30/11/07 BPBCPC Phân bổ chi phí dụng cụ sản xuất CT Cô Tô
T11/07
1388 1.285.501
31/12/07 KCCP Kết chuyển chi phí dụng cụ sản xuất Q4/07 154 3.213.752 Cộng phát sinh trong Q4/07 3.213.752 3.213.752 Dư 31/12/07
Cộng phát sinh 62.357.464 62.357.464 Dư cuối kỳ
Ngày 31 tháng 12 năm 2007
Kế toán trưởng Người lập biểu
* Kế toán chi phí khấu hao TSCĐ
Chi phí khấu hao TSCĐ là chi phí có ý nghĩa rất lớn: Nó thể hiện về tiềm lực máy móc của doanh nghiệp. Nếu chi phí này lớn, chứng tỏ doanh nghiệp đầu tư nhiều máy móc hiện đại, đắt tiền cho hoạt động sản xuất, làm giảm bớt chi phí nhân công, tăng năng suất lao động; ngược lại, chứng tỏ doanh nghiệp ít đầu tư trang bị máy móc hiện đại.
Tại Công ty Cổ phần kết cấu thép xây dựng thực hiện trích khấu hao theo đường thẳng với giá trị khấu hao dựa vào nguyên giá của TSCĐ và thời gian sử dụng ước tính của tài sản.
Để kế toán chi phí khấu hao TSCĐ, kế toán sử dụng TK 6274 - Chi phí khấu hao TSCĐ.
Đến cuối tháng, chi phí khấu hao cũng được tập hợp cho tất cả các công trình, sau đó sẽ được phân bổ dựa vào tiêu thức là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của các công trình. Việc phân bổ này được thể hiện trên "Bảng phân bổ chi phí chung". Trong các TSCĐ mà công ty thực hiện trích khấu hao tính vào
chi phí sản xuất chung, ngoài các tài sản dùng cho hoạt động chung của các đội xây lắp, như: nhà xưởng, vật kiến trúc và các TSCĐ khác còn bao gồm cả các TSCĐ là các máy thi công phục vụ cho hoạt động xây lắp, như: máy nắn thép, máy cán nguội chữ Z, máy khoan bàn từ, máy cắt bán tự động, máy hàn, máy tiện... Việc tính khấu hao như thế là chưa hợp lý, cần có sự điều chỉnh và sẽ được đề cập đến ở chương 3.
Trên "Bảng phân bổ chi phí chung tháng 10/07" (Xem bảng 2.1), chi phí khấu hao TSCĐ CT Côtô là: 1.239.355 đ. Căn cứ vào chứng từ này, kế toán tiến hành cập nhật dữ liệu theo quy trình như sau: Màn hình mà kế toán sử dụng để cập nhật là "Cập nhật chứng từ khác". Quy trình vào màn hình cập nhật như đã được đề cập ở phần trước.
Màn hình nhập liệu:
Nội dung các ô nhập liệu như sau: - Ô "Ngày": Nhập "31/10/2007" - Ô "Chứng từ": Nhập "BPBCPC"
- Ô "Diễn giải": Nhập "Phân bổ chi phí khấu hao TSCĐ CT Cô Tô T10/07"
- Ô "Số tiền": Nhập "1.239.355" - Ô "TK nợ": Nhập "6274" - Ô "TK có": Nhập "214"
- Ô "Vụ việc": Nhập "CT Công ty TNHH Cô Tô"
Sau khi cập nhật xong, ra khỏi màn hình nhập liệu bằng cách nhấn vào nút "Ra" trên màn hình nhập liệu, sau đó máy sẽ tự động lưu số liệu và chuyển đến các sổ tổng hợp, sổ chi tiết liên quan.
Trích sổ Nhật ký chung (Xem biểu 2.1)
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 627
Từ ngày 01/10/2007 đến ngày 31/12/2007 Đối tượng: Chi phí khấu hao TSCĐ (Công trình Công ty TNHH Cô Tô)
Chứng từ Diễn giải TK đối
ứng
số tiền
Ngày Số TK Nợ Có
... ... ... ... ... ... ...
CT Công ty TNHH Cô Tô Dư 01/10/07
31/10/07 BPBCPC Phân bổ chi phí khấu hao TSCĐ T10 Cô Tô 214 1.239.355 30/11/07 BPBCPC Phân bổ chi phí khấu hao TSCĐ T11 CT Cô
Tô
214 682.288
31/12/07 KCCP Kết chuyển chi phí khấu hao TSCĐ Q4/07 154 1.921.643 Cộng phát sinh trong Q4/07 1.921.643 1.921.643 Dư 31/12/07
Cộng phát sinh 144.206.207 144.206.207 Dư cuối kỳ
Ngày 31 tháng 12 năm 2007
* Kế toán chi phí dịch vụ mua ngoài.
Chi phí này bao gồm những chi phí về dịch vụ phục vụ cho hoạt động của công ty như: chi phí điện, nước, điện thoại, chi phí thuê máy bên ngoài... Để kế toán chi phí này, kế toán sử dụng TK 6277 - Chi phí dịch vụ mua ngoài.
Các chứng từ mà công ty sử dụng để tập hợp chi phí này bao gồm: Hoá đơn tiền điện
Hoá đơn tiền nước Hoá đơn điện thoại Hoá đơn GTGT
Chi phí này cũng được tập hợp chung cho tất cả các công trình sau đó phân bổ theo tiêu thức là chi phí nguyên vật liệu của từng công trình theo dự toán.
Tại công ty, chi phí thuê máy ngoài phục vụ cho hoạt động xây lắp là khá lớn trong tổng chi phí dịch vụ mua ngoài, máy mà công ty thuê thường là các loại máy cẩu cho hoạt động lắp dựng. Thực chất đây là chi phí sử dụng máy thi công nhưng công ty lại hạch toán vào chi phí dịch vụ thuê ngoài. Đây là điều bất hợp lý và sẽ được đề cập để giải quyết tiếp ở chương 3.
Trong chi phí này, tất cả các chi phí mua ngoài, kể cả chi dùng cho toàn công ty vào nhiều mục đích khác nhau, như cho hoạt động quản lý, đều được tập hợp chung vào TK 6277 rồi sau đó phân bổ cho các công trình trong kỳ chứ không phân biệt là dùng vào hoạt động xây lắp hay không. Đây là một bất cập cần được điều chỉnh và sẽ được đề cập ở chương 3 về sau.
Như trên đã nói, khoản chi phí về thuê máy bên ngoài cho hoạt động xây lắp ở công ty là khá lớn, đó là do công ty xây lắp ở những địa điểm cách xa nhau, việc vận chuyển máy móc cồng kềnh là rất khó khăn và tốn kém, vì vậy, hầu hết, công ty đều tận dụng thuê máy móc tại chỗ. Điều này giải thích tại sao chi phí khấu hao TSCĐ của công ty ít, đó là do nhiều máy móc phục
vụ cho hoạt động xây lắp trong công ty là do thuê ngoài chứ không phải thuộc sở hữu của công ty nên trong được phép khấu hao.
Đối với chi phí dịch vụ mua ngoài, như chi phí thuê máy, các cán bộ phụ trách công trình sẽ chịu trách nhiệm việc thuê máy cho thi công công trình, sau đó gửi hoá đơn GTGT về cho phòng kế toán để phục vụ cho công tác kế toán.
Ngày 28/10/2007 phòng kế toán nhận được hoá đơn GTGT số 0086031 ngày 27/10/2007 về tiền thuê cẩu lắp dựng cho hoạt động xây lắp. Căn cứ vào hoá đơn này, kế toán tiến hành lập "Chứng từ hạch toán".
Công ty Cổ phần kết cấu thép xây dựng
Hà Nội, ngày 27 tháng 10 năm 2007
CHỨNG TỪ HẠCH TOÁN
TT Chứng từ Nội dung Nợ Có Số tiền Số Ngày