Vấn đề vốn sau khi DNNN chuyển sang công ty cổ phần

Một phần của tài liệu Giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy quá trình cổ phần hóa DNNN trên địa bàn Hà Nội (Trang 30 - 32)

Đối với các nớc có nền kinh tế thị trờng phát triển thì cổ phần hoá hình thành một cách tự nhiên trên cơ sở các yêu cầu khách quan của nền sản xuất hàng hoá và sự phát triển rộng rãi của chế độ tín dụng, hay nói cách khác tín dụng có trớc khi thành lập công ty cổ phần, là động lực thúc đẩy công ty cổ phần ra đời và phát triển. Khi một DNNN nào đó ở những nớc này chuyển sang công ty cổ phần thì công tác chuyển đổi sẽ đợc thực hiện rất đơn giản và mau lẹ thông qua thị trờng chứng khoán. Nhng ở các nớc có nền kinh tế thị trờng cha phát triển với thị trờng chứng khoán cha thực sự phát huy tác dụng thì tăng giảm vốn bằng việc phát hành thêm cổ phiếu gặp nhiều khó khăn làm cho các doanh nghiệp cha cổ phần hoá lo sợ thiếu vốn đầu t khi chuyển hẳn sang công ty cổ phần, đó là cha kể tới việc đối xử không bình đẳng trong hoạt động tín dụng với công ty cổ phần so với DNNN trớc đó.

Trong công ty cổ phần vốn đơc hình thành từ các nguồn: bán cổ phần, vay vốn bằng các hợp đồng tín dụng, phát hành trái phiếu và trích lợi nhuận tích luỹ từ hoạt động SXKD. Đối với các công ty cổ phần mới đợc thành lập từ cổ phần hoá DNNN thì vốn chỉ gồm vốn cổ phần và vốn vay. Khi hoạt động công ty cổ phần có thể tăng vốn bằng cách:

Thứ nhất là phát hành cổ phiếu mới: Phát hành cổ phiếu thờng và cổ phiếu u đãi.

Thứ hai là chuyển quỹ dự trữ vào vốn công ty: Đây là một loại quỹ bắt buộc công ty phải trích lập theo luật định. Đây là nguồn tài chính dự phòng nhằm bù đắp những rủi ro trong kinh doanh hoặc đáp ứng những nhu cầu tăng vốn để phát triển SXKD. Vì vậy, công ty có thể sử dụng một phần quỹ này để tăng vốn.

Thứ ba là chuyển trái phiếu thành cổ phiếu: Có thể chuyển đổi những trái phiếu có khả năng chuyển đổi thành cổ phần đã đợc quy định khi phát hành trái phiếu. Ngoài ra công ty cũng có thể áp dụng chuyển đổi với các trái phiếu khác nếu công ty vẫn có nhu cầu tăng.

Bên cạnh đó, vốn của các công ty cổ phần cũng có thể bị giảm do:

Thứ nhất, giảm vốn do kinh doanh thua lỗ: Trong quá trình hoạt động kinh doanh, công ty có thể bị thua lỗ kéo dài, không có khả năng khắc phục làm cho vốn giảm xuống. Trong trờng hợp này công ty có thể xử lý:

+ Giảm giá trị danh nghĩa ghi trên cổ phiếu của các cổ đông theo ty lệ giảm vốn.

+ Huy động các cổ đông đóng góp thêm vốn bằng tiền mặt.

Thứ hai, giảm vốn do hoàn trả một phần cho các cổ đông. Trong trờng hợp công ty sử dụng không hiệu quả về vốn, cần thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh dẫn đến sử dụng thừa vốn. Để khắc phục tình trạng này, công ty có thể giải quyết bằng cách hoàn trả cho các cổ đông tỷ lệ vốn cổ phần của họ.

Thứ ba, giảm vốn do chuyển một phần vốn đầu t vào công ty khác. Trong trờng hợp một số ngành nghề kinh doanh khác có tỷ suất lợi nhuận cao, công ty có thể rút bớt một phần vốn của mình để đầu t vào những ngành nghề này dới hình thức thành lập công ty mới, góp vốn cổ phần vào công ty khác hoặc góp vốn liên doanh.

Các công ty cổ phần có thể tăng vốn của mình thông qua hình thức vay vốn bằng các hợp đồng tín dụng hoặc phát hành trái phiếu.

Vốn vay có ý nghĩa quan trọng, để bù đắp nhu cầu bổ sung cho việc mở rộng và phát triển SXKD của công ty. Các công ty căn cứ nhu cầu ở từng thời điểm mà sử dụng lợng vốn vay khác nhau.

Đối với công ty cổ phần đợc thành lập từ việc cổ phần hoá DNNN, khoản nợ vay (vay ngắn hạn, vay dài hạn) từ các ngân hàng, các công ty tài chính, các tổ chức kinh tế, đơng nhiên đợc chuyển sang công ty cổ phần.

Các công ty cổ phần muốn phát hành trái phiếu phải đợc đại hội đồng cổ đông quyết định số tiền dự định vay bằng trái phiếu, giá trị của mỗi trái phiếu, lãi suất của trái phiếu, thời hạn vay và thời hạn thanh toán hoàn trả trái phiếu. Việc

vay vốn thông qua trái phiếu để bù đắp nhu cầu thiếu hụt về vốn nhng không làm tăng vốn cổ phần của công ty.

Lợi nhuận của công ty là một nguồn tài chính quan trọng để bổ sung vốn, tái đầu t vào SXKD của mọi loại hình doanh nghiệp. Tuy nhiên, khả năng tăng vốn của công ty từ lợi nhuận phụ thuộc vào khối lợng lợi nhuận, tỷ lệ lợi nhuận để lại, và chính sách miễn giảm thuế của Nhà nớc.

Trong cơ cấu vốn của công ty, vốn cổ phần, vốn vay, lợi nhuận để lại trong từng thời điểm có khác nhau và phụ thuộc vào hàng loạt yếu tố: khả năng mở rộng sản xuất của công ty, lãi suất tiền vay, tình hình kinh tế chung của đất nớc và thế giới, mức độ và tính chất ổn định của lợi nhuận, uy tín của công ty. Hiện nay ở Việt nam nói chung và Hà nội nói riêng, thị trờng chứng khoán cha thực sự phát huy tác dụng thì việc các công ty cổ phần tăng giảm vốn bằng cách phát hành thêm cổ phiếu gặp nhiều khó khăn. Điều đó khiến cho các doanh nghiệp cha cổ phần hoá lo sợ thiếu vốn đầu t khi chuyển hẳn sang công ty cổ phần, đó là cha kể tới việc đối xử không bình đẳng trong hoạt động tín dụng với

Một phần của tài liệu Giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy quá trình cổ phần hóa DNNN trên địa bàn Hà Nội (Trang 30 - 32)