Lựa chọn phương án phát triển

Một phần của tài liệu Dân số và phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bình Dương (Trang 93 - 94)

2007 2010 2015 2020 Tỉ lệ gia tăng tự nhiên (%)

3.2.2.2.Lựa chọn phương án phát triển

Xuất phát từ tình hình thực tế, thời kì 1997 – 2000, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Bình Dương

đạt 14,95%/năm; thời kì 2000 – 2003 đạt 15,23%/năm; thời kì 2005 – 2007 đạt 15,04%/năm.

Xuất phát từ yêu cầu của Bình Dương có những bước đi bứt phá nhanh để có quy mô kinh tế lớn hơn; chuyển dịch cơ cấu lao động nhanh hơn; tốc độđô thị hoá nhanh đảm bảo để trở thành một thành phố của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước.

Xuất phát từ các lợi thế:

- Về vị trí địa lí: tỉnh Bình Dương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam – nơi có tốc độ

tăng trưởng kinh tế rất cao và sức thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư vào vùng trong thời gian qua; đồng thời có chủ trương lớn của Nhà nước tập trung đầu tư phát triển cho vùng kinh tế động lực. Bình Dương cần đón lấy cơ hội này để hoạch định và lựa chọn phương án phát triển.

- Bình Dương là cửa ngõ của TP. HCM - một trung tâm đô thị, kinh tế và dịch vụ lớn nhất của cả

nước, đến nay đã có nhiều dấu hiệu lan toả của cực tăng trưởng này. Nhiều ngành công nghiệp đã di chuyển khỏi thành phố Hồ Chí Minh ra các tỉnh lân cận, trong đó có tỉnh Bình Dương. Tỉnh Bình Dương đã tập trung thu hút đầu tư, hình thành các trung tâm công nghiệp tập trung ở xung quanh TP. HCM, nhưở Thuận An, Dĩ An, Bến Cát, TX.Thủ Dầu Một và Tân Uyên.

Trong thời kì đến 2020, Bình Dương vẫn tiếp tục đón nhận xu thế có lợi cho tăng trưởng kinh tế

và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và phát triển đô thị.

Chn phương án

Từ những lập luận trên có thể lựa chọn phương án 2. Vì phương án này là phương án khả thi có tính đến những thuận lợi, lợi thế và những khó khăn, hạn chế trong thời gian tới. Những thuận lợi, lợi thế chủ yếu là sự tăng đầu tư của nước ngoài và tư nhân trong nước; sự năng động của chính quyền, thành phần kinh tế và nhân dân; những điều kiện thuận lợi khách quan về vị trí địa lí, điều kiện tự

nhiên. Những khó khăn hạn chế cơ bản của phương án này là vốn nhà nước hạn hẹp, vốn FDI không

ổn định; đầu tư cơ cấu hạ tầng kĩ thuật và hạ tầng xã hội đòi hỏi lượng vốn lớn; đào tạo công nhân lành nghề trở nên bức bách.

Kết quả tính toán của phương án 2 có tốc độ tăng trưởng bình quân thời kì 2007 – 2010 là 12,97%/năm; thời kì 2010 – 2015 là 14,85%/năm; thời kì 2015 – 2020 là 13,04%/năm; tốc độ tăng trưởng chung toàn thời kì 2007 – 2020 là 13,72%/năm. Trong đó, tốc độ tăng trưởng của các khu vực kinh tế lần lượt theo các thời kì tương ứng là: công nghiệp – xây dựng: 14,64%/năm, 15,06%/năm, 12,31%/năm, 13,90%/năm; dịch vụ: 9,64%/năm, 16,48%/năm, 16,09%/năm, 14,72%/năm; nông – lâm – ngư nghiệp: 5,23%/năm, 3,43%/năm, 3,61%/năm và 3,91%/năm. Như vậy, các kết quả dự báo của

phương án 2 phù hợp nhất với mục tiêu phát triển mà tỉnh đã đề ra qua các thời kì phát triển từ 2007 – 2020.

Bảng 3.8. Dự báo cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Dương - phương án 1

Đơn vị: % (tính theo giá hiện hành)

2000 2007 2010 2015 2020

Công nghiệp – xây dựng Dịch vụ

Nông – lâm – ngư nghiệp

58,1 25,2 16,7 64,4 29,2 6,4 65,5 24,8 4,9 77,5 19,4 3,1 78,5 19,4 2,1

Nguồn: Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến 2020.

Ở phương án 1, đến năm 2010, tỉ trọng của ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 65,5% GDP; dịch vụ giảm xuống còn 24,8% GDP; đến năm 2015, tỉ trọng của ngành công nghiệp - xây dựng tăng lên 77,5% GDP, ngành dịch vụ chiếm 19,4% GDP và đến năm 2020 công nghiệp - xây dựng chiếm 78,5% GDP, các ngành dịch vụ vẫn chiếm 19,4% GDP. Cơ cấu kinh tế như vậy sẽ tạo sự chênh lệch lớn trong cơ cấu kinh tế theo hướng tỉ trọng của ngành công nghiệp quá cao trong khi của ngành dịch vụ lại thấp. Vì vậy, phương án 1 sẽ không chọn.

Bảng 3.9. Dự báo cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Dương - phương án 2

Đơn vị: % (tính theo giá hiện hành)

2000 2007 2010 2015 2020

Công nghiệp – xây dựng Dịch vụ

Nông – lâm – ngư nghiệp

58,1 25,2 16,7 64,4 29,2 6,4 65,5 30,0 4,5 62,9 33,7 3,4 55,5 42,2 2,3

Nguồn: Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến 2020. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ở phương án 2, cơ cấu kinh tế hợp lí và cũng phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh

đã đề ra. Cơ cấu kinh tế năm 2010: công nghiệp - xây dựng: 65,5% GDP, dịch vụ: 30,0% GDP, nông - lâm - ngư nghiệp: 4,5% GDP; năm 2015 công nghiệp - xây dựng có xu hướng giảm nhẹ so với 2010: 62,9% GDP; dịch vụ tăng chiếm 33,7% GDP và nông - lâm - ngư nghiệp còn 3,4% GDP. Đến năm 2020, cơ cấu kinh tế thể hiện công nghiệp - xây dựng chiếm 55,5% GDP; dịch vụ chiếm 42,2% GDP; nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 2,3% GDP. Như vậy, việc lựa chọn phương án 2 là phù hợp hơn cả.

Bảng 3.10. Dự báo cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Dương - phương án 3

Đơn vị: % (tính theo giá hiện hành)

2000 2007 2010 2015 2020

Công nghiệp – xây dựng Dịch vụ

Nông – lâm – ngư nghiệp

58,1 25,2 16,7 64,4 29,2 6,4 62,9 32,5 4,6 59,8 37,3 2,9 50,0 48,1 1,9

Nguồn: Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến 2020.

Phương án 3 là phương án cao hơn phương án 2, đề nghị là phương án phấn đấu.

Một phần của tài liệu Dân số và phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bình Dương (Trang 93 - 94)