So sánh phương pháp toàn đạc điện tử với phương pháp đo đạc thủ công trong phục vụ công tác giải tỏa bồi hoàn :

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng ứng dụng phương pháp toàn đạc điện tử để phục vụ cho công tác giải tỏa bồi hoàn trên địa bàn huyện Cao Lãnh – tỉnh Đồng Tháp (Trang 50 - 51)

- Chọn menu Transfer, chọn Data Recorder To PC, gồm các mục (Hình 3.4):

3.3.1.So sánh phương pháp toàn đạc điện tử với phương pháp đo đạc thủ công trong phục vụ công tác giải tỏa bồi hoàn :

trong phục vụ công tác giải tỏa bồi hoàn :

Thông qua quy trình đo đạc bản trích đo địa chính cụm dân cư ấp 4, xã Bình Hàng Trung, huyện Cao Lãnh bằng phương pháp toàn đạc điện tử với việc nghiên cứu quy trình đo đạc bằng phương pháp thủ công. Thấy được những điểm khác nhau giửa hai phương pháp (Bảng 3.2).

Bảng 3.2: Những điểm khác nhau giữa hai phương pháp. Danh mục Phương pháp thủ công. Phương pháp toàn

đạc điện tử.

Phương tiện đo đạc Thước thép là chủ yếu. Máy toàn đạc điện tử Nikon DTM 352.

Nguồn dữ liệu hỗ trợ Bản đồ giấy. Bản đồ giấy, bản đồ số.

Phương tiện hỗ trợ khác Bút chì, compa, thước đo

khoảng cách - đo góc.

Máy vi tính và các phần mềm chuyên dụng.

Biên tập bản đồ Mang nặng tính thủ công. Khả năng tự động hóa cao. Từ đó có thể thấy phương pháp toàn đạc điện tử có nhiều ưu điểm vượt trội hơn như:

- Tiết kiệm thời gian hơn. - Độ chính xác cao hơn.

- Thực hiện giải tỏa, tính diện tích hoàn toàn tự động dưới sự hỗ trợ của các phần mềm chuyên dụng. Trong khi đó, phương pháp cũ sử dụng phương tiện thủ công, sẽ gặp khó khăn đối với một số hình thể phức tạp. Việc sai số vị trí và diện tích sẽ ảnh hưởng đến số liệu sử dụng sau này và làm cơ sở để bồi thường.

- Việc biên tập bản đồ: đối với phương pháp toàn đạc điện tử sẽ dể dàng hơn. Còn phương pháp thủ công thì khá phức tạp, cần có sự chính xác ở từng bước nếu không sẽ làm lại từ đầu, thời gian hoàn thành bản đồ và bàn giao sản phẩm chậm.

- Việc lưu trữ bản đồ bằng thẻ nhớ dễ lưu trữ cũng như chuyển đổi dữ liệu, cập nhật bản đồ dễ dàng hơn. Còn phương pháp thủ công bằng giấy dể bị hư hỏng.

Tuy nhiên, phương pháp toàn đạc điện tử cũng có một số nhược điểm:

- Cán bộ đo đạc cần có trình độ cao.

- Việc áp dụng phương pháp này đòi hỏi khu vực đo phải có bản đồ số.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng ứng dụng phương pháp toàn đạc điện tử để phục vụ cho công tác giải tỏa bồi hoàn trên địa bàn huyện Cao Lãnh – tỉnh Đồng Tháp (Trang 50 - 51)