Đẩy mạnh công tác huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Bắc Hà Nội (Trang 95)

khách hàng.

5.1. Sự cần thiết.

Nh− ta đã biết, nguồn vốn Chi nhánh nhận điều chuyển từ cấp trên là rất lớn nó chiếm trên 60% tổng nguồn vốn. Điều quan trọng của nguồn vốn điều chuyển là Chi nhánh phải chịu một lãi suất cao hơn lãi suất của nguồn Chi nhánh tự huy động. Trong cơ chế thị tr−ờng vấn đề giảm chi phí huy động vốn tăng doanh thu từ hoạt động tín dụng Ngân hàng để tăng lợi nhuận luôn là vấn đề làm đau đầu các nhà Ngân hàng. Trong cơ chế thị tr−ờng việc cạnh tranh giữa các Ngân hàng là rất gay gắt, mỗi Ngân hàng muốn tồn tại và phát triển trên thị tr−ờng đòi hỏi Ngân hàng đó phải có tính độc lập tự chủ cao, tìm cho mình một h−ớng đi thích hợp. Chi nhánh Ngân hàng Đầu t− & Phát triển Bắc Hà nội cũng vậy, muốn ngày một phát triển hơn thì không thể cứ trông chờ mãi vào nguồn vốn điều chuyển từ cấp trên đ−ợc mà phải tìm cho mình một nguồn vốn rẻ hơn, thích hợp hơn với nhu cầu của mình.

Công tác huy động vốn là một phần quan trọng trong hoạt động của Ngân hàng, vì nó ảnh h−ởng rất lớn đến quy mô và sự ổn định của nguồn vốn ngân hàng, từ đó ảnh h−ởng đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Cho nên việc nâng cao công tác huy động vốn là vấn đề cần thiết đối với tất cả các Ngân hàng th−ơng mại trong cơ chế thị tr−ờng.

5.2. Tính khả thi của giải pháp.

Từ năm 1995 Chi nhánh mới thực sự chuyển sang hoạt động độc lập cho

nên việc tự huy động vốn đáp ứng nhu cầu của mình còn gặp nhiều khó khăn. Nh−ng không vì thế mà Chi nhánh cứ sử dụng mãi nguồn vốn điều

chuyển từ cấp trên với lãi suất caọ Để giải pháp này thực hiện có hiệu quả đòi hỏi Chi nhánh cần tập trung vào những vấn đề sau:

5.2.1 Tăng c−ờng công tác Marketing, nâng cao uy tín của mình trên thị tr−ờng nhằm thu hút nhiều khách hàng gửi tiền vào Chi nhánh, đăc biệt là các doanh nghiệp với những khoản tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi thanh toán.

Trong nền kinh tế hiện đại, doanh nghiệp là đối t−ợng cung cấp cho

Ngân hàng một nguồn vốn dồi dào nhất vì các doanh nghiệp là ng−ời sử dụng các dịch vụ của Ngân hàng nhiều nhất, họ luôn coi Ngân hàng là trung gian thanh toán cho tất cả các mối quan hệ làm ăn của họ, đồng thời Ngân hàng cũng là một lĩnh vực đầu t− hiệu quả, an toàn đối với những khoản tiền tạm thời nhàn rỗi của doanh nghiệp. Vì thế các Ngân hàng cần khai thác tối đa nguồn vốn của các doanh nghiệp nhằm tạo ra một nguồn vốn ổn định cho mình. Để làm đ−ợc điều đó đòi hỏi Ngân hàng phải ngày một đổi mới ph−ơng thức hoạt động, thanh toán, tiếp thị, quảng cáọ.. nhằm tạo ra một hình ảnh an toàn trong con mắt của doanh nghiệp.

5.2.2 Đa dạng hoá các hình thức huy động.

Đa dạng hoá các hình thức huy động luôn là một cách thức để các Ngân hàng th−ơng mại nâng cao hiêu quả huy động vốn vì chỉ có đa dạng hoá thì Ngân hàng mới tận dụng đ−ợc hết thế mạnh của các thành phần kinh tế. Ngày nay đã có rất nhiều hình thức huy động vốn nh− : Thu hút tiền gửi tiết kiệm, phát hành trái phiếu , kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửị.. mỗi hình thức có những thế mạnh và hạn chế riêng đòi hỏi Ngân hàng phải cân nhắc xác định cho mình một hình thức huy động phù hợp với điều kiện hiện tạị Đối với Chi nhánh Ngân hàng Đầu t− và Phát triển Băc Hà nội việc phát hành trái phiếu kỳ phiếu còn ít, Chi nhánh nên mở rộng hoạt động này trong t−ơng laị

Lãi suất huy động là giá cả của những khoản vốn mà ngân hàng huy động cho nên nếu Ngân hàng đ−a ra một lãi suất cao hơn đối thủ cạnh tranh thì sẽ huy động đ−ợc nhiều vốn hơn. Nh−ng ng−ợc lại lãi suất huy động cũng là chi phí của Ngân hàng, nếu Ngân hàng nâng lãi suất huy động nên quá cao mà không cân nhắc cho phù hợp với lãi suất cho vay thì Ngân hàng sẽ bị lỗ. Điều quan trọng đối với Ngân hàng là phải làm sao xác định một lãi suất huy động đủ chiến thắng đối thủ cạnh tranh và cũng phải phù hợp với lãi suất cho vay nhằm đảm bảo cho ngân hàng hoạt động có lãị

6. Giải pháp chung: Th−ờng xuyên bồi d−ỡng và đào tạo để nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên.

Con ng−ời là nhân tố quan trọng trong mọi tổ chức , là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế xã hội nói chung và của Ngân hàng nói riêng. Mọi hoạt động dù ở lĩnh vực nào cũng phải thông qua tác động của con ng−ờị Dù máy móc thiết bị , công nghệ có hiện đại đế đâu chăng nữa nh−ng nếu không có sự tác động chỉ đạo của con ng−ời thì cũng trở nên vô nghĩạ Đối với lĩnh vực kinh doanh Ngân hàng, nếu yếu tố con ng−ời đ−ợc xem trọng và đ−ợc sử dụng đúng đắn sẽ góp phần quyết định vào sự thành công của một Ngân hàng.

Đặc biệt là ngày nay công nghệ càng hiện đại bao nhiêu thì đòi hỏi trình độ của ng−ời lao động càng cao bấy nhiêu . Yếu tố con ng−ời và công nghệ là những nhân tố quan trọng quyết định đến sự chiến thắng trong cạnh tranh của bất kỳ một tổ chức nàọ Vì thế việc th−ờng xuyên bồi d−ỡng và đào tạo để nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên là vấn đề cần thiết đối với bất cứ tổ chức nào trong nền kinh tế thị tr−ờng.

Hoạt động kinh doanh của ngân hàng là hoạt động kinh doanh có nhiều khác

biệt so với các hoạt động kinh doanh thông th−ờng khác , hoạt động của nó có mối liên hệ mật thiết đối với tất cả các thành phần kinh tế. Chính vì thế mà ng−ời

cán bộ ngân hàng phải là ng−ời có trình độ hiểu biết rất rộng về lĩnh vực kinh tế. Để nâng cao chất l−ợng tín dụng , thì yếu tố đầu tiên cần phải nói đến là ng−ời cán bộ tín dụng. Ng−ời cán bộ tín dụng phải là ng−ời có chuyên môn trình độ và năng lực, am hiểu khách hàng, hiểu biết sâu về lĩnh vực tài chính doanh nghiệp, dự báo đ−ợc những biến động kinh tế trong t−ơng lai, có kiến thức nhất định về thị tr−ờng và lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp.

Do đó để nâng cao chất l−ợng tín dụng, Chi nhánh nên đề ra chính sách phát triển nguồn nhân lực và chăm lo việc đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ với những công việc nh− sau:

- Chuyên môn hoá cán bộ tín dụng: Mỗi cán bộ tín dụng sẽ đ−ợc giao một nhóm khách hàng nhất định, có đặc điểm chung về ngành nghề kinh doanh hoặc loại hình doanh nghiệp....

- Có chế độ khen th−ởng đãi ngộ hợp lý đối với cán bộ tín dụng: Đối với những cán bộ tín dụng có năng lực làm việc hiệu quả thì Chi nhánh cần có chính sách khen th−ởng kịp thời , ng−ợc lại cần có biện pháp xử lý thích đáng đối với những cán bộ tín dụng thiếu tinh thần trách nhiệm, làm thất thoát vốn , và phải làm sao gắn chặt tinh thần trách nhiệm của cán bộ tín dụng đối với khoản vaỵ Không ngừng bồi d−ỡng nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn cho cán bộ.

- Có thể nói bất kỳ một giải pháp nào đ−a ra cũng phải dựa trên nền tảng tài chính của chính đơn vị đó , bởi tiềm lực tài chính có ảnh h−ởng rất lớn đến tính khả thi của bất kỳ một giải pháp nàọ Một giải pháp dù có hay đến đâu cũng sẽ không thể thực hiện đ−ợc nếu nh− tiềm lực tài chính của công ty đó không cho phép. Chính vì thế để giải pháp này khả thi đòi hỏi Chi nhánh cần phải có những chính sách hợp lý đối với việc đào tạo cán bộ, phải có chính sách thích hợp trong việc trích lập các quỹ nh− quỹ đầu t− phát triển, quỹ khen th−ởng, quỹ phúc lợị..Mặt khác Chi nhánh cũng cần tăng c−ờng các

hình thức huy động vốn từ các tổ chức kinh tế để có nguồn tài trợ cho việc thực hiện giải pháp.

Ngày nay các ngân hàng rất coi trọng việc đào tạo cán bộ công nhân viên, nguồn vốn dành cho việc đào tạo trong các doanh nghiệp là rất lớn. Bất kỳ một tổ chức nào nếu làm đ−ợc điều này thì sẽ có lợi thế lớn trong cạnh tranh.

IIỊ một số kiến nghị nhằm nâng cao chất l−ợng tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh ngân hàng đầu t− và phát triển bắc hà nộị

kiến nghị đối với Chính phủ và các cơ quan Nhà n−ớc.

• Ban hành, hoàn thiện đồng bộ các bộ luật, các văn bản có liên quan để tạo môi tr−ờng kinh tế, pháp lý vững chắc cho hoạt động của các doanh nghiệp cũng nh− của Ngân hàng.

Quan hệ tín dụng của Ngân hàng và các tổ chức kinh tế khác chịu sự tác động của nhiều yêú tố kinh tế, chính trị, xã hội, pháp luật, do đó một môi tr−ờng pháp lý đồng bộ và hoàn thiện giúp cho ngân hàng thực hiện các hoạt động tín dụng của mình có hiệu quả hơn . Để đạt đ−ợc điều này, Quốc hội và các cơ quan chức năng cần sửa đổi và hoàn thiện một số luật khác có liên quan bên cạnh Luật Ngân hàng nhà n−ớc và Luật các tổ chức tín dụng nh− Luật doanh nghiệp, Luật đầu t−, Luật bảo hiểm , Luật phá sản, các quy định về thế chấp , bảo lãnh....Việc này có tác dụng đảm bảo cho quan hệ tín dụng đ−ợc dựa trên nền tảng vững chắc, đảm bảo an toàn cho hoạt động Ngân hàng.

• Sắp xếp lại doanh nghiệp và tăng c−ờng các biện pháp quản lý Nhà n−ớc đối với các doanh nghiệp.

Nhà n−ớc cần phải kiên quyết sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà n−ớc, chỉ để tồn tại những doanh nghiệp làm ăn thực sự có hiệu quả, những doanh nghiệp thực sự là cần thiết cho phát triển kinh tế, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả tín dụng. Trong việc nhanh chóng tổ chức sắp xếp lại doanh nghiệp, cần tập trung vào việc đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà n−ớc. Đây là một biện

pháp nhằm huy động các nguồn lực từ các thành phần kinh tế khác nhau tham gia vaò phát triển kinh tế.

• Thực hiện chế độ kiểm toán chặt chẽ.

Nhà n−ớc cần thực hiện chế độ kiểm toán chặt chẽ , một mặt giúp Ngân hàng trong khâu thẩm định, xét duyệt hồ sơ xin vay vốn của các khách hàng đ−ợc chính xác hơn, báo cáo tài chính của khách hàng phải phản ánh đúng tình hình thực tế đồng thời việc thu thập thông tin của khách hàng cũng phải đ−ợc tiến hành thuận lợi và chính xác. Mặt khác thông qua việc thực hiện chế độ kiểm toán chặt chẽ cũng tiến hành t− vấn cho khách hàng làm thế nào để vay đ−ợc vốn của Ngân hàng và sử dụng một cách có hiệu quả. Muốn vậy, Nhà n−ớc nên sớm ban hành quy chế tài chính, hạch toán kinh doanh đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Qua đó tăng c−ờng tính hiệu lực pháp lý, đảm bảo tính đồng bộ chuẩn mực của công tác hạch toán kế toán, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ ngân hàng có những kết luận chính xác về tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh của khách hàng. Việc chấn chỉnh công tác kiểm toán cũng phải đi đôi với việc nâng cao chất l−ợng công tác kiểm toán, qua đó nâng cao hiệu quả công tác thẩm định dự án đầu t−.

Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà n−ớc.

• Tăng c−ờng hiệu lực điều hành chính sách tiền tệ, chức năng giám sát và đảm bảo an toàn hệ thống Ngân hàng.

• Phát triển trung tâm thông tin khách hàng.

• Sớm củng cố hệ thống đào tạo của ngành để bồi d−ỡng, đào tạo cán bộ có trình độ chuyên môn cao phù hợp với yêu cầu hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong cơ chế thị tr−ờng.

• Tổ chức các hoạt động thanh tra có tính độc lập cần thiết để kịp thời phát hiện xử lý kiên quyết các vi phạm.

• Đẩy mạnh việc hình thành và phát triển các công ty mua bán và xử lý nợ, để giải quyết số nợ tồn đọng của ngân hàng th−ơng mại hiện naỵ

• Ngân hàng Nhà n−ớc nên ban hành các thông t− liên tịch để h−ớng dẫn xử lý tài sản thế chấp, cầm cố vay vốn của các tổ chức tín dụng. Đề nghị Ngân hàng Nhà n−ớc cần xoá nợ hoặc cấp bù cho những Ngân hàng có những khoản nợ quá hạn vì những lý do khách quan .

• Ngân hàng Nhà n−ớc cần đ−a ra những quy định cụ thể rõ ràng về việc trích lập các quỹ dự phòng rủi ro, các mức trích lập cũng nh− danh mục nội dung cần trích lập để các tổ chức tín dụng chủ động trong vấn đề giải quyết các khoản nợ có vấn đề của mình .

• Ngân hàng Nhà n−ớc và Chính phủ cần có một ch−ơng trình hiệu quả để quy hoạch và cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng, loại bỏ các Ngân hàng hoạt động không có hiệu quả. Việt nam cần có một hệ thống Ngân hàng hoạt động lành mạnh, hiệu quả đủ sức mạnh cạnh tranh trên thị tr−ờng trong n−ớc và khu vực.

Kiến nghị đối với Ngân hàng Đầu t− và Phát triển Việt Nam.

Là Ngân hàng Trung −ơng của Chi nhánh Ngân hàng Đầu t− và Phát triển Bắc Hà nội, những hoạt động của Ngân hàng Đầu t− và Phát triển Việt Nam có ảnh h−ởng rất lớn đến hoạt động của Ngân hàng Đầu t− và Phát triển Bắc Hà Nộị Việc giải quyết những khoản nợ quá hạn chậm chạp cũng một phần cũng là do thiếu sót của các Ngân hàng cấp trên. Chi nhánh không đ−ợc tự ý khoanh nợ và xoá nợ đối với những khoản nợ quá hạn và khó đòi, việc này phải do Ngân hàng cấp cao quyết định trên cơ sở quyết định của Chủ tịch hội đồng quản trị và hội đồng xoá nợ. Do vậy những năm tới, Ngân hàng Đầu t− và Phát triển Việt Nam nên đ−a ra những quyết định của mình về việc giải quyết những khoản nợ quá hạn không có khả năng thu hồi để giúp tình hình tài chính tại Chi nhánh lành mạnh hơn .

Ngân hàng Đầu t− và Phát triển Việt Nam nên trích lập quỹ dự phòng rủi ro trên cơ sở tính toán rủi ro của các Chi nhánh trong toàn hệ thống và để bù đắp rủi ro có hiệu quả, bù đắp những khoản mất mát của Chi nhánh trong thời gian ngắn nhất để Chi nhánh nhanh chóng cân đối tình hình tài chính của mình .

Kết luận.

Chúng ta đang b−ớc vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của thông tin và khoa học công nghệ. Chi nhánh Ngân hàng Đầu t− và Phát triển Bắc Hà Nội cần phải nỗ lực thật nhiều thì mới tồn tại và phát triển vững mạnh, cùng đất n−ớc b−ớc vào thế kỷ XXỊ Đa dạng hoá các hoạt động nghiệp vụ, tr−ớc tiên là phát triển tín dụng ngắn hạn , là một biện pháp để Chi nhánh Ngân hàng Đầu t− và Phát triển Bắc Hà Nội mở rộng hoạt động của mình, tr−ớc là sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đ−ợc huy động, tăng thêm lợi nhuận, sau là để thu hút và mở rộng khách hàng, tạo lập một vị thế vững vàng trong cạnh tranh. Trong xu thế đa dạng hoá các hoạt động Ngân hàng trên thế giới, Chi nhánh cần phải cố gắng hơn trong việc nâng cao chất l−ợng tín dụng ngắn hạn, tăng doanh thu từ các hoạt động dịch vụ của Ngân hàng, tiến tới nâng cao uy tín và lòng tin đối với khách hàng trong và ngoài n−ớc.

Chi nhánh Ngân hàng Đầu t− và Phát triển đã có nhiều nỗ lực, cố gắng v−ợt qua mọi trở ngại, quyết tâm thực hiện mục tiêu ổn định, an toàn và hiệu quả phát triển, để trở thành đơn vị kinh doanh đạt lợi nhuận cao trong hệ thống Ngân hàng

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Bắc Hà Nội (Trang 95)