Đánh giá hiệu quả sử dụng đất, những lợi thế và thách thức trong sử dụng đất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp kinh tế - kỹ thuật nhăm nâng cao hiệu quả sử dụng đất sau khi giao (Trang 64 - 74)

4. Đất mặt n−ớc NTTS 4,0 4,0 4,

4.6. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất, những lợi thế và thách thức trong sử dụng đất

giống mới có hiệu quả năng suất cao và kỹ thuật canh tác.

4.6. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất, những lợi thế và thách thức trong sử dụng đất dụng đất

4.6.1. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất

Thông qua điều tra thực địa kết hợp phỏng vấn ng−ời dân về tình hình sử dụng đất sau khi giao, các kiểu sử dụng đất chính trên địa bàn xã có thể đánh giá sơ bộ hiệu quả sử dụng đất sau khi giao tại Thanh Sơn nh− sau:

- Đối với sản xuất nông nghiệp

Trong sản xuất nông nghiệp, diện tích đất bình quân đầu ng−ời là 1418m2/ ng−ời . Song diện tích đất đ−a vào sử dụng còn thấp (đạt 73,8%). Nhìn chung sản l−ợng l−ơng thực đều tăng theo các năm.

Diện tích một số cây trồng chính cũng tăng hàng năm.

Ví dụ: Diện tích lúa năm 2001 là 139,2 ha, năm 2002 tăng lên 156,5 ha. Diện tích sắn năm 2001 là 30,6 ha, năm 2002 tăng lên 57,9 ha. Diện tích ngô tăng mạnh nhất là năm 2002, 2003 (năm 2001 diện tích ngô của xã hầu nh− không đáng kể thì năm 2002, 2003 đã có 43,6 ha)

Năng suất một số cây trồng cũng tăng nh−:

Năng suất lúa năm 2001 là 30,8tạ/ ha thì năm 2002 là 36,4 tạ /ha.

Song song với việc mở rộng và tăng năng suất ở 1 số cây trồng nh− đã nêu ở trên thì một số cây trồng khác nh− khoai lang, sắn lại có xu h−ớng thu hẹp diện tích trồng hoặc giảm sút đáng kể về năng suất.

Nhìn chung những năm gần đây, ng−ời dân đã tích cực tăng gia sản xuất. Việc đ−a giống ngô vào sản xuất vụ đông xuân thành công giúp ng−ời dân địa ph−ơng nâng cao sản l−ợng l−ơng thực. Đến nay, Thanh Sơn cơ bản không còn hộ đói.

- Đối với sản xuất lâm nghiệp.

Tính đến năm 2003 xã Thanh Sơn có 5.783,8 ha rừng, độ che phủ của rừng đạt 76,5%. Trong đó có 5.417,5 ha rừng tự nhiên, 366,3 ha rừng trồng.

Công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng trong những năm gần đây đã đ−ợc chính quyền địa ph−ơng và nhân dân quan tâm nên rừng đ−ợc bảo vệ t−ơng đối tốt, không ngừng tăng tr−ởng cả diện tích và trữ l−ợng rừng.

Tuy nhiên rừng tự nhiên ở Thanh Sơn chủ yếu là rừng thứ sinh nghèo kiệt sau khai thác và rừng phục hồi sau n−ơng rẫy, trữ l−ợng gỗ không cao và tỷ lệ các loại cây có giá trị kinh tế thấp. Các biện pháp tác động vào rừng mới dừng lại ở b−ớc bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng mà ch−a có các biện pháp kỹ thuật lâm sinh khác tác động để tu bổ làm giầu rừng.

Diện tích rừng trồng trong xã mới chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng diện tích có rừng. Trong đó diện tích cây ăn quả lâu năm (chủ yếu là vải thiều) trồng trên đất lâm nghiệp chiếm tới 180,6 ha, còn lại là 185,7ha rừng trồng với các loài cây chủ yếu là bạch đàn, keo lá tràm. Điều này chứng tỏ công tác trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc vẫn hạn chế. Diện tích rừng trồng chủ yếu từ các dự án 327 và 661, dự án Việt Đức. Trên địa bàn xã, ch−a có hộ gia đình nào tự bỏ vốn ra trồng rừng. Vài ba năm gần đây, dự án Việt Đức và dự án 661 có trồng rừng nh−ng với khối l−ợng nhỏ.

Thu nhập của ng−ời dân từ sản xuất lâm nghiệp chủ yếu từ tiền công do nhận khoán BVR- KNTS rừng. Tiền công trồng và chăm sóc rừng của các dự án. Ngoài ra, ng−ời dân còn có thu nhập từ việc khai thác tre, nứa, ràng, dóc, nấm, song, mây hèo, nhựa trám, nhựa sau sau. Tuy nhiên nguồn thu nhập này còn thấp và không ổn định.

Hiện nay trên địa bàn xã còn 54ha rừng bạch đàn đã đến tuổi khai thác và đang có yêu cầu khai thác để thay thế bằng loài cây trồng khác.

Các mô hình canh tác nông lâm kết hợp trên địa bàn còn ít. Mặt khác do thiếu vốn sản xuất lại không đ−ợc h−ớng dẫn kỹ thuật canh tác nên hiệu quả canh tác không cao.

- Đánh giá tiềm năng đất đai của xã.

Với dân số và tiềm năng lao động nh− hiện nay, cơ cấu sử dụng đất ở xã là t−ơng đối hợp lý.

Với quỹ đất đai ch−a sử dụng, xã có nguồn tài nguyên đất rất dồi dào và có khả năng mở rộng diện tích cho cả sản xuất nông và lâm nghiệp .

Qua phân tích về tiềm năng các loại đất và khả năng của địa ph−ơng, trong những năm tới có thể đ−a thêm 837,2 ha vào khai thác cho mục đích nông lâm nghiệp.

- Tăng thêm đất trồng cây hàng năm: 4,6ha - Tăng thêm đất trồng cây lâu năm: 15,0ha - Tăng thêm đất cho sản xuất lâm nghiệp là: 817,6ha

Chia ra: + Trồng mới : 651,4ha

+ KNTS : 166,2ha

Dự kiến đến năm 2010, đất đai của xã Thanh Sơn đ−ợc qui hoạch cho sản xuất nông- lâm nghiệp nh− sau:

- Đất nông nghiệp: 570,9ha

- Đất lâm nghiệp: 6.601,4ha

trong đó: + Rừng tự nhiên: 5.583,7ha

+ Rừng trồng: 1.017,7ha

- Đất trảng cỏ : 83,6ha

Độ che phủ của rừng ở xã Thanh Sơn đến năm 2010 đạt 87,3 %.

Thanh Sơn là xã giầu tiềm năng đất đai phục vụ cho sản xuất nông lâm nghiệp. Song để nâng cao diện tích và hiệu quả sử dụng đất cần có những giải pháp thích hợp và đúng đắn. Trong đó phải có sự −u tiên hàng đầu cho giải pháp về vốn đầu t−, kỹ thuật canh tác và giống mới có năng xuất cao, từ đó phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, nâng cao đời sống nhân dân trong vùng.

4.6.1.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế một số loài cây trồng chủ yếu

Trên cơ sở kết quả phân tích chi phí và thu nhập hàng năm đối với từng loại cây trồng trong cả chu kỳ, hiệu quả kinh tế các loại cây trồng đ−ợc tính toán qua các công thức 3-1, 3-2, 3-3 và 3-4.

Đối với một số cây trồng lâu năm song lại mới đ−ợc đ−a vào gây trồng tại địa ph−ơng ch−a cho thu hoạch, việc phân tích chi phí và thu nhập đ−ợc tiến hành tai Lâm tr−ờng Sơn Động II và Trạm khuyến nông lâm Sơn Động .

Kết quả tính toán hiệu quả kinh tế các loại cây trồng chính trên địa bàn đ−ợc tổng hợp ở biểu 4-13 và chi tiết trong các phụ biểu 08, 09, 10.

Thông qua kết quả tính toán ở biểu 4-13 có thể đi đến 1 số nhận xét về hiệu quả các loại cây trồng nông lâm nghiệp nh− sau:

Lúa là cây trồng nông nghiệp chủ yếu của bà con nông dân trong xã. Hai giống lúa Nhị −u 839 và K39 mới đ−ợc bà con đ−a vào sản xuất trong 3 năm gần đây tỏ ra rất thích hợp và đ−ợc −a chuộng. Kết quả điều tra cho thấy năng suất lúa bình quân của giống nhị −u 839 là 47,3 tạ/ha/vụ cao hơn năng suất bình quân của giống K39 với 33,4tạ/ha/vụ. Mặc dù chi phí cho giống lúa nhị −u 839 cao, song do năng suất cao nên lợi nhuận của giống lúa này cao hơn so với giống K39.

Ngô và sắn là hai loại cây l−ơng thực đ−ợc nhân dân trong xã trồng phổ biến hiện nay ngoài cây lúa. Kết quả điều tra cho thấy năng suất ngô đạt 30,6 tạ/ ha/năm và sắn đạt 30,6 tạ/ha/vụ và 100 tạ/ha/vụ, lợi nhuận thu đ−ợc từ ngô là 972.222 đồng/ha/năm và sắn là 944.444 đồng/ha/năm.

Kết quả tính toán cho thấy giá trị thu nhập hiện tại (NPV) của rừng trồng bạch đàn trắng là 3.944.942 đồng/ha. Tỷ suất giữa thu nhập trên chi phí là 1,68 cho thấy chi phí 1 đồng vốn đầu t− sẽ thu đ−ợc 1,68 đồng. Tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ (IRR) là 20% cho thấy khả năng thu hồi vốn chậm.

Giá trị thu nhập hiện tại (NPV) cho rừng keo lá tràm lá 7.618.342đ/ha. Tỷ suất giữa thu nhập và chi phí là 1,71 có nghĩa là đầu t− 1 đồng vốn thu đ−ợc 1,71 đồng. Tỷ lệ IRR là 24% cho thấy khả năng thu hồi vốn chậm.

Ngoài loại rừng trồng keo và bạch đàn đã có thể khai thác, trên địa bàn xã còn có rừng mới trồng với loại cây thông đuôi ngựa, thông xen keo, trám, thông xen trám. Loại rừng trồng này cây mới ở tuổi 1,2,3. Qua kiểm tra thực tế trên địa bàn xã, loại rừng trồng với các loại cây trên sinh tr−ởng tốt, tỷ lệ sống cao.

Trong hai loại cây bạch đàn và keo lá tràm thì lợi nhuận thu đ−ợc nhìn chung thấp, khả năng thu hồi vốn chậm, song vốn đầu t− ban đầu là thấp. Kết quả tính toán cũng cho thấy lợi nhuận thu đ−ợc từ việc trồng keo lớn hơn nhiều so với trồng bạch đàn. Mặt khác trồng keo còn có tác dụng cải tạo đất, bảo vệ môi tr−ờng tốt hơn.

Cũng qua kết quả ở biểu 4-13, có thể thấy, trồng cây ăn quả trên địa bàn cho lợi nhuận lớn, tỷ suất giữa chi phí và thu nhập cao, khả năng thu hồi vốn nhanh hơn nhiều so với trồng cây lâm nông nghiệp. Nh−ng diện tích hồng và nhãn còn nhỏ,

sản phẩm ch−a mang tính chất hàng hoá, diện tích vải thiều đã cho thu hoạch t−ơng đối lớn, song 3 năm gần đây vải thiều liên tục bị mất giá, mặt khác chất l−ợng và mẫu mã quả vải ở đây không đáp ứng yêu cầu thị tr−ờng nên rất khó tiêu thụ.

4.6.1.2. Đánh giá hiệu quả về mặt xã hội

Bên cạnh hiệu quả về mặt kinh tế, việc triển khai chính sách giao đất giao rừng còn đem lại hiệu qủa thiết thực về mặt xã hội trong việc nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống, thu hút nguồn lao động và giải quyết việc làm cũng nh− nâng cao nhận thức và trình độ sản xuất cho ng−ời dân.

-Nâng cao thu nhập cho ng−ời dân, xoá đói giảm nghèo.

Luật đất đai đã quy định cụ thể quyền lợi và trách nhiệm của ng−ời đ−ợc giao đất lâm nghiệp. Vì vậy sau khi nhận đất ng−ời dân yên tâm đầu t− vốn và sức lao động cho sản xuất. Mặt khác ng−ời dân đã chủ động áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Từ đó năng suất lao động không ngừng tăng lên, góp phần nâng cao thu nhập cho ng−ời dân và xóa đói giảm nghèo. Đây chính là hiệu quả về mặt xã hội có ý nghĩa lớn nhất của chính sách giao đất lâm nông nghiệp cho ng−ời lao động.

Theo số liệu Phòng lao động và Th−ơng binh xã hội huyện Sơn Động, trong những năm gần đây, số hộ đói nghèo của xã liên tục giảm. Tỷ lệ hộ đói nghèo của xã năm 2000 là 45,5% (Trong đó số hộ đói là 25%), đã giảm xuống 39,06% vào năm 2002. Đến năm 2003, toàn xã chỉ còn lại 32% số hộ nghèo và không còn hộ đói.

Đây thực sự là một thành công lớn trong công tác xoá đói giảm nghèo của Chính quyền và nhân dân địa ph−ơng, trong đó có sự đóng góp của chính sách giao đất lâm nông nghiệp tới tay ng−ời lao động.

- Tạo việc làm cho ng−ời lao động.

Đất đai là t− liệu sản xuất quan trọng bậc nhất đối với lao động sản xuất lâm nông nghiệp. Chính vì vậy, khi đ−ợc giao đất, ng−ời lao động có t− liệu sản xuất để canh tác, sản xuất ra l−ơng thực tr−ớc tiên phục vụ cho chính bản thân và gia đình họ. Thực tế ở địa ph−ơng sau giao đất khoán rừng đã thu hút đ−ợc nguồn lao động và giải quyết việc làm tại chỗ. Hàng năm công tác bảo vệ rừng thu hút từ 600-700 lao động, trồng và chăm sóc rừng trồng 80- 100 lao động, do thâm canh tăng vụ, trồng cây ăn quả thu hút từ 250- đến 300 lao động.

- Nâng cao dân trí, xây dựng xã hội văn minh giàu đẹp.

Khi sản xuất phát triển, ng−ời nông dân đã xoá đ−ợc đói, giảm đ−ợc nghèo thì họ có điều kiện mở mang, phát triển giáo dục. Kinh tế phát triển, ng−ời dân có điều kiện tiếp xúc với các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất cũng nh− trong đời sống sinh hoạt, thông qua các ph−ơng tiện thông tin đại chúng nh− đài truyền thanh - truyền hình… Hàng năm Khu bảo tồn Tây Yên tử, Lâm tr−ờng Sơn Động II, Trạm khuyến nông lâm huyện tổ chức tập huấn kỹ thuật sản xuất nông lâm nghiệp trên địa bàn xã từ 150- 200 l−ợt ng−ời. Cơ sở hạ tầng nông thôn nh− điện, trạm y tế, đ−ờng giao thông… đ−ợc từng b−ớc xây dựng mới và cải tạo. Từ đó ng−ời dân xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, các tệ nạn xã hội để tiếp thu cái mới văn minh lịch sự xây dựng quê h−ơng giàu đẹp ấm no.

4.6.1.3 Đánh giá hiệu quả về mặt môi tr−ờng

Giao đất lâm nông nghiệp cho các hộ gia đình phát triển sản xuất kinh doanh không chỉ tác động về phát triển kinh tế và xã hội mà còn ảnh h−ởng sâu sắc tới môi tr−ờng sinh thái.

- Tác động lớn nhất về mặt môi tr−ờng phải kể đến sự tăng độ che phủ rừng và sự thu hẹp không ngừng về diện tích đất hoang hoá, đất trống trọc.

Theo kết quả theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp của Hạt kiểm lâm Sơn Động, chỉ sau 5 năm (từ năm 1999 đến 2003), diện tích rừng của xã tăng lên 559,4 ha, kể cả 417,8ha rừng KNTS.

Sau khi nhận đất nhận rừng, ng−ời dân ý thức hơn trong công tác quản lý bảo vệ rừng và KNTS rừng. Nhờ đó rừng đ−ợc bảo vệ tốt hơn cả về diện tích cũng nh−

chất l−ợng.

Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử từ khi thành lập cũng tích cực tuyên truyền vận động nhân dân tham gia bảo vệ, phát triển vốn rừng, bảo vệ nguồn gen động thực vật và tính đa dạng sinh học sẵn có ở địa ph−ơng.

Khu bảo tồn và các dự án lâm nghiệp tại địa ph−ơng cũng tích cực vận động nhân dân tham gia trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc, hàng năm diện tích rừng trồng của xã tăng từ 70 - 100ha.

Sau khi nhận đất, nhận rừng, các hộ gia đình phát triển sản xuất. Trong nông nghiệp, các hộ tích cực thâm canh tăng vụ, không để đất hoang hoá. Trong lâm nghiệp, các hộ gia đình tích cực trồng rừng. Đến nay trên địa bàn xã không còn hiện t−ợng phá rừng làm n−ơng rẫy, lũ lụt, hạn hán dần đ−ợc khắc phục, giảm thiệt hại do thiên tai gây ra đối với sản xuất và trong đời sống sinh hoạt của con ng−ời.

Thanh Sơn là xã miền núi vùng cao, thuộc vùng th−ợng nguồn của sông Lục Nam. Độ che phủ của rừng hiện nay ở xã là rất cao (76,5%) do vậy tác dụng phòng hộ đầu nguồn của rừng là rất lớn.

4.6.2. Những thuận lợi khó khăn, những mặt làm đ−ợc và ch−a làm đ−ợc trong sử dụng đất của hộ gia đình sau khi giao

4.6.2.1. Những thuận lợi và khó khăn

* Thuận lợi:

- Nhà n−ớc đã ban hành Luật đất đai và các văn bản chính sách liên quan. Trong đó quy định quyền lợi và nghĩa vụ của ng−ời sử dụng đất, thời gian sử dụng đất rõ ràng. Từ đó động viên khuyến khích các hộ nhận đất yên tâm đầu t− phát triển sản xuất.

- Chính quyền địa ph−ơng các cấp ở cơ sở đã quan tâm đến công tác giao đất lâm nông nghiệp cho các hộ gia đình. Đến nay trên địa bàn xã đất lâm nông nghiệp cơ bản đã giao cho các tổ chức, hộ gia đình.

- Thông qua các dự án lâm nghiệp, ch−ơng trình khuyến lâm, Nhà n−ớc đã thể hiện sự quan tâm đến ng−ời nông dân, đặc biệt là vùng miền núi sâu xa hẻo lánh bằng cung cấp vốn đầu t−, chuyển giao kỹ thuật và đ−a giống mới có năng suất cao vào sản xuất.

- Tiềm năng đất đai phục vụ cho sản xuất lâm nông nghiệp lớn, là thế mạnh của xã để phát triển sản xuất và nâng cao đời sống nhân dân.

- Là xã miền núi vùng cao đặc biệt khó khăn, nên đ−ợc h−ởng các chính sách

−u đãi của Nhà n−ớc nh− xây dựng cơ sở hạ tầng, chính sách về vốn, thuế…

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp kinh tế - kỹ thuật nhăm nâng cao hiệu quả sử dụng đất sau khi giao (Trang 64 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)