- Trong quý II/2005 Nhà máy sẽ nhập về máy đóng bao có công suất 180bao/phút và đầu tư công nghệ máy vấn điếu có tốc độ 5.000 – 6.000đ/phút để
2. Ra quyết định dựa trên việc sử dụng kỹ thuật phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận (C-V-P)
2.2 Một số khái niệm cơ bản sử dụng trong phân tích mối quan hệ C-V-P 1 Số dư đảm phí
2.2.1 Số dư đảm phí
Số dư đảm phí là chênh lệch giữa doanh thu và chi phí khả biến. Số dư đảm phí khi đã bù đắp được chi phí bất biến, số dôi ra sau khi bù đắp chính là lợi nhuận. Số dư đảm phí có thể tính cho tất cả loại sản phẩm, một loại sản phẩm và cho một đơn vị sản phẩm
Nếu gọi: Q sản lượng s giá bán
v chi phí khả biến một đơn vị sản phẩm F chi phí bất biến
P Lợi nhuận
Ta có báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí: (1)
Chỉ tiêu Tổng số Tính cho 1 SP Doanh thu sQ s Chi phí khả biến vQ v Số dư đảm phí (s - v)Q s -v Chi phí bất biến F Lợi nhuận (s - v)Q – F Nhận xét:
- Khi doanh nghiệp không hoạt động Q = 0 => Lợi nhuận: P = -b ; nghĩa là doanh nghiệp bị lỗ bằng chi phí bất biến
- Khi doanh nghiệp hoạt động ở mức sản lượng Qh mà số dư đảm phí bằng chi phí bất biến => Lợi nhuận: P = 0 ; nghĩa là doanh nghiệp đạt được điểm hòa vốn.
- Tại sản lượng Q1>Qh => Lợi nhuận: P1 = (s -v) Q1 - F - Tại sản lượng Q2>Qh => Lợi nhuận: P2 = (s - v) Q2 – F Như vậy: Khi sản lượng tăng 1 lượng là: ∆Q = Q2 – Q1
Lợi nhuận tăng 1 lượng là: ∆P = P2 - P1
=> ∆P = (s – v)(Q2 – Q1)
Kết luận: Thông qua khái niệm số dư đảm phí ta thấy được mối quan hệ giữa sản
lượng và lợi nhuận. Mối quan hệ đó là nếu sản lượng tăng một lượng thì lợi nhuận
tăng một lượng bằng sản lượng tăng lên nhân cho số dư đảm phí đơn vị
Chú ý:Kết luận này chỉ đúng khi doanh nghiệp đã vượt qua điểm hòa vốn
Nhà máy thuốc lá An Giang ta có số liệu năm 2004 của 03 sản phẩm như sau:
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu Sản phẩm
Bastion An Giang hộp Jensol
Sản lượng bán ra 54.091.889 6.909.700 530.358
Giá bán (1sp) 1.650 1.550 1.550
Biến phí (1sp) 1.535 1.428 1.433
Định phí 5.143.815.407 308.362.294 52.488.866
Ta có báo cáo thu nhập năm 2004 của Nhà máy thuốc lá An Giang
Đơn vị tính: đồng
Nhận xét: Khi xem xét cả yếu tố định phí riêng cho từng sản phẩm, ta thấy Bastion và An Giang hộp đều mang lại lợi nhuận cho nhà máy trong đó Bastion mang lại lợi nhuận cao nhất, sản phẩm còn lại là Jensol thì lỗ, nhưng khi loại bỏ ảnh hưởng của định phí chung ta thấy cả 3 loại sản phẩm đều đóng góp vào việc tạo ra lợi nhuận và giúp trang trải định phí chung của doanh nghiệp.
Giả sử trong năm 2005 sản lượng tiêu thụ tăng 10% đối với cả ba sản phẩm thì lợi nhuận tăng hơn thêm so với năm 2004 là:
Ta có: Bastion: (54.091.889 x 10%) x (1.650 – 1.535) = 622.056.724 đồng
An Giang hộp: ( 5.909.700 x 10%) x (1.550 – 1.428) = 72.098.340 đồng
Jensol: (530.358 x 10%) x (1550 – 1437) = 5.993.045 đồng
Từ đó cho thấy sản lượng bán ra tăng thêm 10% thì lợi nhuận tăng thêm. Với sản phẩm Jensol thì khi sản lượng bán ra tăng lên sẽ làm giảm lỗ và khi sản lượng bán ra vượt khỏi điểm hoà vốn thì nó chính là lợi nhuận của công ty
Trong cả ba sản phẩm ta thấy Bastion có số dư đảm phí lớn nhất cho nên khi tăng doanh thu lên 10% đối với cả ba sản phẩm thì lợi nhuận của Bastion tăng cao nhất. Từ đó cho thấy sản phẩm có số dư đảm phí cao thì lợi nhuận tăng cao hơn.
SVTH: Trần Thị Tú Hương Lớp ĐH2KT Trang 28
Bastion An Giang hộp Jensol
Doanh thu 89.251.616.850 7.169.796.250 822.054.900 97.243.468.000Biến phí 83.031.049.615 6.605.463.900 760.003.014 90.396.516.529 Biến phí 83.031.049.615 6.605.463.900 760.003.014 90.396.516.529 Số dư đảm phí 6.220.567.235 564.332.350 62.051.886 6.846.951.471 Định phí (SL) 5.143.815.407 408.362.294 72.488.866 5.624.666.567 Lợi nhuận 1.076.751.828 155.970.056 (10.436.980) 1.222.284.904 Tổng Chỉ tiêu Sản phẩm
Giả sử trong trường hợp cả ba sản phẩm cùng tăng một lượng doanh thu như nhau 200.000 SP. Ta có lợi nhuận tăng lên là:
Bastion: 200.000 x (1.650 – 1.535) = 23.000.000 đồng
An Giang hộp: 200.000 x (1.550 – 1.428) = 24.400.000 đồng
Jensol: 200.000 x (1550 – 1437) = 22.600.000 đồng
Kết luận: Qua sự phân tích trên cho thấy nếu tăng doanh thu lên một lượng như nhau 200.000 SP thì sản phẩm có lợi nhuận tăng lên cao nhất là An Giang hộp chứ không phải là Bastion. Từ đó cho thấy khi tăng doanh thu của một sản phẩm có số dư
đảm phí lớn thì mức tăng lợi nhuận chưa chắc đã lớn hơn, bởi lẽ khi tăng doanh thu thì chưa chắc những sản phẩm có số dư đảm phí lớn hơn có một mức tăng số dư đảm phí lớn hơn.
Ta có: Công thức tính lợi nhuận:
Khảo sát EBIT khác nhau theo doanh thu của Bastion:
Đơn vị tính: đồng
Nhận xét: Qua khảo sát trên ta thấy ở mức sản lượng 44.728.830 sản phẩm là sản lượng hoà vốn vì lợi nhuận gần bằng 0
- Nếu bán 40.000.000 SP => EBIT = (40.000.000 – 44.728.830) x 115 = (543.815.450) (lỗ) - Nếu bán 50.000.000 SP => EBIT = (50.000.000 – 44.728.830) x 115 = 606.184.550 (lãi) - Số lượng sản phẩm để có lãi là 300.000.000 => EBIT = (Q – 44.728.830) x 115 = 300.000.000 Vậy Q = 47.337.526 SP SVTH: Trần Thị Tú Hương Lớp ĐH2KT Trang 29 Chỉ tiêu 1 SP 40.000.000 SP 44.728.830 SP 50.000.000 SP Doanh thu 1.650 66.000.000.000 73.802.569.500 82.500.000.000 Biến phí 1.535 61.400.000.000 68.658.754.050 76.750.000.000 SD ĐP 115 4.600.000.000 5.143.815.450 5.750.000.000 Định phí 5.143.815.407 5.143.815.407 5.143.815.407 5.143.815.407 Lợi nhuận (5.143.815.292) (543.815.407) 43 606.184.593
Kết luận: Qua đó cho thấy ở mỗi mức sản lượng bán ra ta thu được một mức lợi nhuận khác nhau và khi sản lượng bán ra (vượt qua điểm hoà vốn) càng tăng thì lợi nhuận thu về càng tăng. Đây cũng là một công cụ dự đoán lợi nhuận nếu biết được
điểm hòa vốn.
Mục tiêu của số dư đảm phí
Trong quá trình ra quyết định ta thường sử dụng khái niệm số dư đảm phí và phương án nào có cho số dư đảm phí cao nhất hoặc đạt được mục tiêu đảm phí đưa ra thì được chọn.
Sử dung khái niệm số dư đảm phí cho thấy được mối quan hệ giữa sản lượng và lợi nhuận. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế làm cho người quản lý dễ nhằm lẫn trong quá trình ra quyết định, bởi vì tưởng rằng tăng doanh thu đối với những sản phẩm mà có số dư đảm phí lớn thì lợi nhuận tăng lên càng nhanh, nhưng đều này có khi hoàn toàn ngược lại khi tăng doanh thu đến một mức nào đó thì định phí tăng và làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Để khắc phục nhược điểm của số dư đảm phí ta
sử dụng tỷ lệ số dư đảm phí