Thực vật là một thành phần quan trọng của mặt đệm, trong đó lớp phủ rừng đóng vai trò quan trọng nhất trong việc điều tiết nước và các hiện tượng sinh thái khác của lãnh thổ. Đó là nguyên nhân giải thích tại sao trong nghiên cứu lũ lụt cần ưu tiên xem xét vấn đề rừng.
Tỉnh Thừa Thiên Huế có độ phủ rừng thuộc loại cao trong toàn quốc. Theo thống kê năm 2006 của Cục Kiểm Lâm thì diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 505.454 ha trong đó rừng tự nhiên chiếm 204.878 ha và rừng trồng chiếm 81.663 ha. Như vậy độ che phủ rừng toàn tỉnh chiếm 56,69% diện tích toàn tỉnh. Trong 286.541 ha đất có rừng thì đất có rừng phòng hộ là 106.785 ha, đất có rừng đặc dụng 48.984 ha, chiếm 54,36% tổng diện tích đất có rừng của tỉnh.
Yêu cầu an toàn cho một lãnh thổ điều tiết lũ thì phải có 35% diện tích đất tự nhiên được phủ rừng. Trong khi đó, tỉnh Thừa Thiên Huế có độ che phủ rừng là 56,69% diện tích toàn tỉnh, lớn hơn so với mức yêu cầu. Do đó có thể coi lưu vực đã đảm bảo mức độ an toàn về mặt môi trường và điều tiết lũ. Tuy nhiên, đó phải là lớp phủ rừng tự nhiên với đầy đủ ý nghĩa của rừng nhiệt đới, có cấu trúc lý tưởng gồm nhiều tầng tán và có độ tán che đủ khả năng điều tiết nước cho lãnh thổ. Trong khi đó trong lưu vực lại có khá nhiều diện tích rừng là các loại rừng ngh’o kiệt, rừng phục hồi, trảng cây, rừng chưa có trữ lượng, đáng kể nhất là các trảng cây bụi hoặc rừng thưa rụng lá có cấu trúc đơn giản, có độ tán che thấp (độ tán che chỉ đạt từ khoảng 20 30% đến khoảng 40 50%), không có vai trò điều tiết nước mặt; và chỉ có gần 7,5% diện tích rừng trong tỉnh đạt độ che phủ 80
90% và 8,71% diện tích tỉnh đạt độ che tán cao 70 80%. Như vây, diện tích đạt độ an toàn tương đối của Thừa Thiên Huế là thấp.
Từ đặc điểm rừng của tỉnh cho thấy rừng bị phá do rất nhiều nguyên nhân và đã bị xé lẻ thành nhiều khoảnh, không chỉ làm giảm đa dạng sinh học, mà còn làm cho tất cả các chức năng khác của rừng cũng bị giảm thiểu. Điều đó giải thích tại sao, tuy rừng còn khá nhưng phân tán, khiến khả năng điều tiết mưa lũ và chống xói mòn của rừng cũng bị suy giảm rất đáng kể.
Để đóng vai trò sinh thái thực sự trong phòng chống lũ, lớp phủ thực vật cũng cần có độ tán che ít nhất là 50%. Như vậy, khi nghiên cứu đánh giá vai trò lớp phủ thực vật trước lũ lụt, những thống kê chỉ thực sự có ý nghĩa nếu chúng đạt giá trị tán che lớn hơn 50%. Đó là nguyên nhân giải thích sự bất cập giữa hiện tượng lũ lụt và diện tích rừng tưởng như là phong phú của tỉnh Thừa Thiên Huế.
Nhiều nhà khoa học khi nghiên cứu lũ lụt đều cho rằng: đối với Thừa Thiên Huế yêu cầu một tỷ lệ che phủ rừng cần lớn hơn diện tích hứng nước, mặt khác độ dốc của khu vực quá lớn, làm cho thời gian xuất hiện lũ rất nhanh. Như vậy, có thể so sánh trạng thái mặt đệm của toàn khu vực giống với mặt đệm của lưu vực thượng nguồn, do đó hình thái các trận lũ cũng có dáng dấp của lũ thượng nguồn với thời gian truyền lũ ngắn, đỉnh lũ cao và thời gian lũ ngắn.
Việc suy giảm diện tích rừng giàu còn là nguyên nhân làm suy thoái môi trường đất. Với độ dốc, chiều dài sườn lớn, với lượng mưa do bão và áp thấp nhiệt đới có cường độ cao, các diện tích đất bị suy kiệt, tán che rừng giảm nên nhanh chóng bị bào mòn, rửa trôi làm cho lượng mùn trong đất mất đi, tầng đất ngày càng mỏng và trở nên chặt, lượng trữ ẩm trong lãnh thổ giảm do khả năng thấm và trữ nước của đất bị mất đi. Đó chính là nguyên nhân làm giảm thiểu sức chống chịu mưa của đất, đồng thời cũng là nguyên nhân góp phần tạo nên lũ. Trên các loại đất bị xói mòn rửa trôi nếu có rừng trồng hoặc rừng tái sinh tự nhiên, thì các loại rừng này cũng sẽ có cấu trúc đơn giản, chức năng điều tiết sinh thái của rừng cũng không cao. Vì vậy, bên cạnh việc tái tạo rừng cũng cần việc bảo vệ phục hồi chất lượng của các hệ sinh thái rừng nhiệt đới trong khu vực. Trong trạng thái tự nhiên các loại rừng phục hồi, rừng non thực tế mới tồn tại khoảng 10 20 năm kể từ lúc đất trống, đồi núi không rừng bị bỏ hoang, các cây tiên phong của rừng thứ sinh tồn tại khoảng 60 năm, sau đó để có được rừng tự nhiên thì mất khoảng 100 năm. Do đó việc phục hồi hệ sinh thái rừng là rất lâu dài.
Trong mùa lũ 1999, 2004 thực chất tất cả các vùng trong tỉnh đều có lũ lớn, vượt quá khả năng điều tiết của lớp phủ rừng. Từ đó thấy được vai trò phòng chống lũ lụt của lớp phủ rừng như sau:
+ Thảm thực vật nói chung và đặc biệt lớp phủ rừng nói riêng là một hợp phần của mặt đệm. Các hợp phần của mặt đệm có mối quan hệ tương hỗ rất chặt chẽ. Vì vậy, một hợp phần bị thay đổi sẽ kéo theo các bộ phận khác thay đổi theo. Như đã trình bày, sự suy giảm lớp phủ rừng là nguyên nhân làm thay đổi cấu trúc vật lý và chất lượng của đất, đồng thời cũng là nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi địa mạo của bề mặt lãnh thổ. Dòng chảy bề mặt là động lực
chủ yếu của các quá trình trên, ngược lại sự biến đổi các thành phần của mặt đệm lại là nguyên nhân làm thay đổi dòng chảy.
+ Trong điều kiện bình thường lượng dòng chảy mặt chiếm khoảng 60 70%
tổng lượng nước, phần còn lại khoảng 30 40% tạo nên dòng ngầm tầng nông và hình thành dòng chảy mặt vào mùa kiệt, nếu khả năng giữ nước của các thành phần mặt đệm giảm thì tốc độ dòng chảy mặt sẽ tăng lên. Đó là ý nghĩa điều tiết nước của mặt đệm nói chung và lớp phủ thực vật nói riêng. + Nghiên cứu ảnh hưởng của lớp phủ rừng đến hình thành lũ ở nước ta chưa có
nhiều. Trong thời gian gần đây, đã có một số nhà khoa học bước đầu để tâm nghiên cứu tới, song vấn đề cũng chưa giải quyết được trọn vẹn. Những tài liệu ban đầu cho những nhận định quan trọng về vai trò điều tiết nước của lớp phủ rừng, đó là những đánh giá sơ lược về vai trò của lớp phủ có thể căn cứ vào tỷ lệ giảm của thời gian lũ lên, tỷ lệ tăng của lưu lượng đỉnh lũ. Đối với các lưu vực có diện tích lớn hơn 1.000 km2, cứ giảm 1% diện tích rừng thời gian lũ lên sẽ tăng khoảng 2,16% và lưu lượng đỉnh lũ sẽ tăng 0,28%.