XÃ HỘI TỈNH BÌNH DƯƠNG ĐẾN NĂM 2020
3.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển đến 2020 3.1.1. Các quan điểm phát triển 3.1.1. Các quan điểm phát triển
3.1.1.1. Quan điểm chỉ đạo chung
Tỉnh Bình Dương tập trung khai thác những lợi thế về vị trí địa lí, nắm bắt quy luật phát triển lan toảở cực phát triển thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai; tác động của hệ thống cơ cấu hạ tầng ởđịa bàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam tạo ra những bước đột phá có tính chất quyết định, tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ về lượng đồng thời đẩy mạnh phát triển về chất của nền kinh tế.
Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh nhanh hơn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong suốt thời kì 2008 – 2020; đồngthời điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao tỉ trọng của các ngành dịch vụ tương đương với các ngành công nghiệp; chuyển dịch cơ cấu lao động và đô thị hoá tăng lên mạnh mẽ các vùng lãnh thổ trên địa bàn tỉnh. Tỉnh phấn đấu hoàn thành công nghiệp hoá trước năm 2015 và đến năm 2020 tỉnh Bình Dương trở thành thành phố.
3.1.1.2. Quan điểm hội nhập kinh tế
Bình Dương chú trọng phát triển kinh tế mở, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước theo định hướng XHCN, chủ động hội nhập quốc tế, thu hút vốn, công nghệ cao của các nước phát triển trên cơ sở đầu tư phát triển hệ thống cơ cấu hạ tầng; đồng thời có cơ chế thông thoáng, cải tiến quản lí, thủ tục hành chính, tạo sức hấp dẫn các nhà đầu tư vào địa bàn.
Tỉnh cũng lựa chọn đầu tư vào các ngành mũi nhọn đồng thời tăng nhanh số lượng và chất lượng sản phẩm chủ lực của tỉnh, nhanh chóng tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng tham gia thị trường thế
giới, trước hết chú trọng thị trường các nước trong khu vực ASEAN và mở rộng các thị trường Nhật, Châu Âu và thị trường Mĩ.
3.1.1.3. Quan điểm hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường
Tỉnh Bình Dương tập trung đầu tư có trọng điểm, ưu tiên những ngành, lĩnh vực có nhiều lợi thế
về lao động, tài nguyên sẵn có trên địa bàn và vùng nguyên liệu ở các tỉnh Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long … nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và giải quyết nhiều việc làm, tăng thu nhập và mức sống dân cư. Bên cạnh đó, tỉnh chú trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng và cân đối, cụ thể
tăng nhanh tỉ trọng khu vực phi nông nghiệp; trong đó chú trọng đầu tư phát triển nhanh hơn tỉ trọng
đóng góp của các ngành dịch vụ trong GDP.
Xây dựng mạng lưới đô thị của tỉnh đảm bảo tổ chức hợp lí không gian lãnh thổ trước mắt cũng như lâu dài, theo hướng đầu tư phát triển đồng bộ, liên hoàn giữa phát triển công nghiệp, phát triển đô thị và phát triển dịch vụ. Từđó tạo tiền đề cho không gian phát triển hài hoà, cân đối và bền vững.
Tỉnh Bình Dương chú ý gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội: nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và phục vụ lợi ích cho nhân dân; tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, chuyển đổi lao
động nông nghiệp sang dịch vụ và công nghiệp; từng bước tạo ra sự chuyển biến cơ bản về văn hóa, giáo dục, y tế và các vấn đề xã hội khác. Ngoài ra, tỉnh còn ưu tiên hợp lí vào đầu tư phát triển vùng nông thôn, các huyện phía Bắc của tỉnh, vùng căn cứ địa cách mạng nhằm rút ngắn sự chênh lệch về đời sống giữa thành thị và nông thôn, giữa người giàu và người nghèo.
Để phát triển nguồn nhân lực ngày càng có chất lượng cao, tỉnh coi trọng việc phát triển giáo dục và đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, đặc biệt chú ý đến công tác đào tạo nghề cho người lao động.
Tỉnh luôn chú ý phát triển kinh tế - xã hội kết hợp chặt chẽ với bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển môi trường bền vững; kết hợp hài hoà giữa khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên tạo ra giá trị sản phẩm có hiệu quả kinh tế cao.
3.1.2. Các mục tiêu phát triển
Bảng 3.1. Tổng hợp các chỉ tiêu phát triển kinh tế tỉnh Bình Dương từ 2007 – 2020
Đơn vị: % 2007 - 2010 2011 - 2015 2016 - 2020 Tốc độ tăng trưởng Cơ cấu kinh tế Tốc độ tăng trưởng Cơ cấu kinh tế Tốc độ tăng trưởng Cơ cấu kinh tế Tổng GDP Công nghiệp Dịch vụ Nông nghiệp 15,0 16,9 14,6 3,6 100 65,5 30,0 4,5 14,5 14,5 16,5 3,4 100 62,9 33,7 3,4 13,0 12,3 16,1 3,2 100 52,2 42,2 2,3
Các mục tiêu phát triển của tỉnh Bình Dương theo từng giai đoạn như sau:
Đến 2010
Kết quả phát triển kinh tế - xã hội của Bình Dương trong thời gian qua đã đạt được những thành tựu. Tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong hơn 10 năm qua (1997 – 2007) đã tăng bình quân 15,16%/năm; trong đó công nghiệp – xây dựng tăng 18,6%/năm; các ngành dịch vụ tăng 14,7%/năm; các ngành nông – lâm – ngư nghiệp tăng 2,7%/năm. GDP bình quân đầu người/năm tăng 2 lần so với năm 1997.
Bình Dương có tốc độ tăng trưởng kinh tế gấp 2 lần so với trung bình cả nước, gấp 1,5 lần so với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; nhưng chỉ chiếm khoảng 5% GDP toàn vùng.
Mục tiêu của Bình Dương đặt ra từ nay đến 2010 là:
- Tăng tỉ trọng GDP của tỉnh trong GDP toàn vùng phát triển kinh tế trọng điểm Nam. Thời kì 2008 – 2010 tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn tiếp tục cao hơn trung bình toàn vùng, đạt trung bình khoảng 15,5%/năm; trong đó công nghiệp xây dựng đạt 16,9%/năm; dịch vụ đạt 14,6%/năm; các ngành nông – lâm – ngư nghiệp đạt 3,6%/năm.
- Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỉ trọng của các ngành dịch vụ từ
29,2% GDP năm 2007 lên trên 30% GDP năm 2010; các ngành công nghiệp và xây dựng tiếp tục tăng, chiếm khoảng 65,5% GDP, thời kì sau sẽ giảm dần; các ngành nông - lâm – ngư nghiệp giảm nhanh, từ 6,4% GDP năm 2007 xuống còn khoảng 4,5% GDP năm 2010.
- Cơ cấu lao động cũng chuyển dịch theo hướng chuyển dịch của cơ cấu kinh tế: lao động làm việc trong các ngành dịch vụ tăng từ 18,88% năm 2007 lên 30% năm 2010; các ngành công nghiệp – xây dựng sử dụng khoảng 50% lao động; các ngành nông – lâm – ngư nghiệp sử dụng lao động ở mức 20% năm 2010.
Hình 3.1. Chỉ tiêu cơ cấu lao động theo ngành kinh tế của
tỉnh Bình Dương, thời kì 2007 - 2020 20 14 45 48 50 61.73 18.88 45 38 30 19.39 10 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020
Nông - lâm - ngư nghiệp Dịch vụ
- Tạo việc làm cho số lao động tăng thêm hàng năm, giảm tỉ lệ thất nghiệp. Tỉ lệ lao động không có việc làm chiếm khoảng 5,0% lao động cần việc làm.
- Nâng cao thu nhập cho người lao động và nhân dân trong tỉnh. Nâng thu nhập bình quân đầu người từ 15,4 triệu đồng/người/năm (2007) lên 30 triệu đồng/người/năm (2010), bằng 82% của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
- Nâng cao sức khoẻ cho nhân dân, tăng tuổi thọ trung bình, tăng chiều cao và cân nặng. Tăng số
bác sĩ từ 4 người/vạn dân lên 8 người/vạn dân.
- Phát triển cơ cấu hạ tầng, tiếp tục xây dựng các trục đường giao thông huyết mạch. Phát triển hệ
thống giao thông nông thôn.
Đến 2015
Cùng với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Bình Dương sẽ cơ bản hoàn thành công nghiệp hoá. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến 2015 là:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh vẫn tiếp tục cao hơn trung bình toàn vùng, đạt trung bình trên 14,5%/năm thời kì 2011 – 2015; trong đó tố cđộ tăng trưởng của công nghiệp – xây dựng đạt 14,5%/năm, dịch vụ: 16,5%/năm, các ngành nông – lâm – ngư nghiệp: 3,4%/năm.
- Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỉ trọng của các ngành dịch vụ; tăng từ 30,0% GDP năm 2010 lên 33,7% năm 2015. Các ngành công nghiệp – xây dựng bắt đầu giảm, còn 62,9%GDP; các ngành nông lâm – ngư nghiệp giảm nhanh chỉ còn 3,4%GDP.
- Cơ cấu lao động tiếp tục chuyển dịch theo hướng lao động trong các ngành dịch vụ tăng từ
30,0% lao động năm 2010 lên 38,0% năm 2015; các ngành công nghiệp – xây dựng sử dụng 48,0% lao
động; các ngành nông – lâm – ngư nghiệp sử dụng lao động giảm từ 20,0% năm 2010 còn 14% lao
động năm 2015.
- Tạo việc làm cho số lao động tăng thêm hàng năm, giảm tỉ lệ thất nghiệp. Tỉ lệ lao động không có việc làm chiếm khoảng 4,2% lao động cần việc làm.
- Nâng cao thu nhập cho người lao động và cho nhân dân trong tỉnh. Nâng thu nhập bình quân
đầu người từ 30 triệu đồng lên 52 triệu đồng/ người, bắt đầu vượt thu nhập bình quân đầu người của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
- Tăng số cán bộ y tế lên đạt 38 cán bộ y tế/1 vạn dân, nâng từ 8 bác sĩ/1 vạn dân lên 15 bác sĩ/1 vạn dân.
- Phát triển cơ cấu hạ tầng, tập trung xây dựng các tuyến đường giao thông huyết mạch nhằm thúc
đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Đến 2020
Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Bình Dương đặt ra đến 2020 là:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn tiếp tục cao hơn toàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đạt trung bình trên 13,0%/năm thời kì 2016 – 2020; trong đó công nghiệp xây dựng đạt 12,3%/năm, dịch vụđạt 16,1%/năm; các ngành nông – lâm – ngư nghiệp đạt 3,2%/năm.
- Cơ cấu kinh tế vẫn tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỉ trọng của các ngành dịch vụ; tăng từ 33,7% GDP năm 2015 lên 42,2% GDP năm 2020. Các ngành công nghiệp – xây dựng bắt đầu giảm dần, còn khoảng 52,2% GDP; các ngành nông – lâm – ngư nghiệp tiếp tục giảm nhanh, còn khoảng 2,3% GDP.
- Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tăng lao động làm việc trong các ngành dịch vụ từ
38,0% lao động năm 2015 lên 45,0% năm 2020; các ngành công nghiệp – xây dựng sử dụng 45,0% lao
động; các ngành nông – lâm – ngư nghiệp sử dụng lao động giảm dần từ 14,0% lao động năm 2015 xuống còn 10,0% lao động năm 2020.
- Tạo việc làm cho số lao động tăng thêm hàng năm, tiếp tục giảm tỉ lệ thất nghiệp. Tỉ lệ lao động không có việc làm còn khoảng 4,0% lực lượng lao động cần việc làm. Phấn đấu đến năm 2020 đạt trên 50,0% lao động qua đào tạo.
- Nâng cao thu nhập cho người lao động và cho nhân dân trong tỉnh. Nâng thu nhập bình quân
đầu người từ 52,0 triệu đồng/người năm 2015 lên 89,6 triệu đồng năm 2020, vượt thu nhập bình quân
đầu người của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (bằng 117,0% của vùng).
- Tỉnh chú trọng phát triển về y tế, nâng số cán bộ y tế từ 38 cán bộ y tế/vạn dân lên 60 cán bộ y tế/vạn dân, từ 15 bác sĩ/vạn dân lên 25 bác sĩ/vạn dân.
- Để phát triển cơ cấu hạ tầng, tỉnh tập trung xây dựng các tuyến đường giao thông huyết mạch dọc và ngang; bắt đầu xây dựng các tuyến đường cao tốc song song một số tuyến giao thông chính.
- Điều chỉnh các khu công nghiệp, cụm công nghiệp theo hướng mở rộng quy mô, nâng cao kĩ
thuật công nghệ tiên tiến. Ở TX. Thủ Dầu Một phát triển theo hướng công nghiệp sạch, công nghệ cao gắn dịch vụ cao. Khu vực phía Bắc tỉnh hình thành các khu công nghiệp lớn và tập trung: Bến Cát, Tân Uyên, Dầu Tiếng. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp và công nghiệp hoá. Triển khai tổ chức thực hiện tốt các khu công nghiệp đã được phê duyệt như khu kiên hợp công nghiệp – dịch vụ - đô thị và các khu công nghiệp phía Nam. Ưu tiên đầu tư các trường, trung tâm đào tạo, dạy nghề; bệnh viện và các trung tâm chăm sóc sức khỏe cộng đồng, các trung tâm dịch vụ, tài chính, ngân hàng, các trung tâm dịch vụ kĩ thuật cao, công nghệ sinh học, công nghệ tin học…
3.2. Định hướng phát triển dân số và kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến 2020
3.2.1. Dự báo, định hướng phát triển dân số
Dân số tỉnh Bình Dương được dự báo trên cơ sở giảm tốc độ tăng dân số tự nhiên, tăng cơ học phù hợp với tăng trưởng kinh tế do sự phát triển nhanh các khu công nghiệp. Tỉnh chú trọng sử dụng nguồn lao động địa phương kết hợp nguồn lao động nhập cư trong các ngành sản xuất nhằm thúc đẩy
nhanh tốc độ phát triển kinh tế. Những năm gần đây, chính sách thu hút nguồn nhân lực của Bình Dương đã phát huy được hiệu quả. Trong những năm tới, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh chính sách thu hút lao
động, tạo nhiều việc làm và phát triển mạnh mẽ hệ thống đào tạo, hướng nghiệp nguồn lao động sẵn có và từ ngoài tỉnh; chú trọng lực lượng lao động có kĩ thuật và quản lí đáp ứng sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp, dịch vụ trong giai đoạn tới.
- Dự báo dân số
Bảng 3.2. Dự báo dân số tỉnh Bình Dương thời kì 2008 – 2020