- Chọn menu Transfer, chọn Data Recorder To PC, gồm các mục (Hình 3.4):
3.4. Đánh giá khả năng ứng dụng phương pháp toàn đạc điện tử để phục vụ cho công tác giải tỏa bồi hoàn trên địa bàn huyện Cao Lãnh – tỉnh Đồng Tháp:
công tác giải tỏa bồi hoàn trên địa bàn huyện Cao Lãnh – tỉnh Đồng Tháp:
Như vậy, thông qua việc thực hiện đo đạc cũng như phân tích so sánh phương pháp toàn đạc điện tử với các phương pháp khác trong thành lập bản trích đo địa chính. Ta nhận thấy khả năng ứng dụng của phương pháp toàn đạc điện tử trong đo vẽ là rất phổ biến và đạt hiệu quả cao trong việc phụ vụ công tác giải toả bồi hoàn.
Trong công tác ngoại nghiệp (đo đạc ngoài thực địa), quá trình đo đạc được thực hiện một cách tự động với khả năng bắt điểm, ghi các giá trị đo như: góc bằng, khoảng cách khá chính xác với sai số không đáng kể. Ngoài ra, máy toàn đạc điện tử còn lắp đặt thẻ nhớ nên giảm nhẹ khâu ghi các giá trị đo và ứng dụng rất hiệu quả cho những khu đo lớn với nhiều giá trị đo. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự ra đời máy toàn đạc điện tử trong đó có máy NIKON DTM 352 với các thông số kỹ thuật tối ưu nên khả năng ứng dụng đo đạc linh hoạt và mang lại hiệu quả cao, có thể đo đạc được những vùng có địa hình phức tạp, nhiều địa vật che phủ khuất qua việc tăng dày lưới khống chế, cùng với một số phương pháp giao hội cạch…có thể đo được những điểm mà chúng ta không thể tới hoặc bị các địa vật che khuất. Do vậy, tiết kiệm được thời gian , nhưng vẫn đảm bảo độ chính xác cao.
Với máy toàn đạc điện tử, những số liệu đo được từ thực địa sẽ được chuyển qua máy tính để xử lý và sự hỗ trợ của các phần mềm khác nên công việc được thực hiện dễ dàng, nếu theo công nghệ cũ thì quá trình này rất phức tạp. Công việc biên tập bản đồ cũng trở nên đơn giản hơn nhờ vào phần mềm Microtations SE và phần mềm tích hợp đo vẽ Famis theo đúng chuẩn của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Các phần mềm này có khả năng đồ họa cao đồng thời quản lý các cơ sở dữ liệu tốt, có thể chuyển dữ liệu với các phần mềm khác nên việc xử lý, biên tập bản đồ trở nên đơn giản. Ngoài ra, Famis có khả năng nối các điểm tự động đây là công cụ hỗ trợ nối các điểm một cách nhanh chóng.
Do khả năng sử dụng các số liệu dạng số nên bản trích đo địa chính sẽ là dạng số có thể được cập nhật lên bản đồ địa chính gốc một cách dễ dàng. Bản đồ dạng số chẳng những giúp chúng ta thấy được các thuộc tính hình học của đối tượng mà còn cả phi
hình học, nếu gặp sai sót có thể chỉnh sửa dễ dàng. Việc in ra bản đồ giấy cũng rất tiện lợi.
Dựa vào bản trích đo dạng số này, ta có thể thấy được phạm vi, diện tích của khu giải toả, xác định được diện tích cần bồi thường.
Do phương pháp toàn đạc điện tử tạo ra sản phẩm bằng số nên việc lưu trữ file cũng như chuyển dữ liệu cho các cơ quan khác cũng đơn giản hơn.
Từ đó, thấy rằng khả năng ứng dụng của phương pháp toàn đạc điện tử trong đo đạc phục vụ cho công tác giải toả bồi hoàn trên địa bàn huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp là rất hiệu quả. Cho những kết quả khá chính xác về vị trí cũng như diện tích bồi thường nên tránh gây phiền hà cho người dân. Quá trình được thực hiện nhanh chóng, đơn giản, nên tiết kiệp thời gian, nhân lực và kinh phí.
Tuy nhiên , phương pháp toàn đạc điện tử cũng có một số hạn chế như: chi phí đầu tư phương tiện cao, về nhân lực đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn cao, chỉ áp dụng những khu vực có bản đồ dạng số. Do điều kiện của địa phương nên việc dẫn các toạ độ quốc gia về khu đo chưa thực hiện được nhưng vẫn có sự thay thế bằng cách đặt toạ độ giả định, rồi dựa vào các điểm khống chế mặt bằng và những điểm định vị để xoay chuyển mảnh bản đồ đo vào đúng toạ độ thựt của nó, vẫn đảm bảo đúng toạ độ.
Với những hạn chế trên hoàn toàn có thể khắc phục được bởi các phương tiện cũng như các phần mềm ngày càng được hoàn thiện với những giao diện, thao tác đơn giản thuận tiện cho người sử dụng. Ngày nay, với việc ứng dụng công nghệ số vào ngành quản lý đất đai thì bản đồ số đang được triển khai xây dựng hoàn thiện và rộng khắp.
Từ những khả năng ứng dụng tốt như vậy, phương pháp toàn đạc điện tử có thể ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác như trắc địa phục vụ đo lưới địa chính cấp 1, cấp 2; lưới khống chế trắc địa cơ sở; ứng dụng trong bố trí đường dây điện, trong cấp nước bố trí đường ống nước, giao thông, thuỷ lợi….
Ngoài ra, phương pháp toàn đạc điện tử là một trong những phương pháp ứng dụng công nghệ số trong đo đạc. Nếu được kết hợp với một số công nghệ khác như: công nghệ định vị toàn cầu GPS, công nghệ viễn thám, công nghệ sử dụng hệ thống
thông tin địa lý GIS, công nghệ ảnh số và xử lý ảnh từ máy bay để đo, vẽ bản đồ trong lĩnh vực đo đạc và vẽ bản đồ sẽ tạo nên sự hiệu quả, độ tin cậy cao của dữ liệu, giảm giá thành sản phẩm, rút ngắn thời gian thi công, các sản phẩm ngày càng đa dạng và tối ưu hơn phù hợp với xu hướng phát triển mới của công nghệ số trong đo đạc và bản đồ.
Chương4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận:
Để đáp ứng kịp nhu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội hiện nay, cần phải xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh. Việc thực hiện quy hoạch, giải toả bồi hoàn để xây dựng những công trình là rất cần thiết. Ngày nay, với khối lượng công việc nhiều
công tác giải toả bồi hoàn cần có một phương pháp đo đạc mới chẳng những tạo cơ sở dữ liệu vững chắc mà còn tiết kiệm được thời gian và kinh phí.
Thông qua việc nghiên cứu và thực hiện quy trình đo đạc thành lập bản trích đo địa chính bằng phương pháp toàn đạc điện tử phục vụ cho công tác giải toả bồi hoàn tại cụm dân dư Ấp 4, xã Bình Hàng Trung, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Cho thấy phương pháp này có nhiều ưu điểm hơn so với các phương pháp trước đây, cụ thể như:
- Về mặt số liệu đo đạc thì chính xác hơn, tạo cơ sở vững chắc cho công tác giải toả bồi hoàn.
- Sản phẩm bản đồ của bản trích đo được lưu dưới dạng số nên việc chỉnh lý khi sai sót về diện tích, vị trí hay in ấn bản đồ, lưu trữ, chuyển đổi trở nên đơn giản.
- Về mặt thời gian, kinh phí để hoàn thành công việc được tiết kiệm.
Từ những ưu điểm trên, giúp đánh giá một cách tổng quát về khả năng ứng dụng của phương pháp toàn đạc điện tử trong đo đạc phục vụ cho công tác giải toả bồi hoàn là phù hợp với xu hướng hiện nay, khi mà bản đồ dạng số ngày càng được sử dụng phổ biến.
Do có ưu điểm sử dụng công nghệ điện tử nên độ chính xác khá cao, việc thu thập và xử lý số liệu đo đạc mang tính tự động.Với chuyên ngành về quản lý đất đai những ưu điểm này của phương pháp toàn đạc điện tử là quan trọng trong công tác đo đạc phục vụ cho nhiều lĩnh vực khác.
Đối với việc ứng dụng phương pháp toàn đạc điện tử để phục vụ cho những mục đích khác mang tính rộng lớn hơn, hay cho những khu vực khác nhau thì cần phải điều chỉnh và kết hợp với những phương pháp khác để cho kết quả tốt nhất.
Tuy nhiên, phương pháp toàn đạc điện tử cũng có vài mặt hạn chế như: - Chỉ áp dụng với những khu vực có bản đồ dạng số.
- Chi phí đầu tư mua sắm thiết bị ban đầu cao. - Cán bộ đo đạc cần phải có trình độ cao.
Thông qua quá trình nghiên cứu, phương pháp toàn đạc điện tử cũng có những mặt hạn chế nhất định trong việc đo đạc phục vụ cho công tác giải toả bồi hoàn. Cần phải có biện pháp để khắc phục như:
- Cần xây dựng hệ thống bản đồ số hoàn chỉnh rộng khắp với độ chính xác cao. - Việc cập nhật bản đồ địa chính phải nhanh chóng, kịp thời.
- Do đầu tư mua sắp thiết bị cao nên cần bảo quản cẩn thận, kiểm tra định kỳ.
Có như vậy, phương pháp toàn đạc điện tử có thể được ứng dụng rộng rãi và hiệu quả chẳng những cho công tác giải toả bồi hoàn mà còn phục vụ cho nhiều lĩnh vực khác như: đo lưới địa chính cấp 1, cấp 2; lưới khống chế trắc địa cơ sở; ứng dụng trong bố trí đường dây điện, trong cấp nước bố trí đường ống nước, giao thông,…