0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Tình hình quản lý sử dụng đất lâm, nông nghiệp trên địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP KINH TẾ - KỸ THUẬT NHĂM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SAU KHI GIAO (Trang 44 -54 )

4. Đất mặt n−ớc NTTS 4,0 4,0 4,

4.4. Tình hình quản lý sử dụng đất lâm, nông nghiệp trên địa bàn nghiên cứu

nghiên cứu

4.4.1. Kết quả sử dụng đất lâm nghiệp

- Diện tích rừng và đất lâm nghiệp phân theo 3 loại rừng.

Diện tích rừng và đất lâm nghiệp phân theo 3 loại rừng tại xã Thanh Sơn đ−ợc thể hiện tại phụ biểu 03.

Kết quả ở phụ biểu 03 cho thấy diện tích rừng của xã chủ yếu là rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Trong đó diện tích rừng đặc dụng là 3.951,4ha chiếm 68,3%. Diện tích rừng phòng hộ là 1.768,8 ha chiếm 30,6% tổng diện tích rừng toàn xã. Diện tích rừng sản xuất hầu nh− không đáng kể (chỉ có 63,6ha) là diện tích rừng trồng ch−a có trữ l−ợng và v−ờn cây ăn quả lâu năm trồng trên đất lâm nghiệp.

Diện tích đất trống trọc là 911,2ha chủ yếu đ−ợc quy hoạch cho rừng đặc dụng (232,0ha) và rừng sản xuất (674,4ha), vẫn chiếm tỷ lệ khá cao.

Diện tích đất trống trọc thuộc rừng đặc dụng, do Ban quản lý khu Bảo tồn Tây Yên Tử quản lý đang có kế hoạch trồng trong vài năm tới, còn diện tích đất trống trọc thuộc rừng sản xuất là diện tích mà dự án Việt Đức xây dựng kế hoạch trồng rừng những năm tiếp theo.

- Kết quả về trồng rừng:

Năm 2002 xã Thanh Sơn chỉ có 185,7ha rừng trồng từ nguồn vốn của các dự án nh− 327, 661, Việt- Đức. Các loài cây trồng chủ yếu là bạch đàn, keo lá tràm, thông, trám…

Năm 2003 dự án trồng rừng Việt Đức triển khai trồng rừng tại Thanh Sơn đ−ợc 103,8ha, loài cây trồng chính là thông xen trám, thông, trám. Diện tích rừng trồng này có tỷ lệ sống cao, đạt 90 - 95% cây sinh tr−ởng tốt, đ−ợc ng−ời dân chăm sóc bảo vệ theo đúng quy trình kỹ thuật do dự án đề ra. Đến nay, ở Thanh Sơn có 60,5 ha rừng bạch đàn, keo (trong đó bạch đàn 54,4 ha, keo 6,1 ha) ở cấp tuổi III, đã có thể khai thác. Để đánh giá kết quả trồng cũng nh− tình hình sinh tr−ởng của rừng, đề tài đã tiến hành đo đếm ngoài thực địa theo ph−ơng pháp đã đ−ợc nêu ở mục 3.4, Ch−ơng 3.

Loài cây đ−ợc đếm, tính toán là bạch đàn ở tuổi 9 và keo ở tuổi 8. Mật độ trồng ban đầu cả 2 loại cây trồng là 2000 cây/ha.

Kết quả tính toán b−ớc đầu cho thấy:

Sinh tr−ởng về đ−ờng kính và chiều cao là kết quả của tổng hợp nhiều yếu tố nh− đất đai, khí hậu, các biện pháp kỹ thuật lâm sinh trong trồng và chăm sóc cây trồng, chất l−ợng cây giống… Các chỉ tiêu bình quân về đ−ờng kính và chiều cao phản ánh quá trình sinh tr−ởng của cây trồng cũng nh− của lâm phần. Chúng tôi đã tiến hành tính toán các chỉ tiêu bình quân của D1.3, HVN để đánh giá kết quả các loại cây.

Biểu 4-6. Tổng hợp kết quả tính toán các chỉ tiêu bình quân rừng trồng Keo và Bạch đàn.

Loài cây

N/otc N/ha D1.3 HVN Tình hình sinh tr−ởng

(%)

M/ha (m3)

BQ/năm (m3)

( cây) (cây) (cm) (m) Tốt TB Xấu

B.đàn 9 tuổi 59 1.180 11,6 10,2 33,5 34,6 31,9 57,0 6,3 Keo 8 tuổi 62 1.240 11,8 13,0 55,2 28,4 16,4 79,3 9,9

Từ kết quả tính toán cho thấy bạch đàn ở tuổi 9 có đ−ờng kính 1.3 là 11,6cm, chiều cao vút ngọn là 10,2m, l−ợng tăng tr−ởng bình quân năm là 6,3m3/năm, trữ l−ợng bình quân là 57m3/ha.

Với loài keo ở tuổi 8 có đ−ờng kính 1.3 bình quân là 11,8cm, chiều cao vút ngọn, bình quân là 13m. L−ợng tăng tr−ởng bình quân là 9,9m3/năm, trữ l−ợng bình quân đạt 79,3m3/ha.

Nh− vậy keo là loài sinh tr−ởng nhanh hơn bạch đàn, tỷ lệ số cây tốt đạt 55,2%, tỷ lệ số cây xấu chỉ có 16,4%.

Nh−ng diện tích keo ở tuổi này rất ít ( Chỉ có 6,1ha) nên cần mở rộng diện tích trồng keo trên địa bàn xã. Bạch đàn sinh tr−ởng kém và không đều. Tỷ lệ cây tốt chỉ đạt 33,5%, tỷ lệ cây xấu chiếm tới 31,9%. L−ợng tăng tr−ởng bình quân chỉ đạt 6,3m3/ha/ năm. Qua đo đếm thực tế cho thấy mật độ của rừng trồng giảm rất nhiều so với mật độ trồng ban đầu (bạch đàn sau 9 năm giảm 820 cây chiếm 41%; keo sau 8 năm giảm 760 cây chiếm 38%) nguyên nhân không phải do quá trình tỉa th−a mà chủ yếu do công tác chăm sóc không đảm bảo, rừng trồng bị trâu bò phá hoại và do chặt phá trái phép dẫn đến sự suy giảm rất lớn về mật độ.

Kết quả điều tra cũng cho thấy tình hình sinh tr−ởng của rừng trồng với loài cây khác nhau là hoàn toàn khác nhau.Với cây keo, cây sinh tr−ởng tốt hơn tỷ lệ cây tốt đạt trên 50%. Trong khi đó cây bạch đàn sinh tr−ởng kém hơn, tỷ lệ cây xấu

chiếm tới 31,9%, là những cây sinh tr−ởng còi cọc, cây cong queo sâu bệnh hoặc bị trâu bò gió bão làm đổ, gẫy, chất l−ợng rừng không đảm bảo. Theo đánh giá của của ng−ời dân thì cây keo có tỷ lệ ng−ời dân chọn cao hơn bạch đàn. Với bạch đàn, ng−ời dân muốn thay thế loại cây trồng này khi hết chu kỳ kinh doanh.

Trong trồng rừng, diện tích trồng rừng thuần loài vẫn chiếm tỷ lệ cao, ch−a kết hợp với các loài cây trồng khác. Đặc biệt công tác phòng chống cháy rừng vẫn ch−a đ−ợc chủ rừng thực sự quan tâm, ch−a thiết kế các đ−ờng băng cản lửa, công tác phòng lửa sơ sài, nguy có cháy rừng rất cao và dễ dàng xảy ra cháy lớn.

Hầu hết diện tích rừng trồng ở Thanh Sơn đều đ−ợc các dự án lâm nghiệp cung cấp kinh phí. Do thiếu vốn sản xuất nên ng−ời dân ch−a chủ động đầu t−

vốn vào công tác trồng rừng. Mặt khác diện tích rừng trồng của xã rất manh mún, không tập trung.

Các giải pháp về vốn và kỹ thuật là vấn đề then chốt để đẩy nhanh tiến độ sử dụng đất trồng trọt vào sản xuất với mục đích lâm nông nghiệp. Với lợi thế về đất đai và nguồn nhân lực, nếu có vốn và đ−ợc h−ớng dẫn kỹ thuật sản xuất, ng−ời dân sẽ tích cực tham gia phát triển sản xuất kinh doanh, từng b−ớc nâng cao thu nhập, ổn định đời sống.

Năm 2003, Khu bảo tồn Tây Yên Tử triển khai dự án trồng cây sả để chiết xuất tinh dầu. Sản phẩm tinh dầu sản xuất ra đ−ợc Xí nghiệp d−ợc phẩm TW 2 bao tiêu, đảm bảo giá cả. Trong năm dự án đã triển khai trồng ở 2 thôn Đồng Thông và Mậu đ−ợc 32,5 ha. Dự kiến các năm tiếp theo sẽ tiếp tục mở rộng ra các thôn trên địa bàn xã.

Ngoài diện tích rừng trồng, Thanh Sơn còn có 180,6ha là cây ăn quả lâu năm (chủ yếu là vải thiều) trồng trên đất lâm nghiệp. Diện tích cây ăn quả này đ−ợc trồng từ năm 1995 trở lại đây, do thiếu vốn đầu t−, cây giống và phân bón, thuốc trừ sâu, kỹ thuật chăm sóc không phù hợp, cho nên vải thiều sinh tr−ởng phát triển kém, sản l−ợng quả thấp, mẫu mã không đáp ứng yêu cầu của thị tr−ờng. Vài năm gần đây, giá vải thiều trên thị tr−ờng giảm sút nhanh chóng, đến năm 2003 nhân dân đã không còn trồng mới thêm diện tích vải thiều. Từ vấn đề này, cần rút ra bài học để đảm bảo sản xuất có hiệu quả là phải tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc chọn

giống cây trồng, kỹ thuật chăm sóc và phân tích thị tr−ờng tiêu thụ, giá cả nhất là đối với cây trồng lâu năm.

- Kết quả về quản lý bảo vệ rừng tự nhiên sau khi giao.

Thanh Sơn là một xã có diện tích rừng tự nhiên rất cao 5.417,5 ha chiếm 71,7% tổng diện tích tự nhiên của toàn xã

Trong đó diện tích rừng tự nhiên Khu bảo tồn Tây Yên Tử quản lý là 3.784,6 ha chiếm 70%. Còn diện tích rừng tự nhiên giao cho hộ gia đình là 1.632,9 ha chiếm 30%.

Các trạng thái rừng tự nhiên của xã nh− sau: 1. Rừng gỗ: 5.093,5ha.

- Cấp trữ l−ợng IV (IIIa2) : 1.311,5 ha. - Cấp trữ l−ợng V (IIIa1): 1.194,2 ha. - Rừng non có trữ l−ợng (IIb): 2.170,0 ha. - Rừng non ch−a có trữ l−ợng (IIa): 417,6 ha. 2. Rừng hỗn giao tre - nứa: 324,0 ha.

Thanh Sơn còn có 486,2 ha ở trạng thái Ic (có khả năng KNTS). Đây là diện tích nếu đ−ợc đầu t− bảo vệ tốt có khả năng phục hồi thành rừng.

Diện tích đất trống đồi núi trọc và thảm cỏ, cây bụi của xã là 425 ha. Diện tích này cần đ−ợc đầu t− vốn để trồng lại rừng.

Nhìn chung diện tích rừng giàu của xã không còn, chủ yếu là rừng thứ sinh phục hồi, rừng sinh tr−ởng và phát triển tốt với các thành phần loài cây phong phú đa dạng. Những năm gần đây đ−ợc sự quan tâm của các cấp chính quyền và các dự án lâm nghiệp, diện tích rừng tự nhiên đ−ợc khoán BVR, KNTS rừng ngày càng tăng.

Điều này đã chứng tỏ việc sử dụng đất rừng tự nhiên sau khi giao đã đ−ợc ng−ời dân quan tâm hơn.

Để đánh giá kết quả của công tác khoán bảo vệ rừng tự nhiên, cũng nh− tình hình sinh tr−ởng phát triển, dự đoán trữ l−ợng của rừng tự nhiên, chúng tôi tiến hành đo đếm ngoài thực địa theo ph−ơng pháp đã trình bày ở mục 3.4, Ch−ơng 3. Kết quả tính toán đ−ợc tổng hợp ở biểu 4- 7 và phụ biểu 05.

Biểu 4-7. Tổng hợp tính toán các chỉ tiêu D 1-3, HVN bình quân đối với rừng tự nhiên

Kết quả điều tra Tình hình sinh tr−ởng

(%) Loại Loại hình SD đất Trạng thái Năm giao khoán Trữ l−ợng giao khoán (m3/ha) N/0TC (cây) D1-3 (cm) HVN (m) N/ha (cây) M/ha (m3) Tăng tr−ở ng bq/ năm (m3/ ha) Tốt TB Xấu Khóan BVR IIIa2 1998 74,33 126 19,27 11,87 630 102,33 5,6 48,3 43,1 8,6 KNTS Rừng IIIa1 1998 36,5 107 16,00 11,1 537 56,46 3,99 48,5 44,3 7,2 Giao đất IIa 1995 31,9 155 16,87 11,83 577 67,83 4,49 48,1 45,5 6,4

Kết quả ở biểu 4-7 cho thấy, rừng tự nhiên đ−ợc khoán bảo vệ, khoán KNTS cho các hộ gia đình, tuy ch−a có các biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động thích hợp nh−ng vẫn tăng tr−ởng khá.

L−ợng tăng tr−ởng bình quân cao nhất đạt 5,6 m3/năm/ha ở trạng thái rừng IIIa2, trạng thái rừng IIIa1 đạt thấp nh−ng vẫn ở mức 3,99 m3/ha/năm. Tình hình sinh tr−ởng của cây rừng tự nhiên cũng rất tốt. Cây sinh tr−ởng tốt và trung bình đạt > 90%, cây sinh tr−ởng xấu chỉ <10%.

Điều này cho thấy, trong khi ch−a có vốn đầu t− kinh doanh điều chế rừng thì biện pháp khoán BVR - KNTS rừng và giao rừng cho các hộ gia đình là có hiệu quả nhất. Rừng đ−ợc bảo vệ sinh tr−ởng phát triển tốt trong khi vốn đầu t− ít, phù hợp với điều kiện khả năng của hộ gia đình và thực tế ở địa ph−ơng. Cũng cần l−u ý rằng, trong rừng tự nhiên vẫn còn hiện t−ợng khai thác trái phép gỗ và các loại lâm sản khác tuy ở mức độ nhỏ lẻ, song đây cũng là một trong những nguyên nhân làm suy giảm trữ l−ợng rừng.

4.4.2 Kết quả sử dụng đất nông nghiệp

Qua điều tra cho thấy, diện tích đất nông nghiệp đ−ợc giao chỉ mới đ−ợc đ−a vào sử dụng với tỷ lệ thấp, chỉ chiếm 73,8% diện tích đất nông nghiệp đã giao.

Diện tích đất nông nghiệp đã giao đ−a vào sử dụng triệt để nhất là đất trồng lúa 156,5 ha. Diện tích đất nông nghiệp thuộc các loại đất, màu, đất trồng cây ăn quả lâu năm, đất n−ơng bãi chỉ mới sử dụng với tỷ lệ rất thấp. Nguyên nhân của tình trạng này là do tập quán du canh đã làm cho đất nhanh chóng bị bạc màu, độ phì kém, dẫn đến năng suất cây trồng thấp, nên đất bị bỏ hoang hoá. Một nguyên nhân nữa là do thiếu vốn sản xuất, nên nhiều diện tích n−ơng rẫy đ−ợc quy hoạch cho trồng cây ăn quả nh−ng không có vốn đầu t− để mua giống, vật t− chăm sóc.

Nhìn chung, các sản phẩm nông nghiệp của xã còn nghèo nàn, chỉ tập trung đơn thuần ở cây lúa, ngô, sắn… cây ăn quả có vải, nhãn, hồng… song năng suất ở đây thấp. Sản l−ợng thóc đạt 570,8 tấn, sắn đạt 464,4 tấn, sản l−ợng l−ơng thực đạt 1.237,4 tấn, cây công nghiệp đạt 24,1 tấn. Trong hai năm gần đây diện tích cây ngô đông tăng lên nhanh chóng vì so với các loại cây hoa màu khác, cây ngô có nhiều điều kiện thuận lợi hơn và có năng suất t−ơng đối cao nên đ−ợc nhân dân −a chuộng.

Kết quả sử dụng đất nông nghiệp ở xã Thanh Sơn đ−ợc thể hiện ở biểu 4-8. Biểu 4-8. Kết quả sử dụng đất nông nghiệp

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Sơn Động)

TT Loài cây Diện tích (ha) Năng suất (Tạ/ha) Sản l−ợng (Tấn) 1 Cây l−ơng thực 281,3 - Lúa 156,5 36,4 570,8 - Ngô 43,6 13,8 60,2 - Khoai lang 16,9 57,7 97,5 - Sắn 57,9 80,2 464,4 - Rau xanh 6,4 69,5 44,5

2 Cây công nghiệp 61,2

- Đỗ các loại 30,6 3,4 10,4

- Lạc 30,6 4,5 13,7

3 Cây ăn quả 64,4 175,9

- Vải + Nhãn 64,0 27,5 175,8

Sản l−ợng cây ăn quả đạt 175,9 tấn chủ yếu là vải thiều. Điều đáng nói là 2 năm gần đây, giá cả vải thiều giảm sút xuống mức rất thấp, hơn nữa quả vải ở đây không đạt yêu cầu cả về mẫu mã và chất l−ợng, nên càng khó tiêu thụ trên thị tr−ờng. Hiện nay nhân dân đã không trồng thêm diện tích vải thiều. Nhiều diện tích vải từ 1 đến 4 năm tuổi không đ−ợc chăm sóc, cây sinh tr−ởng rất kém, không có khả năng cho thu hoạch. Hiện nay, cơ cấu cây trồng trên đất rừng ở xã đang là vấn đề cần đ−ợc xem xét chọn lọc.

Qua điều tra hiện trạng sử dụng đất tại địa bàn xã, chúng tôi thấy có các kiểu sử dụng đất chính nh− sau:

- Canh tác lúa n−ớc, trồng màu. Đây là hình thức canh tác phổ biến nhất của các hộ gia đình trong xã. Hầu hết các hộ gia đình đều có diện tích cấy lúa và trồng hoa màu. Diện tích này hiện nay có 342,5ha ( trong đó diện tích lúa n−ớc là 156,5 ha) hàng năm cho sản l−ợng l−ơng thực là 1.237,4 tấn và 30,5 tấn đậu đỗ các loại. Là một xã thuần nông, song việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn chậm. Nhân dân sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm với các giống cũ lâu đời có năng xuất thấp.

- Canh tác nông lâm kết hợp với trồng cây ăn quả là hình thức khá phổ biến trên địa bàn xã. Ng−ời dân kết hợp trồng cây ăn quả ở diện tích đất có độ dốc nhỏ, đất còn t−ơng đối tốt. Trong thời gian đầu khi cây ăn quả ch−a cho thu nhập, ng−ời dân trồng xen các loại hoa màu khác nh− đậu, đỗ, sắn... phía bên trên cao hơn, độ dốc lớn hơn, ng−ời dân tiến hành KNTSR, BVR hoặc trồng rừng. Đây là hình thức canh tác đã phổ biến ở nhiều nơi, song ở Thanh Sơn hình thức này mới đ−ợc áp dụng trong vòng 5 năm trở lại đây. Do công tác h−ớng dẫn kỹ thuật canh tác cho ng−ời dân ch−a đ−ợc quan tâm, nên hiệu quả sản xuất ch−a cao. Nếu đ−ợc đầu t− đúng mức thì đây là h−ớng đi có nhiều triển vọng trong sản xuất lâm nông nghiệp trên địa bàn xã.

- Canh tác n−ơng rãy là hình thức canh tác lâu đời của bà con các dân tộc miền núi. Hình thức này đ−ợc áp dụng với diện tích đất có độ dốc < 250. Loài cây trồng chính là sắn, ngô, đỗ…

Toàn xã có 129,6 ha đất n−ơng rãy, song hiện nay nhiều diện tích đất bỏ hoang hoá vì sau vài năm canh tác đất bị thoái hoá bạc màu, độ phì kém, dẫn đến

năng xuất cây trồng thấp. Cần quan tâm chú ý áp dụng các hình thức sản xuất kinh doanh với các loại cây trồng khác nhau, có khả năng phục hồi độ phì của đất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

- Hình thức trồng cây ăn quả xen cây l−ơng thực. Trong những năm gần

đây, khi phong trào trồng cây ăn quả phát triển mạnh thì ng−ời dân rất tích cực trồng cây ăn quả. Loài cây trồng chính là vải thiều, nhãn, hồng không hạt ...

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP KINH TẾ - KỸ THUẬT NHĂM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SAU KHI GIAO (Trang 44 -54 )

×