Căn cứ vào số liệu đã trình bày tại phần thực trạng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty, ta có giá thành đơn vị của ba sản phẩm Cọc PC

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ Phần Bê Tông Ly Tâm Thủ Đức (Trang 96 - 100)

- Nếu nhượng bán vật tư cho đơn vị ngoài phải lập hoá đơn chứng từ đầy đủ.

Căn cứ vào số liệu đã trình bày tại phần thực trạng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty, ta có giá thành đơn vị của ba sản phẩm Cọc PC

tính giá thành sản phẩm tại Công ty, ta có giá thành đơn vị của ba sản phẩm Cọc PC 300A – 10m (SPA); Trụ BTLT 8m – 400 Kgf (SPB); Đà cản - 1,2m (SPC) sau khi tính bổ sung chi phí sản xuất chung là

Giá thành đơn vị SPA = (495.030.020 + 439.985) 274 = 1.808.285 Giá thành đơn vị SPB = (2.540.284.892+ 2.660.313) 2717 = 935.939 Giá thành đơn vị SPC = (333.517.839 + 472.941) 2173 = 153.700

Bảng số 8: Bảng so sánh giá thành đơn vị sản phẩm trước và sau khi tính chi phí nhân viên quản lý phân xưởng vào chi phí sản xuất chung.

STT Tên sản phẩm ĐVT Giá thành đơn vị X Giá thành đơn vị X’ Thay đổi (đồng) Tỷ lệ thay đổi ( %) 1 Cọc PC 300A – 10m Cọc 1.806.680 1.808.285 1.605 0,08 2 Trụ BTLT 8m – 400Kgf Trụ 934.959 935.939 980 0,10 3 Đà cản 1,2m Cái 153.483 153.700 217 0,14

Trong đó :

• Giá thành đơn vị X: Giá thành đơn vị sản phẩm khi chưa có chi phí nhân viên quản lý phân xưởng.

• Giá thành đơn vị X’: Giá thành đơn vị sản phẩm khi đã có chi phí nhân viên quản lý phân xưởng.

Theo bảng số 8 ta thấy khi tính chi phí nhân viên quản lý phân xưởng vào chi phí sản xuất chung thì giá thành sản phẩm đã có sự thay đổi, với tỷ lệ thay đổi thấp.

Về các loại TSCĐ đã khấu hao gần hết giá trị sử dụng, Công ty cần liệt kê ra từng tài sản để đưa ra kế hoạch cụ thể nhằm đại tu hoặc thay thế các loại tài sản này trong tương lai gần. Nhằm tránh thiệt hại do ngừng sản xuất vì máy móc hư hại. Mặt khác, Công ty cần trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ để cho giá thành sản phẩm các kỳ sau không tăng đột biến, có như vậy thì sẽ không ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của Công ty.

4.2.3 Phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

Công ty cần xây dựng phát triền chiến lược kinh doanh hiệu quả đối với các khách hàng lớn, khách hàng truyền thống của Công ty. Có chính sách hậu mãi tốt. Mặt khác, Công ty cần có đội ngũ nghiên cứu thị trường để có thể nắm bắt kịp thời, chính xác những thông tin về nguyên liệu vật liệu, thị trường tiêu thụ nhằm tránh những thiệt hại do sự biến động giá cả trên thị trường gây ra và giúp doanh nghiệp mở rộng thêm các mối quan hệ kinh tế.

Trong những năm vừa qua Công ty đã xuất khẩu các sản phẩm ra nước ngoài như: Lào, Campuchia… với doanh thu đạt được lên đến hàng triệu USD và theo như nhận định chung của bộ phận kinh doanh thì nhu cầu về các sản phẩm của Công ty ở những thị trường này còn rất lớn. Vì thế Công ty nên có sự nghiên cứu kỹ lưỡng về vấn đề nên xây dựng một nhà máy chi nhánh ở nước ngoài. Như vậy sẽ giảm được khoản chi phí vận chuyển chiếm tỷ trọng rất lớn chi phí các đơn hàng xuất khẩu, đồng thời đáp ứng ngay được nhu cầu của khách hàng về mặt thời gian.

Cần luôn luôn tỉnh táo, sâu sát thị trường để có đối sách giá cả phù hợp, vừa có lợi nhuận, vừa đáp ứng nhu cầu khó tính của khách hàng.

Công ty nên đưa ra các chính sách cụ thể để khích lệ sáng kiến trong sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất để tăng doanh thu tối đa, nhờ đó lợi nhuận đem lại

KẾT LUẬN

Sau những năm hội nhập kinh tế thế giới, nền kinh tế nước ta đã có những chuyển biến rõ rệt. Các loại hình DN đang cạnh tranh và phát triển ngày càng mạnh mẽ trên thị trường. Do vậy để đảm bảo cho các DN tăng trưởng và phát triển bền vững, các nhà quản trị kinh doanh luôn tìm mọi biện pháp tiết kiệm chi phí tối đa hóa lợi nhuận. Chính điều này đã khẳng định vị trí, vai trò của thông tin kế toán trong các DN ngày được nâng cao.

Việc phân tích đúng đắn kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ có thể dựa trên giá thành sản phẩm chính xác. Bên cạnh đó, giá thành lại chịu ảnh hưởng của kết quả tổng hợp chi phí sản xuất. Do vậy, tổ chức tốt công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sản xuất để xác định nội dung, phạm vi chi phí cấu thành trong giá thành cũng như lượng giá trị các yếu tố chi phí đã dịch chuyển vào sản phẩm hoàn thành là yêu cầu rất cần thiết đối với các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nói riêng.

Quá trình thực tập tại Công ty Cổ Phần Bê Tông Ly Tâm Thủ Đức là một khoảng thời gian vô cùng hữu ích, giúp em tiếp cận được phần nào với thực tế công tác kế toán đặc biệt là công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Với mong muốn góp một phần nhỏ vào việc hoàn thiện hơn công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cũng như nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty, em xin mạnh dạn trình bày một số ý kiến của mình. Tuy nhiên, với góc độ nhìn nhận của một sinh viên, kiến thức còn hạn hẹp nên trong quá trình phân tích và đánh giá không tránh khỏi những sai sót. Kính mong thầy cô và các cô chú, anh chị trong Công ty góp ý sửa chữa, bổ sung để khóa luận được hoàn chỉnh hơn.

Một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn trân trọng đến cô Ths.Đào Thị Kim Yến và các cô chú, anh chị trong Công ty đã tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành báo cáo.

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ Phần Bê Tông Ly Tâm Thủ Đức (Trang 96 - 100)