Các giải pháp phát triển kinh tế tăng khả năng sử dụng lao động.

Một phần của tài liệu Hiện trạng và định hướng sử dụng lực lượng lao động trong ngành công nghiệp ở tỉnh Bà Rịa ,Vũng Tàu (Trang 138 - 142)

CÔNG NGHIỆP Ở BÀ RỊA – VŨNG TÀU

3.4.2. Các giải pháp phát triển kinh tế tăng khả năng sử dụng lao động.

công nghiệp gây ra bởi vẫn còn sử dụng quy trình công nghệ thấp, không qua xử lý hay xử lý không triệt để trước khi thải ra môi trường. Điều đó đã gây tác hại trực tiếp đến sức khỏe người lao động. Cần tiếp tục làm tốt công tác y tế, vệ sinh môi trường cụ thể là:

- Củng cố mạng lưới bệnh viện, trạm y tế, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người lao động.

- Đẩy mạnh việc chăm sóc sức khỏe ban đầu, vận động người lao

động sử dụng các loại vắc xin phòng bệnh.

- Quan tâm hơn nữa đến công nhân, yêu cầu các chủ sử dụng lao động mua bảo hiểm cho 100% lao động.

- Làm tốt công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh ăn uống, tuyên truyền phổ biến việc sử dụng các phương tiện bảo hộ lao động, bảo vệ sức khỏe cho người lao động.

- Nghiên cứu mở rộng ứng dụng công nghệ xử lý chất thải ở tất cả các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở công nghiệp.

3.4.1.4.Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho công nhân là biện pháp tăng chất lượng lao động.

3.4.2. Các gii pháp phát trin kinh tế tăng kh năng s dng lao động. động.

3.4.2.1.Củng cố và phát triển cơ sở hạ tầng, tạo mọi điều kiện thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, phát triển sản xuất trong tỉnh.

Huy động mọi nguồn vốn đầu tư phát triển tập trung, xây dựng hệ

thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật như cảng biển, đường bộ, đường sắt, cấp điện, khí đốt, cấp và thoát nước theo hướng hiện đại. Hoàn thiện hạ tầng đô thị để

đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn hiện nay và tạo tiền

đề cho sự phát triển mạnh hơn trong giai đoạn sau.

Tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội, đảm bảo yêu cầu phát triển giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao… tạo điều kiện cho phát triển kinh tế xã hội bền vững, hiệu quả.

3.4.2.2.Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong ngành công nghiệp.

Chuyển đổi cơ cấu trong công nghiệp trên địa bàn không chỉ tạo điều kiện thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong tỉnh mà còn đảm bảo mối quan hệ gắn bó giữa thành thị và nông thôn, góp phần ổn định dân cư, hạn chế

làn sóng nhập cư vào tỉnh.

Công nghiệp khai thác dầu, khí sẽ giảm dần tỉ trọng trong cơ cấu công nghiệp. Năm 2010 sẽ chiếm khoảng 46,7% đến năm 2020 sẽ còn khoảng 17,8% (so với mức 53,9% năm 2005)

Ngành công nghiệp cơ bản như hóa chất (trong đó có hóa dầu), công nghiệp sản xuất điện sẽ tăng nhanh trong cơ cấu. Đến năm 2010 tỉ trọng ngành công nghiệp hóa chất sẽ tăng lên 10,8% và 2020 là 43,9% so với mức 11% của năm 2005). Tỉ trọng ngành sản xuất điện đến năm 2010 sẽ là 31,05% so với mức 25,5% của năm 2005.

Các ngành công nghiệp luyện kim cũng có sự tăng trưởng nhanh cùng với sự xuất hiện của các cơ sở sản xuất thép và nhôm kim loại quy mô lớn. Tỉ

trọng của ngành công nghiệp này đến năm 2015 sẽ đạt khoảng 8,96% và 2020 là 10,05% so với mức 2,84% năm 2005.

Như vậy cơ cấu công nghiệp của tỉnh được hình thành trong giai đoạn 2010 – 2020 sẽ là cấu công nghiệp nặng, công nghiệp sản xuất điện năng và tư liệu sản xuất.

3.4.2.3.Hợp tác quốc tế

 Thu hút đầu tư nước ngoài và khuyến khích sử dụng lao động có hiệu quả

Có chính sách phù hợp để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tăng cường vốn nhàn rỗi trong nhân dân bằng chính sách lãi suất tiền gửi hấp dẫn hay khuyến khích đầu tư vào những ngành nghể đảm bảo đồng vốn, lợi nhuận cao. Ngoài ra địa bàn tỉnh có số lượng người Việt sinh sống ở nước ngoài khá lớn.

Đó chính là hậu thuẫn tốt cho tỉnh trong việc trong vấn đề thu hút vốn đầu tư

của kiều bào nước ngoài.

Phân bổ sử dụng nguồn vốn có hiệu quả nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho việc đầu tư, phát triển các ngành nghề. Đầu tư vào những ngành nghề có khả năng thực hiện, hạn chế đầu tư vào những ngành kinh doanh thông thường để tránh dàn trải vốn.

Nâng cao vai trò các ngành kinh doanh tiền tệ (ngân hàng, tín dụng, kho bạc, …). Đó thực sự là “bà đỡ” về vốn cho các doanh nghiệp.

 Thu hút các nguồn lực chủ yếu trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài

Thu hút nguồn lực chất xám từ các chuyên gia, trí thức Việt kiều: mời về nước tham gia giảng dạy, nghiên cứu, tổ chức hội thảo và trao đổi kinh nghiệm.

Tận dụng các điều kiện thuận lợi về mối quan hệ trong chuyên môn, trong kinh doanh của bà con người Việt ở nước ngoài để khai thác thông tin về các đối tác kinh doanh, doanh nghiệp nước ngoài, hay đặt mối quan hệ với các nhà khoa học, các công ty nước ngoài, hoặc tư vấn cho việc lựa chọn các thiết bị, công nghệ mà tỉnh đang mua, nhập.

Thu hút đầu tư kinh tế bằng cách hợp tác và hướng dẫn đầu tư cho kiều bào biết lựa chọn hợp lý lĩnh vực đầu tư, địa điểm và cách thức đầu tư, hay

khuyến khích kiều bào thành lập các tổ chức ngân hàng nhằm thu hút rộng rãi tiền gửi của bà con Việt kiều làm nguồn vốn đầu tư về địa phương.

 Mở rộng xuất khẩu lao động

Mở rộng thị trường theo hướng đa dạng về quy mô và cơ cấu nhu cầu. Thực hiện xuất khẩu nhiều loại lao động từ lao động giản đơn, công nhân kỹ

thuật đến các chuyên gia, kỹ thuật viên cao cấp.

Nhanh chóng mở mang giáo dục - đào tạo, nhất là lao động có tay nghề

cao đểđáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường quốc tế.

Chấn chỉnh hệ thống quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động để vừa không gây thiệt thòi cho người lao động, vừa tạo khả năng cạnh tranh thực sự, lâu dài cho lao động Việt Nam.

Mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu lao động sang một số khu vực khác như EU, Bắc Mĩ, Châu Phi … nhằm giảm bớt căng thẳng trong việc giải quyết vấn đề việc làm ở tỉnh.

3.4.2.4.Tăng cường thanh tra chống tham nhũng, giải quyết nhanh gọn, công khai mọi thắc mắc, khiếu kiện của nhân dân, đảm bảo công bằng xã hội, tạo niềm tin cho nhân dân yên tâm sản xuất.

3.4.2.5.Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế - xã hội là yêu cầu cấp bách hiện nay. Sự yếu kém của cán bộ quản lý là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất trật tự công cộng ởđịa phương.

Trình độ năng lực của cán bộ quản lý có vai trò quan trọng, quyết định phần lớn hiệu quả sản xuất. Cán bộ quản lý phải là người có kinh nghiệm, có trình độ văn hóa cao, trình độ chuyên môn kỹ thuật nhất định và phẩm chất

đạo đức trong sáng, năng động, sáng tạo trong quản lý, lãnh đạo cần được đào tạo qua trường lớp quản lý.

Một phần của tài liệu Hiện trạng và định hướng sử dụng lực lượng lao động trong ngành công nghiệp ở tỉnh Bà Rịa ,Vũng Tàu (Trang 138 - 142)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)