Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh vận tải hàng không của hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) doc (Trang 46 - 50)

 Khâu quản lý nhập và cấp vé còn yếu và thiếu chính xác, chặt chẽ.

 Tuy lãnh đạo và nhân viên của hãng là một đội ngũ trẻ và nhiệt tình song không tránh khỏi một số bộ phận nhỏ không làm đúng theo nguyên

tắc , chưa có trách nhiệm cao trong công việc ví dụ như việc kiểm soát

không chặt chẽ , thiếu trách nhiệm hay cố tình chấp nhận vận chuyển trái quy định để kiếm lợi riêng tại các đầu sân bay ...

 Chưa có những hình thức kỷ luật triệt để cho những hành vi vi phạm

 Những bộ phận đi nghiên cứu những tiến bộ về khoa học , công nghệ

mới trên thế giới để về phổ biến cho cán bộ , công nhân viên còn hạn chế  Nhân lực thiếu do khối lượng công việc tăng

 Tuy đã đề ra và đưa vào trong quy trình quản lý nhưng những cuộc thảo

luận về những vấn đề phát sinh, những vướng mắc trong công việc chưa được thực hiện thường xuyên (hàng tháng)

 Tuy có tiến bộ trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ nhưng chất lượng , cơ cấu đội ngũ cán bộ lao động chưa đáp ứng được yêu cầu ; số lượng

cán bộ quản lý , cán bộ kỹ thuật đầu ngành còn thiếu.

2.4. NHỮNG KHÓ KHĂN THÁCH THỨC ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA HÃNG HÀNG KHÔNG QUỐC GIA VIỆT NAM DOANH CỦA HÃNG HÀNG KHÔNG QUỐC GIA VIỆT NAM

2.4.1. Phải cạnh tranh với các hãng hàng không khác mạnh hơn

Mặc dù có thuận lợi khi hoạt động trong thị trường HK mở, nhưng khó khăn mới bắt nguồn ngay trongnhững lợi thế đó, mà cạnh tranh là một điển hình. Cạnh tranh trong thị trường Hàng không mở buộc các hãng phải tự hoàn thiện

tiềm năng nội lực của một hãng Hàng không rất lớn cả về cơ sở vật chất, tài chính và nguồn nhân lực, nếu không sẽ bị văng ra khỏi quỹ đạo HKQT.

Có thể thấy rằng các Hãng Hàng không quốc tế chỉ định khai thác tại Việt

Nam, cũng như các hãng HK cùng khai thác với VNA ở các thị trường QT đều

là những hãng tầm cỡ trên thế giới, họ có khả năng tự làm chủ được việc chuyên chở trên các tuyến bay của họ. Trong khi đó trên các tuyến bay QT, yêu cầu về

chất lượng phục vụ thường rất cao trong khi khả năng đáp ứng của VNA vẫn

còn có hạn. Đối với nguồn khách chính mà VNA có thể phát động là khách du lịch và khách có thu nhập thấp nhưng Việt Nam vẫn chưa phải là điểm du lịch

hấp dẫn, cơ sở vật chất kỹ thuật của VNA còn hạn chế, có khoảng cách so với

các hãng HK khác trên thế giới, trong khi đó giá cả dịch vụ thì không rẻ hơn.

Tóm lại, phải cạnh tranh với các đối thủ tầm cỡ là trở ngại lớn cho hãng Hàng không nhỏ, ít vốn như VNA sẽ gặp không ít khó khăn để khỏi bị hụt hơi trên đường đua vận tải HKQT. Do đó ngoài giải pháp tiếp cận bằng hợp tác liên minh, VNA cần phải nghiên cứu ứng dụng chiến lược marketing phù hợp với quan điểm kinh doanh hiện đại thì mới có khả năng nâng cao nănglực cạnh tranh trong môi trường Hàng không mở như hiện nay.

2.4.2. Đối mặt với tình trạng chiến tranh và dịch bệnh trong khu vực:

Sau cuộc khủng hoảng tiền tệ các nước Châu á và các vụ tai nạn máy bay

liên tiếp của một số hãng Hàng không trên thế giới phần nào đã làm ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng chung của ngành vận tải Hàng không trong khu vực, thêm vào đó là chiến tranh irắc và dịch bệnh SARS đàu năm 2003, dịch cúm gà

đầu năm 2004. Khả năng tài chính của một số nước gặp nhiều khó khăn đã dẫn đến sự phá sản của nhiều ngành, Công ty trong và ngoài nước mà ngành Hàng không cũng không phải là một ngoại lệ.

Các hãng Hàng không Châu Á nói chung và VNA nói riêng đang phải đối đầu với việc giảm một lượng lớn khách du lịch tới khu vực( là nguồn thu ngoại

tệ mạnh của Chính phủ),làm cho lưu lượng khách đi và đến Châu Á giảm mạnh

trong khi các khu vực khác vẫn tăng cao. Điều này thể hiện rõ nét trong bảng 4.1

Bảng 4.1: Mức tăng trưởng lưu lượng khách theo khu vực năm 2003 -

2004.

Khu vực Châu Á Bắc Mỹ Châu Âu Caribê và Mỹ La

tinh

2003 giảm 8,9% Tăng 2,0% tăng 6,8% tăng 12,3%

2004 giảm 5,6% Tăng 2,2% tăng 7,8% tăng 10%

Hầu hết các hãng Hàng không trong khu vực Châu á đều phải hủy bỏ một

số đường bay, cắt giảm tần suất bay do tình trạng kinh doanh thua lỗ. Một số

hãng hàng không phải áp dụng các biện pháp cực đoan như cắt giảm chi phí, sa

thải người lao động,điển hình là: Công ty Sempati có tới 60% nhân viên các đội

bay bị mất việc làm, Công ty Bouraq đệ trình Chính phủ phê chuẩn sa thải 1194

nhân viên, và Công ty Garuda sa thải 400 nhân viên . Các hãng Hàng không này của Indonexia đang có nguy cơ bị phá sản.

Đối với các hãng HK thành viên AAPA cũng không khá gì hơn, họ đang

gặp nhiều khó khăn do cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế gây thiệt

hại lớn đến kinh doanh. Chỉ trong vòng hai năm, các hãng này đã bắt đầu mất đi

giá trị kinh tế mà họ đã tạo được trong quá khứ. Sự giảm mạnh mới đây trong thị trường chứng khoán đã phá hoại thị trường của các hãng AAPA, chỉ có những

hãng HK xây dựng được lợi thế cạnh tranh và không ngừng tạo được giá trị cổ

phần thì mới có thể vượt qua những thách thức về cơ cấu kinh tế hiện nay. Nhưng thực tế cho thấy các hãng này vẫn chưa có biểu hiện hồi phục. Các số

liệu thống kê tính tới hết tháng 6/2204 phản ánh kết quả vận chuyển hành khách lẫn vận tải hàng hoá đều ảm đạm do kinh tế các nước này tiếp tục suy yếu làm cho nhu cầu về HK giảm. Trong quý 2 năm 2004 vận tải hành khách của các

hãng AAPA giảm mạnh, cụ thể: Doanh thu hành khách/Km (RPK) giảm 6%,

còn số lượng hành khách giảm 8,9%, phương tiện vận tải tăng 0,5% trong khi hệ

số vận tải giảm 4,6%, điển hình là hãng Korean Airlines và ASIANA Airlines của Hàn Quốc có doanh thu hành khách/Km và PAX giảm hơn 20%.

Bên cạnh đó hình ảnh và uy tín của các hãng HK khu vực châu Á đang bị

giảm dần do tình trạng uy hiếp an toàn và tai nạn máy bay liên tiếp xẩy ra, cũng

là một trong nguyên nhân ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh vận tải HK của các nước trong khu vực. Điển hình là SILKARIR không thể bình phục sau cơn suy

thoái do vụ tai nạn máy bay tháng 12/2003. Hay China Airlines (CAL) cũng chưa bình phục sau tai nạn máy bay tháng 2/2004. Tình trạng vận chuyển giảm

sút của hai hãng được thể hiện ở bảng 4.2.

AILKARIR CAL

Doanh thu khách/Km Sản lượng khách Doanh thu khách/Km Sản lượng khách

giảm 25,2% Giảm 30,2% Giảm 4,8% Giảm 11,2%

Tóm lại, trong bối cảnh chung đó, nền kinh tế Việt Nam nói chung và VNA nói riêng cũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng bởi tình trạng suy yếu của nền kinh tế khu vực, và tình trạng bi đát trong kinh doanh vận tải HK của các nước khu vực Châu Á- Thái Bình Dương. Những lợi thế của giai đoạn 2003 -

2004 mà VNA đã giành được chưa đủ tích luỹ cho nguồn nội lực để VNA chuẩn

bị bước và kỷ nguyên mới, thì khó khăn này đã làm cho VNA khó có phát triển

trong thời gian tới.

2.4.3. Mạng đường bay còn đơn giản.

Tính đến năm 1998 cơ cấu mạng đường bay của VNA được thể hiện ở

bảng 4.3.

Bảng 4.3: Cơ cấu mạng bay của VNA năm 2004

NỘI ĐỊA QUỐC TẾ

ĐƯỜNG BAY CHẶNG BAY THÀNH PHỐ ĐƯỜNG BAY CHẶNG BAY THÀNH PHỐ

41 25 30 20 25 35 28 Với mạng đường bay như trên mới chỉ bao phủ hầu hết các tỉnh thành

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh vận tải hàng không của hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) doc (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)