Hoàn thiện phơng pháp định giá doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy quá trình cổ phần hóa DNNN trên địa bàn Hà Nội (Trang 96 - 99)

X Chất lợng còn lại của tài sản (%)

5 Chuyển về Bộ Giao thông Vận tải 33 00 6Chuyển thành đơn vị sự nghiệp

3.2.2 Hoàn thiện phơng pháp định giá doanh nghiệp.

Thông t 79/2002/TT-BTC ngày 12/9/2002 về việc hớng dẫn xác định giá trị doanh nghiệp trớc khi chuyển doanh nghiệp nhà nớc thành công ty cổ phần chính là cụ thể hóa Nghị định 64/2002/NĐ-CP ngày 19/6/2002 về việc chuyển doanh nghiệp nhà nớc thành công ty cổ phần. Theo hớng dẫn tại Thông t 79 quy định 2 phơng pháp xác định giá trị doanh nghiệp là phơng pháp xác định theo giá trị tài sản và phơng pháp xác định theo dòng tiền chiết khấu.

Phơng pháp xác định theo giá trị tài sản cơ bản phù hợp với nguyên tắc thị trờng nhng còn mang nặng tính hình thức. Để hoàn thiện hơn nữa phơng pháp xác định theo giá trị tài sản cần:

- Việc định giá tài sản hữu hình cần tham khảo giá thị trờng của tài sản t- ơng tự hoặc cùng loại và có phát hành thành tài liệu chính thức. Ngoài ra phải xem xét kỹ tới sự hao mòn vô hình của tài sản.

- Việc định giá tài sản vô hình cần dựa vào chi phí và khả năng sinh lời của tài sản.

+ Đối với tài sản vô hình có thể xác định đợc chi phí, việc xác định giá sẽ dựa vào chi phí để tạo lợi thế và khả năng sinh lời của tài sản vô hình.

+ Đối với các tài sản vô hình không thể xác định đợc chi phí, việc xác định giá sẽ dựa vào khả năng sinh lời của tài sản vô hình.

Việc định giá doanh nghiệp theo phơng pháp mới (phơng pháp dòng tiền chiết khấu): trong điều kiện thị trờng chứng khoán ở Việt Nam cha phát triển, hàng hóa và hoạt động đầu t qua thị trờng chứng khoán cha nhiều. Việc xác định hệ số phụ phí rủi ro trong đầu t cổ phiếu (Rp) để xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hoá các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực t vấn, kiểm toán... còn khó khăn. Hiện nay mới chỉ dựa vào các thông tin của nớc ngoài để áp dụng hoặc giao cho các công ty định giá xác định cho từng trờng hợp cụ thể. Do đó, trong thời gian tới đề nghị thành lập Ban dự án để nghiên cứu và ban hành bản hệ số phụ phí rủi ro trong đầu t cổ phiếu trong các ngành kinh tế - kỹ thuật ở Việt Nam.

Khi xác định giá trị doanh nghiệp bên cạnh việc tính lợi thế doanh nghiệp thì cũng cần phân tích những yếu tố bất lợi cho doanh nghiệp, chẳng hạn nh doanh nghiệp có lao động dôi d, những kỹ năng cha cao, tài sản có giá trị lớn nh- ng mang lại thu nhập thấp, kế thừa những hoạt động tín dụng dài hạn bằng ngoại tệ, vị trí địa lý không thuận lợi ...

Việc xác định giá trị doanh nghiệp để tiến hành cổ phần hóa hiện còn mang tính chủ quan của Hội đồng xác định giá trị doanh nghiệp nên kết quả còn

thiếu chính xác, cha phản ánh đúng giá trị thật của doanh nghiệp. Điều này dẫn đến hiện tợng: ngời lao động trong doanh nghiệp sẽ mua hết số cổ phần đợc phép bán ra nếu kết quả xác định giá trị doanh nghiệp thấp, hoặc không bán đợc cổ phần nếu doanh nghiệp đợc định giá quá cao. Để khác phục hạn chế này, phải tiến dần đến hình thức định giá doanh nghiệp theo cơ chế thị trờng.

Chuyển dần theo hình thức đấu thầu doanh nghiệp đang thịnh hành trong nền kinh tế thị trờng. Sử dụng phơng pháp định giá tài sản và phơng pháp lợi nhuận để xác định giá trị doanh nghiệp. Kết quả xác định giá trị doanh nghiệp do cơ quan có thẩm quyền công bố là mức giá tối thiểu để tổ chức bán đấu thầu cổ phần.

Từ cơ chế định giá doanh nghiệp thông qua đấu thầu, tiến tới niêm yết cổ phần qua thị trờng chứng khoán.

+ Phơng pháp đấu thầu (thoả thuận)

Vì phần lớn các doanh nghiệp cổ phần hoá của Thành phố Hà nội hiện nay không đủ tiêu chuẩn để niêm yết trên thị trờng chứng khoán trong khi đó chơng trình cổ phần hoá trong thời gian tới sẽ đợc tiến hành rộng rãi với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ. Với cơ chế định giá phức tạp nh hiện nay sẽ gây tổn thất về chi phí và kéo dài thời gian. Vì vậy, việc áp dụng phơng pháp đấu thầu để định giá doanh nghiệp sẽ góp phần thúc đẩy quá trình cổ phần hoá do cơ chế định giá đơn giản hơn.

Phơng pháp đấu thầu nên áp dụng thí điểm cho doanh nghiệp nhỏ, chủ yếu cần nhà đầu t tham gia đấu thầu phải có trình độ về quản lý, có tiềm lực tài chính để đầu t vào công nghệ mới, có phơng án khả thi nhằm khôi phục và phát triển doanh nghiệp, có biện pháp thu hút ngời lao động vào làm việc.

Để áp dụng phơng pháp này đòi hỏi phải có sự chuẩn bị thông tin đầy đủ về doanh nghiệp, có sự tiếp thị rộng rãi để thu hút các nhà đầu t dự thầu, có tiêu chí đánh giá đơn thầu công khai rõ ràng. Việc đánh giá, chọn lọc các nhà đầu t cần tiến hành trên tinh thần cạnh tranh, tránh thiên vị nhằm lựa chọn các nhà đầu t quan tâm và có năng lực.

+ Phơng pháp bán cổ phần qua thị trờng chứng khoán (niêm yết) Phơng pháp này áp dụng cho những doanh nghiệp khó định giá.

Để áp dụng phơng pháp này, những ngời tham gia phải đợc cung cấp thông tin về thực trạng tài chính của doanh nghiệp nh tình trạng tài sản, công nợ... để họ có thể đánh giá tài sản và khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Việc bán cổ phần phải đợc tiến hành một cách chuyên môn hoá cao.

Tuy nhiên, hình thức niêm yết có thể không thu hút đợc những nhà đầu t chiến lợc có kỹ năng quản lý và tiềm lực tài chính do số cổ phần bán ra bị phân tán.

Việc định giá doanh nghiệp nên giao cho một tổ chức trung gian thích hợp nh công ty chứng khoán, công ty tài chính, công ty kiểm toán, trung tâm thẩm định giá và các tổ chức có chức năng định giá để tạo điều kiện nâng cao uy tín, tính công khai minh bạch và nâng giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa.

Một phần của tài liệu Giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy quá trình cổ phần hóa DNNN trên địa bàn Hà Nội (Trang 96 - 99)