Quy trình và kết quả thực hiện bằng phương pháp toàn đạc điện tử:

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng ứng dụng phương pháp toàn đạc điện tử để phục vụ cho công tác giải tỏa bồi hoàn trên địa bàn huyện Cao Lãnh – tỉnh Đồng Tháp (Trang 33 - 37)

Quy trình đo đạc thành lập bản trích đo địa chính cụm dân cư ấp 4, xã Bình Hàng Trung, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp theo phương pháp toàn đạc điện tử tuân theo quy định của Quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000, 1:10000 do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành 2008.

Dựa vào đặc điểm thực tế khu đo, phương pháp thành lập bản trích đo địa chính phục vụ cho công tác giải tỏa bồi hoàn tại cụm dân cư ấp 4, xã Bình Hàng Trung có một số điều chỉnh phù hợp với điều kiện của địa phương và được thực hiện qua các trình tự như sau:

Khảo sát, nhận mốc bồi thường, chuẩn bị đo đạc

Lập lưới khống chế đo vẽ

Đo đạc chi tiết khu quy hoạch giải tỏa, ranh giới thửa đất, định

hình, địa vật ngoài thực địa, bằng toàn đạc, kết hợp điều tra

thửa đất (tên chủ mục đích sử dụng, số thửa)

Trút số liệu vào máy tính và xử lý số liệu

Biên tập bản trích đo địa chính ở dạng số

Lập hồ sơ kỹ thuật thửa đất, xuất bảng danh sách các thửa đất bị

giải tỏa

Hình 3.1: Quy trình thành lập bản đồ, mảnh trích đo địa chính bằng phương pháp toàn đạc điện tử

Nguyễn Thái Hưng (2009), Quy trình thành lập bảng trích đo địa chính,Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Cao Lãnh - tỉnh Đồng Tháp, Đồng Tháp).

Bước 1: Khảo sát, nhận mốc bồi thường, chuẩn bị đo đạc.

- Chuẩn bị máy, kiểm tra lại độ chính xác của máy, chuẩn bị hai gương, hai kẹp gương, một búa, một chai sơn màu đỏ, đinh thép, chân ba, thước dây và các thiết bị đo đạc cần thiết khác.

- Điều tra sổ bộ các thửa đất thuộc khu đo để nắm được thông tin về các thửa đất: số thửa, số tờ bản đồ, diện tích, mục đích sử dụng, địa chỉ thửa đất, tên chủ sử dụng và các chủ sử dụng đất giáp ranh.

- Đối chiếu bản đồ giấy và file bản đồ trên máy tính để in mảnh bản đồ khu vực ấp 4, xã Bình Hàng Trung nhằm kiểm tra và xác định sơ bộ khu đo.

Mốc khu quy hoạch dự án được cắm trực tiếp ngoài thực địa do Công ty tư vấn thiết kế xây dựng thực hiện. Đơn vị trúng thầu xây dựng dự án đó có nhiệm vụ giao mốc của khu quy hoạch dự án cho người trực tiếp đo đạc khu đó, và đồng thời cung cấp bản đồ giải thửa khu vực đó. Bản đồ giải thửa trên nền địa chính cũ, từ bản đồ giải thửa đó ta tiến hành đo đạc, biên vẽ bổ sung chi tiết trên toàn bộ khu đo sao cho xác thực với thực tế ngoài thực địa.

- Tiến hành nhận mốc bồi thường, xác định điểm các điểm khống chế mặt bằng hoặc những điểm định vị, ranh giới của các thửa đất nằm trong khu đo.

Bước 2: Lập lưới khống chế đo vẽ, đo đạc chi tiết khu quy hoạch giải tỏa, ranh giới thửa đất, định hình, địa vật ngoài thực địa, bằng toàn đạc, kết hợp điều tra thửa đất (tên chủ, mục đích sử dụng, số thửa).

Do diện tích khu đo tương đối nhỏ, địa hình bằng phẳng, địa vật ít, sử dụng máy toàn đạc điện tử Nikon DTM 352 với độ chính xác khá cao. Nên ta có thể xây dựng đường chuyền khép kín nhưng phải đo kĩ ít nhất là 2 lần (n=2) và đồng thời với việc đo vẽ chi tiết, mà không cần xây dựng đường chuyền khép kín trước khi đo.

Quy trình thực hiện tại một trạm đo chi tiết:

- Kiểm tra máy móc và dụng cụ trước khi tiến hành đo, xem đã đạt được yêu cầu theo từng loại thiết bị chưa.

- Đặt máy tại trạm đo, cân bằng và hiệu chỉnh máy, đặt tên công trình. - Chọn hướng chuẩn và định hướng đo chi tiết.

- Thu thập số liệu trên các trạm đo.

- Tiến hành đo chi tiết các mốc giải tỏa, ranh các thửa đất trong và xung quanh khu đo, đường giao thông, sông, ao hồ, kênh gạch. Đối với các thửa đất, địa vật có độ cong thì cần phải đo bo theo đường cong. Khi đo vẽ chi tiết, khoảng cách từ máy đến điểm gương, nếu góc nghiêng lớn hơn 10 thì phải cải chính cạnh nghiêng về cạnh ngang. Do đó, tốt nhất đặt gương thẳng đứng bằng cách sử dụng bọt thủy tròn trên gương để hiệu chỉnh. Đối với những thửa đất không dựng được gương để đo góc, cạnh thì dùng thước thép đo khoảng cách và vẽ bằng phương pháp giao hội cạnh.

- Khi đo vẽ ngoài thực địa phải lập bản lược đồ ở thực địa. Bản lược đồ phải có tỷ lệ lớn hơn tỷ lệ bản đồ cần đo vẽ, dùng các ký hiệu đơn giản để vẽ lên bản lược đồ hình dáng, kích thước thửa đất, kích thước nhà, cấp nhà, loại nhà, loại đất,.... ghi chú tên địa danh, địa vật, số thứ tự điểm chi tiết, điểm trạm máy, điểm định hướng. Tiện cho công tác nội nghiệp, biên vẽ bản đồ sau này tránh nhầm lẫn, sai sót.

- Các cạnh của đường chuyền cần phải đo khoảng cách hai lần sau đó lấy trung bình để tránh sai số.

- Trong khi đo cùng lúc tiến hành điều tra thửa đất (về hiện trạng sử dụng đất, tên chủ sử dụng) để phục vụ cho việc kiểm tra, thống kê, lập hồ sơ địa chính sau này.

Thu thập số liệu cho mỗi điểm chi tiết bao gồm: - Khoảng cách từ điểm máy đến các điểm gương.

- Góc bằng giữa hướng ban đầu và hướng điểm giương chi tiết. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tất cả các số liệu trong khi đo sẽ được ghi trực tiếp trong máy toàn đạc qua bộ nhớ của máy.

Kết quả thực hiện đo lập lưới khống chế đo vẽ, đo đạc chi tiết cụm dân cư Ấp 4, xã Bình Hàng Trung, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp gồm (Hình 3.2), (xem

phụ lục 3):

- 20 điểm trạm đo trên đường chuyền kinh vĩ. - 217 điểm chi tiết.

Hình 3.2 Sơ đồ đường chuyền kinh vĩ, các điểm đo chi tiết.

Bước 3: Trút số liệu vào máy tính và xử lý số liệu.

Trút dữ liệu từ máy toàn đạc sang máy vi tính bằng phần mền Translt như sau:

Thao tác trên máy vi tính:

- Khởi động phần mềm Translt.

- Chọn menu File, chọn New Job sẽ xuất hiện cửa sổ cho phép chọn đơn vị của góc (Angle) là Degrees và đơn vị khoảng cách (Distance) là Meters. Chọn OK (Hình3.3).

Hình 3.3: Hộp thoại Units

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng ứng dụng phương pháp toàn đạc điện tử để phục vụ cho công tác giải tỏa bồi hoàn trên địa bàn huyện Cao Lãnh – tỉnh Đồng Tháp (Trang 33 - 37)