Phân tích điểm hòa vốn

Một phần của tài liệu 49 Kế toán quản trị – cơ sở cho các quyết định kinh doanh ngắn hạn (Trang 36 - 38)

- Trong quý II/2005 Nhà máy sẽ nhập về máy đóng bao có công suất 180bao/phút và đầu tư công nghệ máy vấn điếu có tốc độ 5.000 – 6.000đ/phút để

2. Ra quyết định dựa trên việc sử dụng kỹ thuật phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận (C-V-P)

2.2.5 Phân tích điểm hòa vốn

Phân tích điểm hòa vốn là nội dung quan trọng trong phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận. Kỹ thuật phân tích điểm hòa vốn cung cấp cho nhà quản trị cách nhìn toàn diện về mối quan hệ này trong quá trình đều hành doanh nghiệp, giúp nhà quản trị biết được:

- Sản lượng, doanh thu ở mức nào để doanh nghiệp đạt được điểm hòa vốn - Phạm vi lãi – lỗ của doanh nghiệp theo những kết cấu chi phí – sản lượng tiêu thụ - doanh thu

- Phạm vi đảm bảo an toàn về doanh thu để đạt được một mức lợi nhuận mong muốn.

Khái niệm: Điểm hoà vốn là điểm mà tại đó doanh thu vừa bù đắp hết chi phí hoạt động kinh doanh đã bỏ ra, trong điều kiện giá bán sản phẩm dự kiến hay giá được thị trường chấp nhận.

Mối quan hệ giữa doanh thu, chi phí, lợi nhuận có thể được trình bày bằng mô

hình sau:

Qua đó ta có: SDĐP = ĐP + LN DT = BP + ĐP + LN

Theo khái niệm trên điểm hoà vốn là điểm mà tại đó doanh thu tạo ra vừa bù đắp được tổng chi phí, nghĩa là lợi nhuận bằng không.

Vì vậy: SDĐP = ĐP

Xem xét điểm hoà vốn giúp nhà quản trị kinh doanh một cách tích cực và chủ động, xác định được trong kỳ kinh doanh lúc nào đạt được doanh thu và sản lượng hoà vốn. Từ đó có những chiến lược kinh doanh hiệu quả.

Các thước đo tiêu chuẩn hòa vốn

- Thời gian hòa vốn: Là số ngày cần thiết để đạt được doanh thu hòa vốn thường là một năm:

Trong đó: DT bình quân 1 ngày = DT trong kỳ / 360 ngày

SVTH: Trần Thị Tú Hương Lớp ĐH2KT Trang 37

Doanh thu (DT)

Biến phí (BP) Số dư đảm phí (SDĐP)

Biến phí (BP) Định phí (ĐP) Lợi nhuận (LN) Tổng chi phí (TP) Lợi nhuận (LN)

DT hòa vốn Thời gian HV =

- Tỷ lệ hòa vốn ( công suất hòa vốn): Là tỷ lệ giữa khối lượng sản phẩm hòa vốn so với tổng sản lượng tiêu thụ trong kỳ hay giữa doanh thu hòa vốn và doanh thu đạt được trong kỳ (giả định giá bán không đổi)

Chú ý: Thời gian hòa vốn phải càng ngắn càng tốt và tỷ lệ hoà vốn cũng vậy càng thấp càng an toàn

- Doanh thu an toàn: Chênh lệch giữa doanh thu đạt được với doanh thu hòa vốn gọi là doanh thu an toàn (hay số dư an toàn)

Số dư an toàn ở các doanh nghiệp khác nhau do kết cấu chi phí khác nhau nhưng ở các doanh nghiệp có chi phí bất biến chiếm tỉ trọng lớn, thì tỉ lệ số dư đảm phí lớn do vậy nếu doanh thu giảm thì lỗ phát sinh nhanh hơn và những doanh nghiệp đó có số dư an toàn thấp. Số dư an toàn càng lớn thì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có mức an toàn cao, rủi ro thấp và ngược lại.

Ngoài việc đánh giá mức độ an toàn bằng số dư an toàn còn có thể sử dụng kết hợp với chỉ tiêu tỉ lệ số dư an toàn.

A. Phương pháp xác định điểm hòa vốn truyền thống

Ta có: Doanh thu hòa vốn = Định phí + Biến phí (Lợi nhuận = 0)

Một phần của tài liệu 49 Kế toán quản trị – cơ sở cho các quyết định kinh doanh ngắn hạn (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)