Quy trình thực hiện bằng phương pháp thủ công:

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng ứng dụng phương pháp toàn đạc điện tử để phục vụ cho công tác giải tỏa bồi hoàn trên địa bàn huyện Cao Lãnh – tỉnh Đồng Tháp (Trang 31 - 33)

Do điều kiện trước đây chưa có máy toàn đạc, máy kinh vĩ, các phần mềm hỗ trợ cho việc thành lập bản đồ cũng như bản đồ số nên công việc đo đạc thành lập bản trích

đo địa chính để phục vụ cho công tác giải tỏa bồi hoàn được thực hiện bằng phương pháp thủ công.

Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tiến hành khảo sát, nhận mốc bồi thường, chuẩn bị đo đạc.

Bước 2: Tiến hành xác minh thực tế, đo đạc bằng thước thép thu thập số liệu đo. Bước 3: Thực hiện giải toả bằng thước, compa, viết chì, kim chích điểm.

Bước 4: Biên tập bản đồ giấy.

Bước 5: Tính diện tích bồi hoàn bằng cách chia làm nhiều hình đơn giản để tính 3.2.2. Quy trình thực hiện bằng phương pháp toàn đạc (theo công nghệ cũ):

Bước 1: Khảo sát, nhận mốc bồi thường, chuẩn bị đo đạc.

- Chuẩn bị máy, kiểm tra lại độ chính xác của máy và các thiết bị cần thiết.

- Điều tra sổ bộ các thửa đất thuộc khu đo để nắm được thông tin về các thửa đất. In mảnh bản đồ khu vực cần đo.

- Nhận mốc bồi thường, ranh giới của các thửa đất nằm trong khu đo.

- Tiến hành chọn điểm đặt máy và đóng trạm máy sao cho phù hợp rồi tiến hành đo.

Bước 2: Lập lưới khống chế đo vẽ.

Bước 3: Đo đạc chi tiết khu quy hoạch giải tỏa, ranh giới thửa đất, định hình, địa

vật ngoài thực địa, bằng toàn đạc, kết hợp điều tra thửa đất.

Quy trình thực hiện bước 1 và bước 2:

- Đặt máy tại trạm đo, cân bằng và hiệu chỉnh máy. - Chọn hướng chuẩn và định hướng đo chi tiết. - Thu thập số liệu trên các trạm đo.

- Tiến hành đo chi tiết các mốc giải tỏa, ranh các thửa đất trong và xung quanh khu đo, đường giao thông, sông, ao hồ, kênh rạch.

- Thu thập số liệu cho mỗi điểm chi tiết bao gồm: + Khoảng cách từ điểm máy đến mia.

+ Góc bằng giữa hướng ban đầu và hướng điểm mia chi tiết.

Tất cả các số liệu trong khi đo sẽ được ghi vào sổ đo đạc, đồng thời cũng vẽ những sơ họa để ghi nhớ các điểm cần nối với nhau.

Bước 4: Đối chiếu các giá trị đo góc - cạnh và dùng các dụng cụ vẽ như thước,

compa đo góc đo cạnh để vẽ các đối tượng đo được lên bản vẽ.

Bước 5: Biên tập bản trích đo, bản đồ địa chính giấy.

Bước 6: Lập hồ sơ kỹ thuật thửa đất, lập bảng danh sách các thửa đất bị giải tỏa. Bước 7: Lập hồ sơ giao nộp sản phẩm.

Hồ sơ gồm:

- Bản trích đo địa chính.

- Hồ sơ kỹ thuật các thửa đất bị giải tỏa. - Bảng danh sách các thửa đất bị giải tỏa.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng ứng dụng phương pháp toàn đạc điện tử để phục vụ cho công tác giải tỏa bồi hoàn trên địa bàn huyện Cao Lãnh – tỉnh Đồng Tháp (Trang 31 - 33)