Những điểm khác nhau:

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng ứng dụng phương pháp toàn đạc điện tử để phục vụ cho công tác giải tỏa bồi hoàn trên địa bàn huyện Cao Lãnh – tỉnh Đồng Tháp (Trang 51 - 53)

- Chọn menu Transfer, chọn Data Recorder To PC, gồm các mục (Hình 3.4):

3.3.2.2.Những điểm khác nhau:

Do hai phương pháp sử dụng một số phương tiện, dữ liệu ở dạng khác nhau nên sẽ có những điểm khác nhau (Bảng 3.3).

Bảng 3.3: Bảng so sánh giữa phương pháp toàn đạc theo công nghệ cũ và phương pháp toàn đạc điện tử

Danh mục Phương pháp toàn đạc

theo công nghệ cũ Phương pháp toàn đạc điện tử Phương tiện

đo đạc Máy kinh vĩ Máy toàn đạc điện tử Nikon DTM 352 Nguồn dữ liệu

hỗ trợ Bản đồ giấy Bản đồ giấy, bản đồ số

Phương tiện hỗ trợ khác

Bút chì, compa, thước đo khoảng cách - đo góc

Máy vi tính và các phần mềm chuyên dụng

Biên tập bản đồ Mang tính thủ công Khả năng tự động hóa cao

Dựa vào Bảng 3.3 ta có thể thấy ưu điểm và khuyết điểm của phương pháp toàn đạc điện tử so với phương pháp toàn đạc theo công nghệ cũ.

Ưu điểm:

- Thao tác trên máy đo đạc nhanh chóng. Đo khoảng cách, đo góc bằng,…được xác định bán tự động với độ chính xác khá cao. Các số liệu đo được ghi nhớ trong bộ nhớ của máy nên giảm thiểu được sai số do con người và thiết bị. Trong khi đó, theo phương pháp cũ thì đo khoảng cách, đo góc bằng, ... được xác định bằng mắt thường, đọc chỉ số trên mia rồi ghi vào sổ đo đạc, độ chính xác thuộc vào người đứng máy, do đó dễ sai số trong khi đo. Ngoài ra, nếu số lượng công việc nhiều thì việc ghi sổ dễ bị nhầm lẫn. Vì vậy, số liệu ở phương pháp toàn đạc điện tử sẽ đáng tin cậy hơn so với phương pháp toàn đạc theo công nghệ cũ.

- Số liệu của phương pháp toàn đạc điện tử sẽ được trút vào máy tính và được các phần mềm chuyên dụng xử lý nên việc biên vẽ các đối tượng lên bản vẽ sẽ dễ dàng, chính xác cao. Việc tính diện tích bị giải toả và in ra danh sách các chủ sử dụng của thửa đất bị giải tỏa. Còn đối với phương pháp toàn đạc theo công nghệ cũ, số liệu sẽ được xử lý hay biên vẽ còn mang tính thủ công, phức tạp, nên độ chính xác thấp và tốn thời gian.

- Đối với phương pháp toàn đạc điện tử việc chỉnh sửa lại bản đồ khu đo sẽ đơn giản do bản đồ được biên tập ở dạng số. Còn phương pháp toàn đạc theo công nghệ cũ sản phẩm là bản đồ giấy nếu có sai sót việc chỉnh sửa sẽ phức tạp.

Khuyết điểm:

Phương pháp toàn đạc điện tử đòi hòi phải có các phương tiện thiết bị hiện đại, (chi phí đầu tư lớn), cán bộ đo đạc cần có trình độ cao và chỉ ứng dụng ở những khu vực có bản đồ dạng số trong khi phương pháp toàn đạc theo công nghệ cũ có chi phí đầu tư phương tiện ban đầu thấp và không cần phải có bản đồ lưới.

Nhận xét:

Với những ưu và khuyết điểm của phương pháp toàn đạc điện tử so với phương pháp toàn đạc theo công nghệ cũ. Ta thấy rằng phương pháp toàn đạc điện tử phù hợp với xu thế phát triển công nghệ ngày nay, còn về việc ứng dụng vào đo vẽ phục vụ cho công tác giải toả bồi thường thì rất phù hợp. Thời gian thực hiện công việc ngắn, việc tính toán diện tích chính xác, tiết kiệm chi phí và nhân lực.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng ứng dụng phương pháp toàn đạc điện tử để phục vụ cho công tác giải tỏa bồi hoàn trên địa bàn huyện Cao Lãnh – tỉnh Đồng Tháp (Trang 51 - 53)