LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ở TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
2.5.2. Theo thành phần kinh tế
Đại hội VI mở ra cho mọi thành phần kinh tế nước ta được phép thành lập và phát triển các cơ sở sản xuất kinh doanh. Năm 1990, Pháp lệnh Hợp
đồng lao động, số 45 – LCT/HĐNN của Chủ tịch Hội đồng Nhà nước ban hành chếđộ tuyển dụng vào biên chế nhà nước được thay thế bằng chế độ hợp
đồng. Năm 1996, Nghị định của Chính phủ về việc chuyển một số doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần …
Những thay đổi lớn này ảnh hưởng rất nhiều đến tình hình sử dụng lực lượng lao động công nghiệp của Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng và cả nước nói chung.
Ở Bà Rịa - Vũng Tàu, phần lớn lực lượng lao động công nghiệp tập trung ở khu vực ngoài nhà nước. Năm 2007, toàn tỉnh có 9.364 người lao
động làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp nhà nước, chiếm 17,16% lực lượng lao động công nghiệp; có 27.951 người làm việc trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm tỉ trọng 51,24% và có 17.240 người làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng 31,60%.
Bảng 2.13: LLLĐ công nghiệp phân theo thành phần kinh tế
Tổng số DN Nhà nước DN ngoài Nhà nước
DN có vốn
ĐTNN Năm Năm
Người % Người % Người % Người % 2000 31.076 100 9.526 30,65 14.497 46,66 7.053 22,69 2001 37.507 100 9.823 26,19 20.571 54,85 7.113 18,96 2002 39.543 100 9.742 24,64 22.633 57,23 7.168 18,13 2003 43.383 100 10.238 23,6 25.432 58,62 7.713 17,78 2004 45.039 100 9.725 21,59 25.865 57,43 9.449 20,98 2005 46.200 100 9.945 21,53 26.004 56,28 10.251 22,19 2006 50.906 100 9.451 18,57 27.948 54,9 13.507 26,53 2007 54.555 100 9.364 17,16 27.951 51,24 17.240 31,6 2000-2007 23.479 -162 -13,49 13.454 -3,61 10.187 12,64
54,85% 51,24% 51,24% 54,90% 56,28% 57,43% 58,62% 57,23% 46,66% 17,16% 18,57% 21,53% 21,59% 23,60% 24,64% 26,19% 30,65% 22,69% 18,96% 18,13% 17,78% 20,98% 22,19% 26,53% 31,60% 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%
DN Nhà nước DN ngoài Nhà nước DN có vốn ĐTNN
Biểu đồ 2.17: LLLĐ công nghiệp phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 2000 -2007
Lực lượng lao động công nghiệp của tỉnh đang có sự chuyển dịch theo hướng tăng số lượng và tỉ trọng lao động công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; giảm số lượng và tỉ trọng lao động công nghiệp nhà nước.
2.5.2.1.Lực lượng lao động công nghiệp Nhà nước
Từ khi thực hiện đường lối đổi mới, giá trị sản xuất công nghiệp nhà nước ở Bà Rịa - Vũng Tàu liên tục tăng. Năm 2007 đạt 18.750,1 tỉ đồng, tăng gần 3 lần so với năm 2001. Khác với nhiều địa phương khác trong nước, doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh làm ăn khá hiệu quả, số lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước giảm không đáng kể (Giai đoạn 2000- 2007 chỉ giảm 162 người); số cơ sở sản xuất của công nghiệp nhà nước không những không giảm mà còn tăng 1,7 lần từ 16 cơ sở năm 2001 lên 27 cơ sở
năm 2007.
Lực lượng lao động công nghiệp nhà nước do địa phương quản lý đông hơn lực lượng lao động công nghiệp nhà nước do Trung ương quản lý.Năm
2007, lao động công nghiệp nhà nước địa phương chiếm 54,7%, còn lại 45,3% thuộc doanh nghiệp nhà nước Trung ương. Tuy nhiên tỉ trọng lao động công nghiệp nhà nước địa phương giảm mạnh từ 82,3% vào năm 2000 xuống còn 54,7% năm 2007. Nguyên nhân công nghiệp trên địa bàn tỉnh là những ngành đòi hỏi vốn lớn nên địa phương không đủ lực để đầu tư phát triển nên số lượng và tỉ trọng lao động công nghiệp do địa phương quản lý ngày càng giảm.
Bảng 2.14: LLLĐ công nghiệp nhà nước giai đoạn 2000-2007
LĐCN trong khu vực nhà nước
LĐCN trong khu vực nhà nước Trung ương
LĐCN trong khu vực nhà nước địa phương Năm
Người % Người % Người %
2000 9526 100 1682 17,7 7844 82,3
2003 10238 100 2585 25,2 7653 74,8
2005 9945 100 4307 43,3 5638 56,7
2007 9364 100 4244 45,3 5120 54,7
2000-2007 -162 +2562 +27,6 -2742 -27,6
Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu qua các năm
Lao động công nghiệp nhà nước Trung ương
Tính đến năm 2007, lực lượng lao động công nghiệp nhà nước Trung
ương quản lý chủ yếu tập trung trong 6/20 ngành công nghiệp hiện có của Bà Rịa - Vũng Tàu. Đó là: khai thác đá và mỏ; sản xuất các sản phẩm từ dầu mỏ; sản xuất phân bón; sản xuất sản phẩm từ chất khoáng phi kim loại; sản xuất sản phẩm từ kim loại; sản xuất phân phối điện, khí đốt, hơi nước.
Bảng 2.15: Phân bố lao động trong các ngành công nghiệp ở khu vực nhà nước Trung ương năm 2007
Stt Các ngành công nghiệp Quy mô (lao động) Cơ cấu (%) 1 Khai thác đá và mỏ 229 5,3 2 SX các SP từ dầu mỏ 1.125 26,5 3 SX phân bón 1.052 24,8
4 SX các SP từ chất khoáng phi kim loại 427 10,1 5 SX các SP từ kim loại 326 7,7
6 SX phân phối điện, khí đốt, nước 1.085 25,6
Tổng số 4.244 100,0
Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2007
Tuy nhiên trong 6 ngành đó, lao động tập trung đông trong ngành sản xuất phân bón, sản xuất các sản phẩm từ dầu mỏ và ngành sản xuất phân phối
điện, khí đốt, hơi nước với 3.262 người trong tổng số 4.244 lao động công nghiệp trong khu vực nhà nước, chiếm 76,86%.
Lực lượng lao động công nghiệp nhà nước thường chiếm tỉ trọng cao trong các ngành công nghiệp đòi hỏi vốn đầu tư lớn hay các ngành tiên tiến
đòi hỏi trình độ hiện đại. Khai thác đá và mỏ 5,3% 24,8% 25,6% 26,5% 10,1% 7,7% SX các SP từ dầu mỏ SX phân bón
SX các SP từ chất khoáng phi kim loại
SX các SP từ kim loại
SX phân phối điện, khí đốt, nước
Biểu đồ 2.18: Cơ cấu lực lượng lao động nhà nước Trung ương phân theo ngành công nghiệp năm 2007
Lao động công nghiệp nhà nước địa phương
Nếu như lao động khu vực nhà nước Trung ương tập trung nhiều trong 6 ngành sản xuất kể trên thì lao động trong khu vực nhà nước địa phương lại ít có mặt trong các ngành này. Thay vào đó, lực lượng lao động công nghiệp nhà nước địa phương lại tập trung nhiều nhất vào các ngành công nghiệp nhẹ
như: sản xuất thực phẩm và đồ uống; thuộc da, sản xuất va li, túi xách, yên nệm, giày dép. Riêng 2 ngành này có 4.482 lao động trong tổng số 5.120 lao
động công nghiệp khu vực nhà nước địa phương, chiếm 87,5% và 12,46% còn lại là lao động trong ngành: xuất bản, in; phương tiện vận tải; khai thác lọc và phân phối nước. 43,2% 7,9% 1,7% 2,3%0,6% 44,3%
SX thực phẩm và đồ uống
Thuộc da, SX va li, túi xách, yên nệm, giày dép Xuất bản, in và sao bản ghi các loại
Phương tiện vận tải
SX phân phối điện, khíđốt, nước Khai thác, lọc và phân phối nước
(Nguồn: Xử lý số liệu từ Niên giám Thống kê tỉnh BR-V T các năm)
Biểu đồ 2.19: Cơ cấu lực lượng lao động nhà nước địa phương phân theo ngành công nghiệp năm 2007
2.5.2.2.Lực lượng lao động công nghiệp ngoài nhà nước
Ở nước ta, trước đây nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp chỉ
thừa nhận chủ yếu sự tồn tại của các cơ sở sản xuất công nghiệp thuộc thành phần kinh tế quốc doanh và tập thể, công nghiệp tư nhân không được chú ý phát triển. Đại hội Đảng lần VI mở ra cho mọi thành phần kinh tế được hình
thành và phát triển các cơ sở sản xuất kinh doanh. Công nghiệp ngoài nhà nước trở thành khu vực kinh tế năng động. Số cơ sở sản xuất công nghiệp ngoài nhà nước tăng lên 1,3 lần với 1.010 cơ sở (từ 3.713 cơ sở năm 2000 lên 4.723 sơ sở năm 2007).
Cơ cấu lao động công nghiệp ngoài nhà nước của tỉnh có sự khác nhau giữa các loại hình doanh nghiệp công nghiệp ngoài nhà nước. Số lượng và tỉ
trọng lực lượng lao động công nghiệp của các hợp tác xã, các doanh nghiệp tư
nhân và các hộ sản xuất cá thể giảm nhanh, trong khi loại hình công ty TNHH và công ty cổ phần tăng nhanh. Sự tăng nhanh lực lượng lao động công nghiệp ở các công ty TNHH và công ty cổ phần là nhân tố quan trọng dẫn đến sự gia tăng lực lượng lao động công nghiệp ngoài nhà nước.
Lực lượng lao động công nghiệp ngoài nhà nước có mặt ở 14/20 ngành công nghiệp hiện hữu trên địa bàn nhưng chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến với 26.577 người trên tổng số 27.951 lao động (chiếm 95%). Trong các ngành công nghiệp chế biến, chiếm tỉ trọng cao nhất lại là những ngành không đòi hỏi nhiều vốn đầu tư, trang thiết bị hiện đại nhưng lại sử
dụng nhiều lao động và thu hồi vốn nhanh như: Sản xuất thực phẩm và đồ
uống (16.652 người); sản xuất trang phục, thuộc và nhuộm da, lông thú (3.742 người); sản xuất các sản phẩm từ chất khoáng phi kim loại (1.060 người); sản xuất các sản phẩm từ kim loại (1.999 người). Riêng 4 ngành này chiếm 84% lao động thuộc khu vực ngoài nhà nước.
Bảng 2.16: Phân bố lao động trong các ngành công nghiệp ở khu vực ngoài nhà nước năm 2007
Stt Các ngành công nghiệp Lao động Cơ cấu (%) Xếp hạng 1 Khai thác đá và mỏ 1.374 4,9 4 2 SX thực phẩm và đồ uống 16.652 59,6 1 3 Dệt 345 1,2 9
4 SX trang phục, thuộc và nhuộm da,
lông thú 3.742 13,4 2
5 Thuộc da, SX va li, túi xách, yên nệm,
giày dép 341 1,2 10
6 Chế biến gỗ và SX SP từ gỗ, tre, nứa 635 2,3 6 7 Xuất bản, in và sao bản ghi các loại 100 0,4 13 8 SX hóa chất và các SP hóa chất 310 1,1 12
9 SP từ cao su và Plastic 82 0,3 14
10 SX các SP từ chất khoáng phi kim loại 1.060 3,8 5
11 SX các SP từ kim loại 1.999 7,2 3
12 Phương tiện vận tải khác 465 1,7 8 13 Giường, tủ, bàn, ghế, v.v.. 524 1,9 7
14 Tái chế 322 1,2 11
Tổng số 27.951 100,0
Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2007
4,9% 59,6% 59,6% 13,4% 3,8% 7,2% 11,1% Khai thác đá và mỏ SX thực phẩm và đồ uống
SX trang phục, thuộc và nhuộm da, lông thú SX các SP từ chất khoáng phi kim loại SX các SP từ kim loại
Các ngành công nghiệp chế biến còn lại
2.5.2.3.Lực lượng lao động công nghiệp có vốn ĐTNN
Năm 1987, Quốc hội thông qua Luật Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài và khi đó trên địa bàn tỉnh chỉ có 1 cơ sở công nghiệp có vốn ĐTNN vào lĩnh vực khai thác dầu khí. Cho đến năm 2007, con số ấy đã lên 41 và chiếm 53,03% GTSX CN của địa phương. Tốc độ tăng GTSX CN có vốn ĐTNN giai đoạn 2000 - 2007 là 112%, nhưng so với doanh nghiệp nhà nước (323%) và doanh nghiệp ngoài nhà nước (562%) thì tốc độ tăng trưởng GTSX CN ở
khu vực có vốn ĐTNN nước ngoài chậm hơn nhiều. Nguyên nhân, khu vực có vốn ĐTNN tăng trưởng nhanh và mạnh vào giai đoạn từ sau khi có Luật Doanh nghiệp ĐTNN đến cuối thập kỷ 1990 nên những năm gần đây tốc độ
tăng trưởng chững lại. 39,3% 8,9% 26,3% 3,4% 11,9% 6,9% 3,4%
Khai thác dầu thô, khí tự nhiên và HĐDV SX thực phẩm và đồ uống
SX trang phục, thuộc và nhuộm da, lông thú
SX hóa chất và các SP hóa chất SX các SP từ chất khoáng phi kim loại SX các SP từ kim loại
Các ngành công nghiệp còn lại
Biểu đồ 2.21: Cơ cấu LLLĐ có vốn ĐTNN theo ngành CN năm 2007
CN trong KV khu vực vốn ĐTNN có hiệu quả lao động cao nhất, công nghệ sản xuất hiện đại, đòi hỏi lao động có trình độ cao, cần ít lao động. Năm 2007, CN có vốn ĐTNN có mặt ở 11/20 ngành công nghiệp hiện có của tỉnh. Những ngành thu hút nhiều lao động nhất là: khai thác dầu thô và khí tự nhiên (6.776 người); sản xuất thực phẩm và đồ uống (1.539 người); sản xuất trang phục, thuộc và nhuộm da, lông thú (4.526 người); sản xuất các sản phẩm từ
kim loại (2.045 người). Riêng 4 ngành này có tới 14.886 người trong tổng số
17.420 lao động, chiếm 86,35%.