Kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm.

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ Phần Bê Tông Ly Tâm Thủ Đức (Trang 94 - 96)

- Nếu nhượng bán vật tư cho đơn vị ngoài phải lập hoá đơn chứng từ đầy đủ.

SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY 4.1 Nhận xét

4.2.2 Kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm.

Chi phí điện nước sử dụng chung cho toàn Công ty nhưng lại được hạch toán toàn bộ vào chi phí sản xuất chung và theo dõi trên tài khoản 627. Công ty nên bố trí lắp thêm đồng hồ điện nước để tách biệt rõ ràng chi phí dùng cho bộ phận quản lý doanh nghiệp, phân xưởng sản xuất. Có như vậy chi phí của bộ phận nào sẽ được tính riêng cho bộ phận đó làm cho giá thành của sản phẩm sẽ chính xác hơn.

Áp dụng kế toán quản trị vào doanh nghiệp:Công ty nên áp dụng kế toán quản trị vào việc phân tích thông tin về chi phí. Việc làm này sẽ cung cấp cho các nhà quản trị của Công ty những thông tin linh hoạt kịp thời. Từ đó đưa ra các giải pháp khác nhau trong việc tính toán các phương án tiết kiệm chi phí nhằm hạ giá thành sản phẩm. Chẳng hạn như việc áp dụng hệ thống kế toán quản trị vào phân tích chi phí của Công ty theo cách ứng xử của chi phí: Nghĩa là những chi phí này tăng, giảm như thế nào đối với mức độ thay đổi của hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo cách phân loại này, các chi phí của Công ty sẽ được phân thành biến phí ( thay đổi khi số lượng sản phẩm thay đổi) và định phí (cố định khi số lượng sản phẩm thay đổi trong giới hạn), từ đó xác định được điểm hoà vốn và có cách lựa chọn phương án đầu tư vốn hợp lý, hiệu quả nhất. Nhà quản trị sẽ thấy được việc sử dụng tối đa năng lực sản xuất là cần thiết để khai thác điều kiện sản xuất của mình. Có được hệ thống kế toán

quản trị hoạt động hiệu quả, Công ty sẽ có công cụ kế toán tốt nhất để phục vụ cho việc lựa chọn phương án sản xuất sản phẩm gì, số lượng bao nhiêu, nên mua nguyên vật liệu bằng cách nào...

Việc đưa chi phí tiền lương nhân viên quản lý phân xưởng vào chi phí nhân viên quản lý doanh nghiệp theo em là chưa hợp lý. Công ty nên ghi nhận là chi phí sản xuất chung như thế sẽ phản ánh đúng bản chất của chi phí. Từ đó phân bổ cho các sản phẩm theo tiêu thức phân bổ là chi phí nhân công trực tiếp sản xuất. Điều này sẽ làm cho giá trị giá thành sản phẩm chính xác hơn. Đồng thời là căn cứ để bộ phận kinh doanh chiến lược của Công ty đưa ra giá bán hợp lý hơn, nhằm đem lại lợi nhuận tối đa cho Công ty. Để đi sâu vào vấn đề này em xin mạnh dạn đưa ra phương pháp tính như sau:

* Căn cứ vào bảng tính lương tháng 12 năm 2010, chi phí nhân công nhân viên quản lý phân xưởng là 12.265.000 đồng. Khoản chi phí này Công ty đưa vào chi phí quản lý doanh nghiệp và được theo dõi trên tài khoản 642. Nếu Công ty đưa khoản chi phí này vào chi phí sản xuất chung và theo dõi trên tài khoản 627, thì giá thành sản phẩm cọc PC 300A – 10m; Trụ BTLT 8m – 400Kgf; Đà cản 1,2m sẽ thay đổi như sau: + Phần hạch toán lương: Nợ TK 627 15.265.000 Có TK 334 15.265.000 + Các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN Nợ TK 627 3.358.300 Có TK 338 3.358.300

+ Chi phí sản xuất chung tăng thêm (15.265.000 + 3.358.300) = 18.623.300

+ Phân bổ chi phí sản xuất chung ( bổ sung) cho sản phẩm Cọc PC300A – 10m CPSXC phân bổ

cho 274 SP A = 18.623.300 3.796.209.915

+ Phân bổ chi phí sản xuất chung ( bổ sung) cho sản phẩm Trụ BTLT 8m – 400Kgf

CPSXC phân bổ

cho 2.717 SP B = 18.623.300 3.796.209.915

+ Phân bổ chi phí sản xuất chung ( bổ sung) cho sản phẩm Đà cản – 1,2m CPSXC phân bổ

cho 2.173 SP C = 18.623.300 3.796.209.915

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ Phần Bê Tông Ly Tâm Thủ Đức (Trang 94 - 96)