TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG LY TÂM THỦ ĐỨC

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ Phần Bê Tông Ly Tâm Thủ Đức (Trang 59 - 64)

3.1 Những vấn đề chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty. phẩm tại Công ty.

Công ty Cổ Phần Bê Tông Ly tâm Thủ Đức sản xuất kinh doanh sản phẩm bê tông công nghiệp: Trụ điện, cọc cừ, ống cống, cấu kiện bê tông, bê tông thương phẩm…

Hiện nay nước ta đã có “Hội Công nghiệp Bê tông Việt Nam”- là tổ chức xã hội nghề nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Bê tông, với mục tiêu hoạt động là phát triển ngành bê tông Việt Nam đạt trình độ công nghệ ngang tầm khu vực và thế giới. Điều này chứng tỏ đây đang là một ngành công nghiệp phát triển mạnh ở Việt Nam cũng đồng nghĩa với việc trên thị trường sẽ có rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Vì thế

công ty cần có những chiến lược cụ thể để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong ngành. Đặc biệt trong thời kỳ lạm phát như hiện nay thì chiến lược về giá cần được đặc biệt quan tâm. Điều này đồng nghĩa với việc Công ty cần rà soát lại quy trình sản xuất sản phẩm, cải tiến kỹ thuật, tiết kiệm chống lãng phí nguyên vật liệu đầu vào, giảm tối ưu chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp…

3.1.1 Đối tượng tập hợp chi phí.

Đối tượng tập hợp chi phí là từng tổ sản xuất.

Chi phí sản xuất được tập hợp theo hai phương pháp:

- Phương pháp tập hợp trực tiếp: đối với những chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến một loại sản phẩm.

- Phương pháp phân bổ gián tiếp: đối với những chi phí phát sinh liên quan đến nhiều loại sản phẩm .

Cuối kỳ, kế toán tập hợp chi phí tính giá thành gồm các khoản mục chi phí sau: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: tập hợp vào TK 621

- Chi phí nhân công trực tiếp: tập hợp vào TK 622 - Chi phí sản xuất chung: tập hợp vào TK 627

3.1.2 Đối tượng tính giá thành

Đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm hoàn thành nhập kho trong kỳ.

3.1.3 Kỳ tính giá thành

Công ty tính giá thành sản phẩm theo tháng.

3.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất

Vì thời gian thực tâp có hạn, sản phẩm Công ty sản xuất ra trong một tháng rất nhiều chủng loại khác nhau nên em xin chọn ba sản phẩm phổ biến có sản lượng sản xuất nhiều và được khách hàng ưa chuộng nhất đó là :

Cọc PC 300A – 10m(SP A) Trụ BTLT 8m – 400Kgf (SP B) Đà cản 1,2m (SPC)

để phán ánh công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty.

3.2.1.1 Đặc điểm và phân loại nguyên vật liệu.

Sản phẩm chủ yếu mà Công ty sản xuất là bê tông công nghiệp: Trụ điện, cọc cừ, ống cống, đà cản, móng neo… nên nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp trong sản xuất sản phẩm bao gồm rất nhiều loại. Mỗi loại có một tính chất cũng như công dụng riêng. Để thuận lợi cho công tác quản lý, tập hợp chi phí cũng như tính giá thành công ty đã phân loại nguyên vật liệu như sau:

• Nguyên vật liệu chính: Cát sàng, sắt PC bar 9.0 , đá 1x2, xi măng PC40…

• Nguyên vật liệu phụ: Dầu bôi khuôn, Boullon, phụ gia bê tông, kẽm 0.8ly…

• Nhiên liệu: than đá, dầu DO…

• Phụ tùng thay thế: Túyp 41, Tán M30, Tụ 50MF, motor các loại …

 Công ty sử dụng phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ để tính giá nguyên vật liệu xuất kho: lấy giá bình quân chung để xác định đơn giá xuất kho trong kỳ.

=

Trị giá xuất kho = Đơn giá xuất kho x Số lượng nguyên vật liệu xuất kho

* Trích dẫn minh họa thực tế tính giá xuất kho

Ngày 31/12 /2010 căn cứ theo phiếu xuất kho số 32/12 xuất cho tổ trưởng tổ sản xuất Nguyễn Văn Hải thuộc tổ Bê tông 1: 1.499,6 kg xi măng PC40 để sản xuất trụ điện bê tông và cọc bê tông các loại… Căn cứ vào sổ chi tiết vật tư xi măng PC40 tháng 12/2010 kế toán tính giá xuất kho trong kỳ cho loại vật tư này như sau :

+ Giá trị tồn đầu kỳ: 92.230.708 đồng

+ Giá trị nhập trong kỳ: 1.296.422.439 đồng

+ Số lượng tồn đầu kỳ: 69.879,4 kg

+ Số lượng nhập trong kỳ: 973.427,2 kg

+ Số lượng xuất trong kỳ : 1.499,6 kg Áp dụng công thức trên kế toán tính đơn giá xuất kho trong kỳ:

Giá xuất kho

Giá trị NVL tồn + Giá trị NVL nhập trong kỳ Số lượng NVL tồn + Số lượng NVL nhập trong kỳ Giá xuất

= = 1.331 (đồng/kg)

Trị giá xuất kho 1.499,6 kg xi măng PC40 cho phiếu xuất kho 32/12 là:

Trị giá xuất kho = 1.331 x 1.499,4 =1.995.985 đồng

 Hàng tồn kho được kê khai theo phương pháp kê khai thường xuyên.

Khai và nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.

3.2.1.2 Chứng từ sử dụng

* Chứng từ sử dụng và trình tự luân chuyển

• Phiếu nhập kho.

• Phiếu xuất kho.

• Phiếu đề xuất cấp vật tư.

• Phiếu cấp vật tư.

• Định mức hao phí vật tư.

• Hóa đơn GTGT.

Dựa vào kế hoạch sản xuất trong kỳ, định mức tiêu hao nguyên vật liệu và bảng nhập xuất tồn nguyên vật liệu bộ phận quản lý vật tư sẽ lên kế hoạch để đặt hàng mua nguyên vật liệu. Khi bộ phận sản xuất có yêu cầu xuất nguyên vật liệu cho sản xuất sẽ lập phiếu đề xuất cấp vật tư gửi cho bộ phận vật tư. Bộ phận vật tư căn cứ vào bảng định mức vật tư và ký duyệt vào phiếu cấp vật tư đồng thời ra phiếu xuất kho. Căn cứ vào các chứng từ này thủ kho vật tư sẽ xuất vật tư cho các tổ sản xuất và trừ trên thẻ kho. Cuối kỳ, phòng kế toán dựa vào bảng định mức hao phí vật tư và bảng quyết toán vật tư của bộ phận vật tư để làm căn cứ hạch toán tính giá thành sản phẩm… 3.2.1.3 Tài khoản sử dụng Giá xuất kho 92.230.708 + 1.296.422.439 69.879,4 + 973.427,2 Giá xuất kho

• Để hạch toán CPNVLTT dùng cho sản xuất sản phẩm, Công ty sử dụng TK 621 – “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”.

• TK 1521: Nguyên vật liệu chính.

• TK 1522: Nguyên vật liệu phụ.

• TK 1523: Nhiên liệu.

• TK 1524: Phụ tùng thay thế.

3.2.1.4 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế phát sinh.

Để tồn tại và phát triển được ngoài nhiệm vụ sản xuất được nhiều sản phẩm đạt chất lượng cao, doanh nghiệp còn phải đặc biệt chú trọng đến công tác quản lý các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất đó là nguyên vật liệu. Đây là một trong ba yếu tố chiếm tỷ trọng lớn quyết định đến giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Do vậy, để quản lý cũng như tiết kiệm, tránh lãng phí nguyên vật liệu Công ty đã xây dựng một định mức tiêu hao nguyên vật liệu hợp lý cho từng sản phẩm.

• Bảng số 1: Định mức hao phí vật tư của sản phẩm Cọc PC 300A – 10m Tên vật tư Số lượng Đơn vị tính

Cát Campuchia 0,2100 M3

Đá 1*2 0,4200 M3

Mặt bích hở cọc D300 2,0000 CÁI

Sắt F3 trơn 6,3300 KG

Sắt PC bar 9.0 35,2400 KG

Xi măng Pooclang bền Sunphat PC SR40 238,3500 KG

Bouloon M20*80 0,4200 BỘ

Dầu bôi khuôn 1,0800 LÍT

Phụ gia bê tông Mighty – 21SP 1,9000 LÍT

Phụ gia Glennium 388 1,9000 LÍT

Phụ gia Rheomac SF100 11,8200 KG

Than đá 26,0700 KG

Tên vật tư Số lượng Đơn vị tínhCát sàng bê tông 0,1130 M3

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ Phần Bê Tông Ly Tâm Thủ Đức (Trang 59 - 64)