Dân số và lao động

Một phần của tài liệu Dân số và phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bình Dương (Trang 77 - 78)

1997 1999 2001 2003 2005 2007 Tổng (nghìn người)

2.4.2.Dân số và lao động

Bảng 2.47. Quy mô dân số và lao động của tỉnh Bình Dương (1997 – 2007)

Đơn vị: nghìn người 1997 1999 2001 2007 Tốc độ tăng trưởng 1997 – 2007 (%) Dân số Nguồn lao động - Số người trong độ tuổi lao động - Số người ngoài độ tuổi lao động thực tế

có tham gia lao động

679,044 348,424 348,424 20,890 721,933 371,496 23,103 769,946 457,508 23,732 1.075,457 736,670 22,201 4,60 7,77 0,61

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Bình Dương năm 1997, 1999, 2004, 2007.

Tốc độ tăng trưởng dân số trung bình của Bình Dương thời kì 1997 – 2007 là 4,60%/năm, mức tăng dân số trong tuổi lao động là 7,77%/năm, gấp 1,7 lần mức tăng dân số; mức tăng lao động trong các ngành kinh tế là 7,91%/năm. Qua số liệu này có thể thấy ở Bình Dương việc giải quyết việc làm cho người lao động khá tốt.

Tính trên phạm vi toàn tỉnh, tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế; số người trong độ tuổi lao động đang đi học và làm nội trợ chiếm hơn 90% số người trong độ tuổi lao động. Cụ

thể năm 1997, tổng số người đang làm việc trong các ngành kinh tế, số người trong độ tuổi lao động

đang đi học và làm nội trợ chiếm 93,51% nguồn lao động. Tỉ lệ này năm 2007 là 94,70%. Qua đó có thể thấy trong những năm qua tỉ lệ không có việc làm của Bình Dương ở mức trên 6,0%. Vì vậy, trong thời gian tới tỉnh cần chú trọng hơn nữa công tác giải quyết việc làm cho người lao động.

Cơ cấu dân số theo tuổi và giới tính của tỉnh cũng có ảnh hưởng đến nguồn lao động và cơ cấu lao

động. Nhìn chung, số người trong độ tuổi lao động của tỉnh và trên độ tuổi lao động có xu hướng tăng lên. Năm 1997, số người trong độ tuổi lao động chiếm 54,41% dân số, số người trên tuổi lao động chiếm 5,81% dân số. Năm 2007, số liệu tương ứng là 68,97% và 7,67%. Ngược lại, số trẻ em có xu hướng giảm, từ 39,77% (1997) giảm xuống còn 23,35% dân số (2007) do tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm dần. Điều này làm cho nguồn lao động của Bình Dương ngày càng tăng lên cả về số liệu tuyệt đối và tương đối.

Tỉnh Bình Dương có số nữ trong và trên độ tuổi lao động cao hơn nam trong khi số nữ dưới tuổi lao động lại thấp hơn nam. Một trong những nguyên nhân chính khiến nữ nhiều hơn nam trên địa bàn tỉnh trong độ tuổi lao động là do trong giai đoạn thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá giai đoạn từ

1997 đến nay trên địa bàn tỉnh cũng luôn ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp nhẹ như giày da, may mặc….thu hút nhiều lao động nữ từ các địa phương khác đến làm việc.

Tỉnh cũng chú trọng đến công tác đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn lao động để đáp ứng

được nhu cầu ngày càng cao của các nhà tuyển dụng.

Tính đến năm 2007, mạng lưới dạy nghề trên địa bàn tỉnh gồm 30 cơ sở (3 cơ sở dạy nghề thuộc Trung ương quản lí và 27 cơ sở dạy nghề thuộc địa phương quản lí). Năm 2007 dạy nghề được cho 18.741 học viên với 1.600 học viên hệ dài hạn được tuyển mới và 17.141 hệ ngắn hạn, đạt 108,9% kế

hoạch năm. Về trang thiết bị phục vụ công đào tạo nghề: Tỉnh đã phân bố vốn chương trình mục tiêu quốc gia hỗ trợ mua sắm trang thiết bị dạy học nghề từđầu năm 2007 cho trường Kĩ thuật Việt Nam – Singapore, Trường Trung cấp nghề và các trung tâm dạy nghề TX. Thủ Dầu Một và các huyện: Tân Uyên, Dĩ An với số tiền là 7,2 tỉ đồng. Tỉnh hiện có 425 giáo viên trên tổng số 696 cán bộ, giáo viên, nhân viên trong các cơ sở đào tạo nghề. Trong đó, số giáo viên đạt chuẩn là 380 người (chiếm tỉ lệ

90%). Tuy vậy, nhìn chung các cơ sở vẫn còn thiếu giáo viên, nhất là nhưng cơ sở mới đào tạo.

Trong những năm gần đây, với tốc độ phát triển công nghiệp của tỉnh, nhu cầu tuyển dụng lao

động rất lớn, đa số học viên sau khi học nghềđều có việc làm ổn định. Đặc biệt có những ngành nghề

doanh nghiệp đăng kí tuyển dụng ngay trong thời gian đang theo học tại trường (cơ khí, điện, mộc…).

Một phần của tài liệu Dân số và phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bình Dương (Trang 77 - 78)