Về kinh tế xã hội 1 Kinh tế

Một phần của tài liệu Dân số và phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bình Dương (Trang 98 - 108)

2007 2010 2015 2020 Tỉ lệ gia tăng tự nhiên (%)

3.3.2.Về kinh tế xã hội 1 Kinh tế

3.3.2.1. Kinh tế

- Công nghiệp:

Để đạt được tốc độ cao và phát triển bền vững, nền công nghiệp của tỉnh phát triển theo hướng: tăng về lượng, chú trọng về chất bằng cách đa dạng hoá sản xuất công nghiệp, hình thành nhiều ngành công nghiệp trên cơ sở sử dụng nguồn nguyên liệu trong và ngoài nước.

Tỉnh tập trung xây dựng ngành công nghiệp đạt trình độ tiên tiến và hiện đại, nhằm tạo ra nhiều sản phẩm công nghiệp chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước; nâng cao tỉ trọng hàng hoá công nghiệp xuất khẩu.

Ngoài ra, tỉnh cũng cần phát triển công nghiệp vừa và nhỏ, chú trọng phát triển các ngành nghề

tiểu thủ công nghiệp truyền thống ở các địa phương.

Phát triển công nghiệp gắn liền đẩy mạnh đô thị hoá, hình thành mạng lưới đô thị công nghiệp và dịch vụ, cơ cấu hạ tầng hiện đại.

Hình thành các tổ chức sản xuất đa dạng, thu hút lao động xã hội, giải quyết việc làm.

Củng cố hoạt động và nâng cao hiệu quả của khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung, đảm bảo cơ cấu hạ tầng tốt, kết nối tốt giữa các hệ thống cơ cấu hạ tầng trong tỉnh, trong vùng kinh tế trọng

điểm phía Nam và cả nước.

Phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường, đồng thời đảm bảo an ninh trong công nghiệp.

- Giải pháp phát triển ngành công nghiệp: Tỉnh cần chú trọng phát triển các ngành công nghiệp chủ lực và xác định các sản phẩm chủ yếu của các ngành này. Trong thời gian tới, các ngành chủ lực của tỉnh là công nghiệp vật liệu xây dựng (sản phẩm là sứ vệ sinh, gạch men, kính, thủy tinh, đá ốp lát granit, gạch ngói, bê tông công nghiệp...); công nghiệp điện – điện tử, cơ khí chính xác (mặt hàng chủ

yếu là thiết bị điện – điện tử - tin học, máy xây dựng, phương tiện giao thông, sản phẩm cơ khí tiêu dùng...); công nghiệp hóa chất (sản phẩm phục vụ chăn nuôi, vệ sinh cá nhân và tẩy rửa, các loại hạt

nhựa, túi nhựa, thuốc diệt côn trùng gia dụng, sơn các loại, keo dán tổng hợp...); công nghiệp dệt may (chú ý đến công nghiệp tạo mẫu, thời trang, giảm dần may gia công xuất khẩu, tăng sản xuất nguyên phụ liệu...); công nghiệp da – giày (tập trung sản xuất nguyên phụ liệu, chuyển tù gia công sang sản xuất bán thành phẩm và thành phẩm; sản xuất da – giày theo hướng nhập công nghệ, cải tiến mẫu mã, chất lượng...); công nghiệp chế biến thực phẩm - đồ uống (tập trung vào các sản phẩm: chế biến hạt

điều, cà phê, hoa quả, nước giải khát, dầu thực vật... đáp ứng nhu cầu nội địa và xuất khẩu).

- Giải pháp phát triển khu, cụm công nghiệp: phát triển khu công nghiệp theo hướng tập trung, hoàn thiện hệ thống cơ cấu hạ tầng, củng cố ngành chức năng trong từng khu công nghiệp, đầu tưđồng bộ về sản xuất, dịch vụ và nhà ở trong và ngoài khu công nghiệp. Tỉnh chú ý phân bố các khu công nghiệp tập trung và cụm công nghiệp ở các huyện: Bến Cát, Tân Uyên, Phú Giáo, Dầu Tiếng.

+ Các khu công nghiệp: củng cố, nghiên cứu kĩ khi mở rộng các khu công nghiệp mới và hoàn chỉnh các khu công nghiệp, nâng cao hiệu quả đầu tư, cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm trong các khu công nghiệp.

+ Các cụm công nghiệp: các cụm công nghiệp của tỉnh được phát triển bên ngoài khu công nghiệp là điều kiện để phát triển công nghiệp hóa và đô thị hóa nông thôn. Do đó, bên cạnh các khu công nghiệp cần định hướng phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh, nhất là ở các huyện nông nghiệp như Phú Giáo, Dầu Tiếng.

Như vậy, các giải pháp phát triển công nghiệp không những phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế mà còn góp phần lớn vào việc giải quyết việc làm cho người lao động – kể cả lao động phổ thông;

đồng thời tạo sức hút để thu hút lao động có kĩ thuật. Bên cạnh đó cũng góp phần phân bố lại dân cư và lao động một cách phù hợp giữa các địa phương trong tỉnh.

- Nông nghiệp

Các giải pháp về phát triển nông nghiệp của tỉnh cũng không nằm ngoài mục tiêu phát triển hài hòa về kinh tế giữa các địa phương trong tỉnh, góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất nông nghiệp đồng thời giải phóng bớt lao động nông nghiệp để họ chuyển sang làm việc trong ngành công nghiệp và dịch vụ.

- Nông nghiệp của tỉnh tập trung phát triển cây con có hiệu quả, phù hợp với điều kiện sinh thái,

điều kiện tự nhiên của tỉnh nhằm nâng cao năng suất sinh học, tăng giá trị trên một đơn vị diện tích.

+ Trồng trọt: xu hướng là phát triển cây công nghiệp, cây ăn trái, rau sạch an toàn, hoa, cây kiểng.

Các cây công nghiệp được tỉnh chú trọng phát triển là: cao su, điều, phân bốở các huyện phía Bắc của tỉnh như Bắc Tân Uyên, Phú Giáo, Dầu Tiếng, Bến Cát.

Cây ăn quả: Đẩy mạnh cải tạo vườn tạp, áp dụng kĩ thuật lai tạo giống,, ghép mô để tạo ra các loại cây ăn quả chất lượng cao; tập trung phát triển các loại cây đặc sản như sầu riêng, măng cụt, dâu..., trồng tập trung ở các huyện phía Bắc và khu vực ven sông Đồng Nai, sông Sài Gòn.

Cây rau đậu: phát triển các giống rau, đậu có chất lượng cao, sạch cung cấp cho đô thị và các khu công nghiệp, kể cả các đô thị lân cận như TP. HCM, Biên Hòa....

+ Chăn nuôi: các sản phẩm chủ lực của ngành chăn nuôi trong tỉnh là thịt bò, lợn, gia cầm.

- Tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng cao, sạch đáp ứng nhu cầu trong tỉnh và thành phố Hồ Chí Minh.

- Chú trọng phát triển nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường, hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật... gây ô nhiễm đất và nguồn nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại cho nông nghiệp, nông thôn: phát triển thủy lợi, phát triển công nghệ bảo quản sau thu hoạch, xây dựng hệ thống dịch vụ

khuyến nông (như mở rộng hệ thống tín dụng nông nghiệp, tổ chức tốt cung ứng vật tư nông nghiệp, mở rộng thị trường tiêu thụ...), gắn sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến...

- Về phân bố không gian: xây dựng các vùng chuyên canh, các vùng nông nghiệp trọng điểm để

nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp như:

+ Vùng chuyên canh cao su: Tân Uyên, Bến Cát, Phú Giáo, Dầu Tiếng + Vùng chuyên canh điều: ở Bến Cát, Tân Uyên

+ Vùng cây ăn quả: Tân Uyên, Bến Cát, Thuận An + Vùng rau đặc sản: Tân Uyên

+ Vùng rau quả: Thuận An

+ Vùng cây cảnh, hoa kiểng: Thủ Dầu Một, Thuận An + Vùng chăn nuôi bò, bò sữa: Tân Uyên

+ Vùng chăn nuôi heo: Tân Uyên, Bến Cát + Vùng nuôi gà công nghiệp: Tân Uyên, Bến Cát

- Dịch vụ

Các ngành dịch vụ của tỉnh cần phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong những năm tới nhằm khai thác những lợi thế của Bình Dương như dịch vụ nhà ở, đào tạo nghề, du lịch sinh thái, dịch vụ tài chính ngân hàng, công nghệ thông tin....

Nâng cao tỉ trọng của ngành dịch vụ trong cơ cấu GDP bằng cách phát triển đi trước một số

ngành dịch vụ như thương mại, vận tải, ngân hàng; hình thành một số ngành dịch vụ mũi nhọn như

ngành dịch vụ nhà ở, nhà ở - nhà nghỉ mát sinh thái; dịch vụ du lịch tiên tiến.

+ Thương mại

 Xây dựng trung tâm thương mại cấp liên khu vực tại TX. Thủ Dầu Một và cấp khu vực tại huyện Thuận An;

 Xây dựng trung tâm thương mại cấp huyện ở Tân Uyên, Phú Giáo, Bến Cát, Dầu Tiếng;

 Hình thành các siêu thị;

 Sữa chữa, nâng cấp các chợ hiện có và xây dựng thêm chợ mới ở khu dân cư, nông thôn;

 Mở chi nhánh và các đại lí tiêu thụ, thu mua sản phẩm ở những nơi đông dân cư và sản xuất

- Xuất nhập khẩu: đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Tập trung vào các bạn hàng: Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc, ASEAN, , Hàn Quốc, Đài Loan, EU, Úc...

+ Du lịch

Tỉnh chủ trương xây dựng du lịch thành ngành kinh tế có đóng góp ngày càng lớn vào tăng trưởng kinh tế theo hướng mở rộng du lịch quốc tế, phát triển đa dạng hóa các loại hình du lịch, mở rộng địa bàn hoạt động du lịch. Đểđạt được các mục tiêu nói trên, tỉnh cần:

- Chú ý xây dựng và nâng cao chất lượng các khách sạn, nhà nghỉ. Đảm bảo các điều kiện phục vụ như nhà hàng, ngân hàng, y tế, bưu điện, kết hợp hội nghị, hội thảo...

- Đào tạo đội ngũ cán bộ du lịch chuyên nghiệp, có trình độ hiểu biết văn hóa – lịch sử, thông thạo ngoại ngữ, văn minh, lịch sự.

- Căn cứ vào tiềm năng du lịch trên địa bàn, tỉnh tập trung phát triển các loại hình du lịch sau: du lịch sinh thái; du lịch kết hợp hội thảo, hội nghị, triển lãm, bán hàng và nghỉ ngơi...; du lịch văn hóa, vui chơi, giải trí; du lịch thể thao, rừng núi; du lịch tham quan các thắng cảnh, di tích lịch sử, cách mạng, làng nghề truyền thống.

- Hình thành các cụm du lịch:

Cụm 1: Cụm du lịch Nam Bình Dương, gồm khu du lịch Bình An, suối Lồ Ô, núi Châu Thới. Cụm 2: Cụm du lịch ở Dầu Tiếng, gắn liền với du lịch hồ, núi, phát triển loại hình du lịch nghỉ

dưỡng, cắm trại, bơi thuyền, câu cá, leo núi...

Cụm 3: TX. Thủ Dầu Một và vùng lân cận, có các công trình văn hóa: chùa Hội Khánh, chùa Bà, chùa Ông...; các làng nghề: gốm, sơn mài...; di tích cách mạng: nhà tù Phú Lợi...; khu du lịch Đại Nam.... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cụm 4: Cụm du lịch rừng tại Tân Uyên, ven sông Đồng Nai; phát triển du lịch sinh thái, di tích lịch sử.

Cụm 5: Vườn cây ăn trái và nhà nghỉ cuối tuần ở vườn Lái Thiêu – Cầu Ngang.

Như vậy, các giải pháp phát triển về dịch vụ phục vụđắc lực cho sự phát triển kinh tế - đặc biệt là công nghiệp trong thời gian tới, đồng thời cũng góp phần thu hút nguồn lao động có kĩ thuật và làm giảm sức ép về vấn đề việc làm cho người lao động. Bên cạnh đó, việc phát triển mạnh mẽ các hoạt

động dịch vụở hầu hết các địa phương nhất là du lịch sẽ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho dân cư và qua đó cũng khai thác hết tiềm năng về thị trường tiêu thụ cũng như tiềm năng về du lịch ở

tất cả các huyện thị trong tỉnh. Từđó góp phần đạt được sự phát triển hiệu quả trên cả 3 mặt: kinh tế - xã hội – môi trường.

3.3.2.2. Xã hi

Các giải pháp về mặt xã hội tập trung vào việc nâng cao chất lượng nguồn lao động trong tỉnh để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong tương lai.

- Giáo dục:

- Bình Dương phát triển sự nghiệp giáo dục theo hướng xã hội hóa giáo dục: thu hút phần lớn các cháu trong độ tuổi vào các lớp học mầm non, giữ vững chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học

đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở toàn tỉnh đến năm 2020.

- Tỉnh tập trung xây dựng hệ thống trường lớp và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ cho công tác giáo dục – đào tạo:

+ Thành lập và xây dựng các trường thuộc bậc học mầm non, tiểu học tại tất cả các xã, phường, thị trấn.

+ Tách riêng cấp 2 (bậc THCS) ra khỏi tất cả các trường cấp 2 – 3; đảm bảo mỗi xã có 1 trường THCS vào năm 2010.

+ Thành lập và xây dựng các trung tâm kĩ thuật – hướng nghiệp tại các huyện chưa có trung tâm. + Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật cho các trường học, nhằm đưa tất cả các trường trở thành trường chuẩn quốc gia.

+ Nâng cấp, xây dựng và cải tạo các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp công lập:

 Một trường đại học đa ngành (phát triển từ CĐSP).

 Một trường cao đẳng y dược khu vực miền Đông (phát triển từ Trung học y tế).

 Một trường cao đẳng nông nghiệp và phát triển nông thôn (phát triển từ Trung học nông lâm).

 Ba trường trung học chuuyên nghiệp: Trung học kinh tế, Trung học Kĩ thuật, trung học Văn hoá nghệ thuật.

 Phát triển thêm mô hình trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp ngoài công lập; chú ý khuyến khích các loại hình trường đào tạo kĩ thuật cao, công nghệ cao.

- Chú trọng nâng cao số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên bằng nhiều hình thức. Chẳng hạn như tỉnh triển khai chương trình đưa cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc trong tỉnh đi đào tạo Sau Đại học (Thạc sĩ, Tiến sĩ) cả trong nước và ngoài nước.

+ Bình Dương xây dựng mạng lưới khám chữa bệnh của tỉnh:

Ở tuyến tỉnh

- Nâng cấp các bệnh viện tuyến tỉnh như bệnh viện đa khoa, bệnh viện y học dân tộc, bệnh viện phục hồi chức năng trẻ em dị tật, trung tâm bảo vệ sức khỏe bà mẹ, trẻ em và kế hoạch hóa gia đình.

- Thành lập các bệnh viện chuyên khoa nhi, lao, tâm thần; bệnh viện đa khoa khu vực cho các khu công nghiệp...

- Tỉnh cũng cho phép mở một số bệnh viện theo hình thức xã hội hóa đầu tư phát triển y tế nhằm

đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cho dântrong tỉnh, trong vùng...

Ở tuyến huyện, thị xã: thành lập các trung tâm y tếđa khoa tuyến huyện. Cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các trung tâm y tế huyện Thuận An, Tân Uyên, Bến Cát.

Ở tuyến khu vực: xây dựng các phòng khám đa khoa khu vực

Ở tuyến xã, phường:Đảm bảo tất cả xã phường có trạm y tế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Tỉnh tiếp tục tăng cường đội ngũ cán bộ y tế, phân bổ đều ở các địa phương. Hoàn thành chương trình đưa bác sĩ về xã, phường.

+ Xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho các bệnh viện, trung tâm y tế, có hệ thống xử lý chất thải bệnh viện đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường.

+ Bổ sung đầy đủ các trang thiết bị phục vụ y tế.

+ Tỉnh cũng chú ý tăng ngân sách đầu tư cho y tế. Cụ thể, chi ngân sách cho y tế của tỉnh sẽ tăng lên 9,0% năm 2010, 12,0% năm 2015 và 15% năm 2020.

+ Ngoài ra, tỉnh cần kết hợp bảo hiểm y tế, y tế từ thiện, miễn phí cho các đối tượng chính sách và người nghèo.

- Phát triển cơ sở hạ tầng

Nhằm tạo ra các mối liên hệ về kinh tế - xã hội giữa các địa phương trong tỉnh cũng như ngoài tỉnh, tạo điều kiện để thu hút đầu tư cũng như nguồn lao động chất lượng cao và thay đổi bức tranh phân bố dân cư, lao động giữa các địa phương trong tỉnh, Bình Dương tập trung các giải pháp về cơ sở

hạ tầng như sau:

+ Giao thông

Bình Dương đặt mục tiêu giao thông phải đi trước một bước nhằm tạo ra một mạng lưới giao thông hợp lí, làm động lực thu hút đầu tư và phát triển kinh tế. Vì vậy, tỉnh cần phát triển hệ thống giao thông kết nối với sân bay Tân Sơn Nhất và Long Thành, với cụm cảng Sài Gòn, cụm cảng nước sâu Vũng Tàu – Thị Vải....

Để làm được điều này, tỉnh Bình Dương phát triển các loại hình giao thông:

Đường bộ

Đại lộ Bình Dương 1 đi cửa khẩu Hoa Lư, đoạn phía Nam từ TP. HCM đến Chơn Thành, quy mô 8 làn xe.

Đại lộ Bình Dương 2 đi Đồng Xoài.

Đại lộ Bình Dương đi Dầu Tiếng

Một phần của tài liệu Dân số và phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bình Dương (Trang 98 - 108)