Bài toán được đặt ra là mô phỏng lũ tràn đồng cho hệ thống sông Hương bằng mô hình kết hợp một và hai chiều. Do đó, trong bước thiết lập mô hình một chiều không đưa các ô chứa vào hệ thống. Việc thiết lập ô chứa đã được thay bằng việc kết hợp với nền địa hình của mô hình hai chiều. Vì vậy, thực hiện mô phỏng cho hệ thống ở bước này sẽ không chính xác do không có các ô chứa lũ và không có biên mực nước hạ lưu.
Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các chuyên gia xây dựng mô hình thì để đảm bảo rằng mô hình kết hợp một và hai chiều MIKE FLOOD được thiết lập và mô phỏng thành công phải thực hiện mô phỏng và hiệu chỉnh sơ bộ cho mô hình một chiều. Kết quả cuối cùng có thể là không phù hợp với thực đo nhưng đã khẳng định rằng việc thiết lập mô hình một chiều được hoàn thành. Nếu quá trình thực hiện mô phỏng sơ bộ bị gián đoạn thì khi kết hợp với mô hình hai chiều sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc hiệu chỉnh.
Mạng sông mô phỏng một chiều được hình thành cùng với các điểm tính Z - Q - Z trên toàn bộ hệ thống gồm 619 điểm tính (Hình 3.2.6). Khoảng cách giữa các điểm tính mực nước h hoặc lưu lượng q lớn nhất 1.000 m.
Hệ số nhám được xác định sơ bộ cho từng mặt cắt trên hệ thống dựa vào cơ sở hệ số nhám của các mô phỏng trước đây bằng mô hình VRSAP.
Hình 3.2.6. Các điểm tính toán lưu lượng và mực nước
Một số thông số thủy động lực học được thiết lập giả định như sau: + Mực nước ban đầu gán cho toàn bộ hệ thống Z0 = 0 m.
+ Hệ số nhám Manning n = 0,02.
+ Trọng số thời gian của thành phần trọng lực trong phương trình động lượng
t = 0,5;
+ Mực nước qua công trình thấp nhất có thể Zs = 0,01;
+ Hệ số phân bố lưu tốc của thành phần đối lưu trong phương trình động lượng = 1.
+ Trọng số = 1.
+ Sai số cho phép = 0,0001.
+ Một số thông số khác được sử dụng theo mặc định của mô hình.
Trận lũ mô phỏng là trận lũ diễn ra từ ngày 20/11/2004 đến ngày 4/12/2004. Kết quả mô phỏng được thể hiện trên các hình (3.2.7) v> (3.2.8).
Như đã đề cập ở trên, do hệ thống không được thiết lập ô chứa và biên mực nước ở hạ lưu là hằng số nên độ chính xác của mô phỏng là không cao, sai số
giữa đỉnh lũ thực đo và tính toán là rất lớn (hơn 20 m nước). Ngoài ra, do không có ô chứa nên thể hiện điều tiết lũ của địa hình là không rõ, vì vậy dạng đường quá trình cũng như thời gian xuất hiện đỉnh lũ là chưa phù hợp.
Water level - tính toán; External TS 1 - thực đo
Hình 3.2.7. Mực nước thực đo và tính toán tại 2 trạm Phú ốc và Phong Bình
Water level - tính toán; External TS 1 - thực đo
Tuy nhiên, kết quả nhận được lớn nhất ở đây là đã xây dựng thành công mạng sông trong mô hình MIKE 11 và đảm bảo thông mô hình làm tiền đề cho việc thiết lập các mô phỏng tiếp theo.