49,7 39,6 30,1 23,6 IV 100,8 152,6 75,7 52,8 57,1 62,6 V 222,3 231,6 134,2 118,5 158,5 135,3 VI 231,1 203,2 86,6 116,5 193,0 176,1 VII 170,4 163,6 86,3 75,6 71,9 81,1 VIII 189,5 187,9 131,6 120,5 121,7 141,3 IX 476,9 421,7 375,5 394,9 499,7 417,2 X 999,2 922,9 795,9 768,8 883,5 840,6 XI 755,5 743,7 611,6 657,6 822,6 733,2 XII 296,7 282,7 320,9 314,4 395,1 391,9 Năm 3.644,0 3.486,2 2.875,7 2.818,0 3.455,4 3.139,0

Hình 2.1.4. Đường đẳng trị lượng mưa bình quân năm lưu vực sông Hương

Thừa Thiên Huế là tỉnh có lượng mưa lớn nhất ở nước ta. Vùng đồi núi có X0 = 3.000  4.500 mm/năm. Riêng tâm mưa Bạch Mã có X0 = 8.000 mm/năm. Vùng đồng bằng có X0 = 2.500  3.000 mm/năm.

Tỷ số giữa lượng mưa năm nhiều nhất và năm ít nhất rất lớn: + Huế: 3,22 lần (5.641,5 mm/1.750,9 mm);

+ Nam Đông: 3,28 lần (6.734,9 mm/2.055,0 mm); + A Lưới: 3,05 lần (6.303,7 mm/2.070,2 mm); + Phú ốc: 2,85 lần (5.005,5 mm/1.758,1 mm).

Mùa mưa: Theo chỉ tiêu “vượt tổn thất”, mùa mưa là mùa gồm các tháng liên tiếp có lượng mưa tháng vượt lượng tổn thất (thường lấy 100 mm/tháng) với tần suất vượt 50%. Mùa mưa phụ thuộc theo vùng và theo cấp lượng mưa.

Với X0 2.500 mm, mùa mưa tháng 9  12. Mùa khô tháng 01  4. Trong đó tồn tại 2 tháng mưa lũ tiểu mãn 5  6.

Với 2.500 è X0  3.500 mm mùa mưa tháng 8  12. Mùa khô từ tháng 01 

Với 3.500 è X0  4.500 mm mùa mưa tháng 4  12 (từ Hữu Trạch đến Ô Lâu); mùa khô 5  01 (từ Tả Trạch đến Bắc Hải Vân), không tồn tại 2 tháng mưa lũ tiểu mãn.

Với 4.500 è X0  8.000 mm mùa mưa 4  6 đến suốt cả năm (Bạch Mã). Năm có mùa mưa suốt cả năm là năm 1999, A Lưới, Nam Đông, Bạch Mã.

Ba tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 9  11. Tháng có lượng mưa lớn nhất trong năm là tháng 10.

Năm có lượng mưa lớn nhất, có 3 tháng mưa lớn nhất, tháng lượng mưa lớn nhất là năm 1999 (Bảng 2.1.2).

Bảng 2.1.2. Lượng mưa lớn nhất năm 1999

Đơn vị: mm/năm

Trạm mưa Lượng mưa

lớn nhất Lượng mưa 3 tháng lớn nhất (10  12/1999) Lượng mưa 1 tháng lớn nhất Nam Đông 6735,0 4125,1 2183,2 A Lưới 5911,0 4111,6 2590,5 Huế 5641,5 4381,9 2451,7 Phú ốc 5006,0 3795,7 1977,7 6. Bão

Dọc bờ biển nước ta, bão ngày càng có xu thế tăng cả tần số lẫn cường độ, nhất là 30 năm gần đây (Bảng 2.1.3).

Bảng 2.1.3. Thống kê số trận bão đổ bộ vào Việt Nam từ năm 1891 đến 1999

Năm  Năm Số trận bão

(trận/năm) Năm Năm

Số trận bão

(trận/năm) Năm Năm

Số trận bão (trận/năm) 1891  1900 3,6 1931  1940 5,2 1971  1980 6,7 1901  1910 5,3 1941  1950 2,9 1981  1990 6,7 1911  1920 3,3 1951  1960 4,4 1991  1999 6,3 1921  1930 3,1 1961  1970 5,7 Bình quân: từ 1891  1999 có 4,8 trận/năm.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MÔ HÌNH TOÁN MÔ PHỎNG LŨ TRÀN ĐỒNG TRÊN HỆ THỐNG SÔNG HƯƠNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 41 -46 )

×