- Ảnh hưởng của dân sốđến giáo dục
Sự thay đổi về quy mô và chất lượng dân số sẽ ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng của hệ
thống giáo dục. Ở các nước đang phát triển, khi tỉ lệ tăng dân số cao, cơ cấu dân số trẻ trong khi kinh tế
chậm phát triển, vốn đầu tư cho giáo dục ít sẽ dẫn đến gánh nặng cho sự phát triển của nền giáo dục. Dân số đông và tăng nhanh thì số dân đi học cũng đông và đòi hỏi phải mở thêm nhiều trường lớp, phải đầu tư nhiều và nhanh, cung cấp sách giáo khoa, đồ dùng dạy học, giấy bút và các học phẩm khác nhiều hơn, nhanh hơn, đào tạo giáo viên và bồi dưỡng cán bộ giáo dục cũng phải tăng lên.
Mặt khác, dân số đông và tăng nhanh sẽ tác động đến quy mô và chất lượng giáo dục thông qua chất lượng cuộc sống. Thí dụ, tỉ lệ tăng dân số trên 1% hàng năm trở lên, nhưng sản xuất lương thực chỉ tăng dưới 2,5% và tổng thu nhập quốc nội chỉ tăng dưới 4% hàng năm, thì mức sống vật chất sẽ
thấp, đời sống sẽ khó khăn, nhiều trẻ em không được tới trường, chất lượng dạy và học sẽ giảm sút, trẻ
em phải bỏ học, nạn mù chữ tăng lên, trường sở không được tu bổ kịp thời.
Dân số tác động đến giáo dục một cách tích cực hoặc tiêu cực là do chiều hướng và tính chất của sự
biến động dân số.
+ Dân số nếu phát triển hợp lí, cân đối thì sẽ trở thành điều kiện rất thuận lợi cho sự phát triển giáo dục cả về chất lượng cũng như số lượng. Vì dân số phát triển cân đối với của cải do xã hội làm ra, tức
là tái sản xuất con người phù hợp với sản xuất ra của cải vật chất, chất lượng cuộc sống ngày một cao hơn, giáo dục được đầu tư thích đáng.
+ Nếu dân số tăng quá nhanh sẽ dẫn đến sự gia tăng tỉ trọng dân số trong độ tuổi đi học. Hậu quả là chất lượng và quy mô phát triển của giáo dục đều sút kém do tác động tiêu cực trực tiếp và gián tiếp của dân số. Chất lượng giáo dục là một bộ phận của chất lượng cuộc sống xã hội nói chung. Chất lượng giáo dục sẽ giảm sút một cách tất yếu nếu như chất lượng cuộc sống giảm sút do mất cân đối giữa sản xuất của cải vật chất với tái sản xuất con người.
Ở nước ta do quy mô dân số tăng nhanh nên số lượng học sinh cũng không ngừng tăng, nhưng những năm gần đây có xu hướng giảm do tỉ suất sinh giảm dần (bảng 1.8).
Bảng 1.8. Sự phát triển dân số và số lượng học sinh ở Việt Nam, thời kì 1995 – 2007
1995 – 1996 – 1996 1997 – 1998 1999 – 2000 2001 – 2002 2003 – 2004 2005 – 2006 2006 – 2007 Số lượng HS (nghìn HS) 15561,0 16970,2 17685,3 17875,6 17505,4 16650,6 16256,6 Dân số (nghìn người) 72576 74882 77116 79207 81467,1 82569 84155,8 % số HS /tổng số dân 21,44 22,66 22,93 22,56 21,48 20,16 19,31
Nguồn: Niên giám Thống kê, 2006.
Tác động gián tiếp của quy mô và tốc độ tăng dân số thể hiện thông qua ảnh hưởng của sự gia tăng dân số nhanh đến chất lượng cuộc sống, mức thu nhập, từđó ảnh hưởng đến đầu tư cho giáo dục,
ảnh hưởng đến quy mô, chất lượng giáo dục và sự bình đẳng trong giáo dục.
+ Cơ cấu dân số theo tuổi cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của giáo dục
Cơ cấu dân số trẻ dẫn đến số người trong độ tuổi đi học đông, nhu cầu giáo dục lớn và ngược lại.
Ở hầu hết các nước đang phát triển, do mức sinh cao nên cơ cấu dân số trẻ. Do đó, quy mô của nền giáo dục tương ứng với dân số này thông thường có số học sinh cấp I (tiểu học) > cấp II (THCS) > cấp III (THPT). Ngược lại, những nước có cơ cấu dân số già, cấu trúc của nền giáo dục tương ứng sẽ có số
lượng học sinh cấp I < cấp II < cấp III. Điều này cũng đúng với Việt Nam (bảng 1.9).
Bảng 1.9. Số lượng học sinh các cấp của Việt Nam, thời kì 1995 – 2007 Số HS (nghìn HS) 1995 – 1996 1999 – 2000 2003 – 2004 2006 – 2007 Tỉ lệ HS năm học 2006 – 2007 (%) Số HS tiểu học 10228,8 10033,5 8346,0 7029,4 43,24 Số HS THCS 4312,7 5694,8 6569,8 6152,0 37,84 Số HS THPT 1019,5 1957,0 2589,6 3075,2 18,92 Tổng số 15561 17685,3 17505,4 16256,6 100,0
Nguồn: Niên giám Thống kê, 2006.
Ở thành thị và các vùng đông dân, kinh tế phát triển mạnh và cơ sở hạ tầng khá tốt. Vì vậy, những nơi này hệ thống giáo dục thường phát triển hơn nên trẻ em có nhiều cơ hội đến trường hơn những vùng nông thôn kinh tế kém phát triển, dân cư thưa thớt. Mật độ dân số quá lớn, số trẻ em đi học cao gây nên sự quá tải, học sinh phải học cả ca 3. Ngược lại, ở nơi dân cư thưa thớt, số trẻ em trong độ tuổi
đi học không nhiều, khoảng cách từ nhà đến trường lớn cũng là một yếu tố gây khó khăn cho ngành giáo dục.
- Ảnh hưởng của giáo dục đến dân số
+ Ảnh hưởng của giáo dục đến quá trình hôn nhân
Ảnh hưởng của giáo dục đến quá trình hôn nhân thể hiện qua quyền lựa chọn bạn đời; tuổi kết hôn lần đầu và li hôn. Thanh niên nam nữ có trình độ học vấn cao, đặc biệt là phụ nữ có quyền tự do lựa chọn người bạn đời mà mình sẽ chung sống, lựa chọn thời điểm kết hôn và li hôn khi cần thiết.
+ Ảnh hưởng của giáo dục đến mức sinh
Trên thế giới có rất nhiều công trình nghiên cứu ảnh hưởng của giáo dục đến mức sinh. Hầu hết các công trình nghiên cứu đều khẳng định rằng giáo dục có vai trò quyết định trong việc giảm mức sinh. Ảnh hưởng của giáo dục đến mức sinh được thể hiện như sau: trình độ học vấn cao sẽ làm thay
đổi nhận thức và phương pháp sinh đẻ, về số con và thời điểm sinh con. Điều đó thúc đẩy sự tự nguyện sử dụng các biện pháp tránh thai, làm giảm mức sinh. Số lượng trẻ em sinh ra lại tạo điều kiện cho phụ
nữ nâng cao trình độ học vấn. Trình độ học vấn cao lại là tiền đề làm giảm mức sinh.
Tuy nhiên, không phải khi phụ nữ có trình độ học vấn cao thì họ thôi không sinh con nữa. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh rằng để giáo dục có ảnh hưởng đến việc giảm sinh thì trình độ
của dân số phải đạt đến một mức gọi là “ngưỡng” và đến một “ngưỡng” nhất định thì mức sinh không giảm nữa. Ngưỡng học vấn có ảnh hưởng đến mức sinh ở các nước khác nhau thì khác nhau, tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội của nước đó.
+ Giáo dục có ảnh hưởng đến mức chết
Trình độ giáo dục có ảnh hưởng đến mức chết, đặc biệt mức chết trẻ em. Hầu hết các công trình nghiên cứu về mức chết trẻ em ở các nước đang phát triển đều cho rằng trình độ giáo dục, đặc biệt là trình độ giáo dục của người phụ nữ là “chìa khoá” để giảm mức chết trẻ em. Phụ nữ có trình độ học vấn thấp thường sinh nhiều con hơn, khoảng cách giữa 2 lần sinh thường ngắn hơn 24 tháng. Đồng thời những phụ nữ có trình độ học vấn thấp thường ít hiểu biết về cách nuôi con và phòng chống các bệnh tật, họ cũng thường là những người có thu nhập thấp nên ít có điều kiện để chăm sóc con tốt hơn khi
ốm đau. (bảng 1.10)
Bảng 1.10. Mối quan hệ giữa giáo dục và mức chết của trẻ em năm 2005
Nhóm nước Tbiỉ lếệt ch ngườữ (%) i lớn biTỉế lt chệ phữụ (%) nữ dướTỉi 5 tu suất chổi (‰) ết
Thu nhập thấp 60,2 51 119
Thu nhập trung bình 90,0 80 40
Thu nhập cao 91,0 98 7
Nguồn: Nguyễn Minh Tuệ - Giáo trình dân số - sức khỏe sinh sản
Tóm lại, giáo dục có ảnh hưởng đến mức sinh và mức chết của dân số. Tuy nhiên, giáo dục là một trong các nhân tố thuộc yếu tố kinh tế - xã hội, tác động đến sinh và chết của dân số thông qua các yếu tố trung gian như tuổi của bà mẹ, khoảng cách giữa 2 lần sinh con, số con sinh ra trong gia đình và tỉ lệ
thực hiện các biện pháp tránh thai, điều kiện chăm sóc con khi bệnh tật, ốm đau….
Ngoài ra, giáo dục còn ảnh hưởng đến di dân, đặc biệt là di dân từ nông thôn ra thành thị. Phần lớn các nước đang phát triển, thành thị là nơi có điều kiện sống tốt hơn và dễ kiếm việc làm hơn nông thôn. Do đó, những người có trình độ học vấn cao thường ra thành thị làm ăn sinh sống.