Đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế – xã hội

Một phần của tài liệu Quy hoạch sử dụng đất xã Tam Hiệp - Thanh Trì - Hà Nội (Trang 28)

1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, tài nguyên và mơi trƣờng.

1.1. Vị trí địa lý.

Tam Hiệp là xã ngoại thành nằm về phía nam của thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố 10 km, sát với trục đƣờng quốc lộ 1A.

- Phía Bắc giáp xã Hồng Liệt. - Phía Tây giáp xã Thanh Liệt.

- Phía nam giáp xã Vĩnh Quỳnh và Tả Thanh Oai. - Phía Đơng giáp thị trấn Văn Điển.

Tam Hiệp là xã nằm gần trung tâm thành phố, cĩ hệ thống giao thơng thuận lợi. Cĩ đƣờng 70A chạy xuyên qua xã nối quốc lộ 1 với thị xã Hà Đơng- Hà Tây, là xã ở cáh trung tâm huyện khơng xa, lại cĩ giao thơng thuận lợi. Do đĩ, cĩ rất nhiều lợi thế để phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt là phát triển về nơng nghiệp và tiểu thủ cơng nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hố và thƣơng nghiệp. Ngay trên địa bàn xã cũng cĩ 22 cơ quan xí nghiệp nhà máy của Trung ƣơng và địa phƣơng đang hoạt động rất tích cực.

1.2. Địa hình, địa mạo.

Tam Hiệp là xã cĩ đặc trƣng của Đồng Bằng Châu thổ Sơng Hồng, cĩ tổng diện tích mặt bằng tự nhiên là 318,3826 đƣợc phân bố khơng đồng đều, lại bị chia cắt thành nhiều ơ cao trũng và đan xen với các cơ quan, xí nghiệp nhà máy thành từng vùng gây khĩ khăn cho xây dựng hệ thống thuỷ nơng đồng bộ và hồn chỉnh.

Xét tổng thể bề mặt của xã thì với 53,4% diện tích là trũng và thấp. Do đĩ, cĩ thể đƣa ra nhận xét chung là địa hình của xã là tƣơng đối thấp. Vì vậy, cần phải cĩ nhiều biện pháp cải tạo và nâng cấp hệ thống tƣới tiêu nƣớc để cĩ thể đa dạng hĩa các loại cây trồng.

1.3. Khí hậu.

Thời tiết khí hậu ở xã Tam Hiệp cũng nhƣ các xã khác ở trong vùng, chịu ảnh hƣởng của khí hậu nhiệt đới gío mùa: Mùa đơng lạnh khơ từ tháng 10 đến tháng 3năm sau, mùa hè nĩng ẩm từ tháng tƣ đến tháng 9.

Khí hậu xã Tam Hiệp cĩ đặcu điẻm sau:

- Lƣợng mƣa trung bình hàng năm từ 1700 – 1900 mm/năm, chủ yếu tập trung vào các tháng 7, 8, 9.

- Số nắng khá cao từ 1400- 1800 giờ, tháng cĩ số giờ nắng cao là vào trháng 7 len tới 200 giờ, tháng cĩ số giờ nắng thấp nhất là tháng 3 khoảng 50 giờ. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,4ơC, tháng 6 cĩ nhiệt độ nĩng nhất bình quân 31oC, tháng 1 lạnh nhất bình quan khoảng 14o

C.

- Độ ẩm khơng khí bình quân năm là 84%, độ ảm cao nhất vào tháng 3 bình quan 98%, độ ẩm thấp nhất vào tháng 11, tháng 12 (61%). Tổng tích ơn nhiệt hàng năm cao từ 8.4000C đến 8.7000

C.

- Giĩ thổi theo hai mùa rõ rệt: Giĩ đơng Nam thịnh hành vào mùa mƣa, giĩ mùa Đơng Bắc thịnh hành vào mùa khơ.

Với đặc điểm khí hậu thời tiết ở trên rất thuận lợi cho nhiều loại cây trồng sinh trƣởng và phát triển tạora khả năng gieo trồng nhiều vụ trong năm. Song do sựthất thƣờng của khí hậu thời hiệt đới giĩ mùa nhƣ năm rét sớm, năm rét muộn, năm rét đậm, mƣa rét kéo dài, năm mƣa nhiều, mƣa tập trung, năm nắng khơ nĩng,… gây khơ hạn, úng lụt, giĩ bão cĩ ảnh hƣởng rất nhiều đến kết quả sản xuất nơng nghiệp và đời sống nhân dân.

1.4. Thuỷ văn, nguồn nước.

Cĩ con sơng Tơ Lịch chảy qua đƣa nguồn nƣớc thải của thành phố và cung cấp nƣớc cho sản xuất nơng nghiệp. Vì vậy, sơng này là nơi chứa nƣớc thải của thành phố nên mức độ ơ nhiễm rất cao, do nguồn nƣớc thải này chƣa xử lý đƣợc. Lƣu lƣợng chủ yếu, hơn nữa dân chúng tận dụng mặt sơng thả rau muống, rau rút đã làm cản trở dịng chảy gây ảnh hƣởng đến khả năng tiêu úng khi gặp mƣa lớn dồn dập nhiều ngày.

Do địa hình cao thấp khơng đồng đều, lại thấp nên trong xã cĩ một số ao, hồ nhỏ ứng dụng vào việc tích thuỷ và kết hợp với thả cá, chăn nuơi,…

1.5. Các nguồn tài nguyên.

1.5.1. Tài nguyên đất.

Tam hiệp cĩ tổng diện tích tự nhiên là 318,3826 ha.

Trong đĩ: Đất nơng nghiệp chiếm 52,37%, đất chuyên dùng chiếm 24,93%, đất ở chiếm 13,07%, đất chƣa sử dụng chiếm 9,63%, trong đất nơng nghiệp, đất trồng cây hàng năm chiếm tới 77,85%, đất nƣớc nuơi cá chiếm 22,15%.

Thành phần cơ giới của đất chủ yếu là đất thịt nhẹ và cát pha vùng trũng, cốt đất thấp hay bị ngập úng vào mùa mƣa. Đất cĩ độ phì khá, tạo lợi cho pháp triển nơng nghiệp. Với điều kiện đất đai khí hậu thời tiết Tam Hiệp đã và sẽ là vùng cung cấp rau xanh cũng nhƣ thực phẩm tƣơi sống cho thành phố Hà Nội.

1.5.2. Tài nguyên nước.

Xã Tam Hiệp cĩ nguồn nƣớc dồi dào đủ cung cấp nƣớc cho nơng nghiệp và dùng cho sinh hoạt. Mức nƣớc ngầm cao cho nên khai thác dễ dàng. Tuy nhiên nghĩa trang Văn Điển đĩng trên địa bàn với diện tích khá lớn làm cho nguồn nƣớc ngầm khơng đảm bảo chất lƣợng cho sinh hoạt hàng ngày của dân trong vùng. Hiện nay, chƣa cĩ số liệu chính thức về mức độ ơ nhiễm. Vì vậy, đề nghị các cơ quan chức năng Nhà nƣớc cần tiến hành điều tra và sớm đƣa ra các biện pháp xửt lý kịp thời tình trạng này.

1.5.3. Tài nguyên nhân văn.

Tam Hiệp là xã cĩ truyền thống lịch sử văn hố từ lâu đời, nhân dân trong xã tin tƣởng và gắn bĩ với đƣờng lối của Đảng, với quê hƣơng giữ gìn và phát huy phẩm chất đạo đức, lối sống với những chuẩn giá trị mới, nổi lên là tính năng động xã hội, kinh tế, tích cực trong lao động sáng tạo. Nhân dân trong xã luơn hƣớng về học tập và rèn luyện đức, tài, lập thân, lập nghiệp nhất lầ trong lớp trẻ.

Hơn nữa, Tam Hiệp cịn là xã đƣợc tặng danh hiệu làng căn nghệ, làng ca hát. Trong những năm qua các loại hình văn hố nghệ thuật quần chúng đƣợc khơi phục và phát triển rất mạnh; hình thành các câu lạc bộ thơ văn, các đội ngũ văn nghệ (tuồng, chèo, kịch nĩi, cải lƣơng, các làn điệu dân ca). Câu lạc bộ văn hố nhgệ thuật thơn Yên Ngƣu đã đạt nhiều giải thƣởng xuất xắc của huyện. Phịng trào thể dục thể thao phát triển mạnh, nhất là bĩng đá nam và bĩng đá nữ.

1.6. Cảnh quan và mơi trường.

Cảnh quan và mơi trƣờng của xã cơ bản vẫn cịn giữ đƣợc nét tự nhiên vốn cĩ của nĩ. Xã Tam Hiệp cĩ con sơng Tơ Lịch chảy qua với lƣu lƣợng nƣớc chảy chậm, chu yếu là nƣớc thải của thành phố và ngiã trang Văn Điển cĩ diện tích lớn cho nên nguồn đất và nguồn nƣớc ở đây bị ơ nhiễm tƣơng đối mạnh. Ngồi ra, trên địa bàn xã cịn cĩ một số cơ quan xí nghiệp đĩng trên địa bàn nhƣ nhà máy phân Lân Văn Điển, nhà máy pin và một số nhà máy khác, hàng ngày các nhà máy này thải vào khơng khí một lƣơng chất thải cơng nghiệp làm ơ nhiễm hầu hết khơng khí chung của cả vùng. Các cơ quan xí nghiệp này do chạy theo cơ chế thị trƣờng trong thời kỳ cơng nghiệp hố hiện đại hố của đất nƣớc đã và sẽ làm phá đi cái nét đẹp tự nhiên của cảnh quan mơi trƣờng.

Mặc dù nhân dân trịng xã hết sức cố gắng trong việc giữ gìn sạch mơi trƣờng vệ sinh trong làng, xã. Hầu hết các thơn xĩm đều cĩ đội vệ sinh mơi trƣờng, gom rác thải vào đúng nơi qui định, và đã xây dựng mới và làm sạch hệ thống thốt nƣớc tƣơng đối hồn chỉnh. Tuy nhiên, xét trên phƣơng tiện tổng thể thì nguồn nƣớc và khơng khí ở xã bị ơ nhiễm tƣơng đối nặng. Đề nghị các cơ

quan cĩ thẩm quyền xemxét và đƣa ra những biện pháp hữu hiệu, kịp thời và chính xác tới từng đơn vị gây ơ nhiễm.

1.7. Đánh giá chung về đặc điểm điều kiện tự nhiên.

Với vị trí địa lý, thời tiết khí hậu và các nguồn tài nguyên của xã rất thuận tiện cho việc phát triển nền kinh tế tồn diện và phát triển nơng nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hố. Một số diện tích đất nơng nghiệp cĩ thể chuyển dịch cơ cấu cây trồng sang trồng các loại cây cĩ giá trị hàng hố cao, các cây ăn quả và hoa, cây cảnh,…, cần phải áp dụng những biện pháp mới nhằm nâng cao năng suất cây trồng, tăng hiệu quả sử dụng đất, giải quyết việc làm cho ngƣời lao động và nâng cao năng suất lao động.

Trên đây là mặt thuận lợi của Tam Hiệp cịn mặt khĩ khăn là phải nhanh chĩng cĩ giải pháp nâng cao chất lƣợng nguồn nƣớc và hạn chế các cơ quan xí ngiệp thải chất thải cơng nghiệp làm ơ nhiễm mơi trƣờng.

2. Điều kiện kinh tế xã hội.

2.1. Tổng quan về thực trạng phát triển kinh tế xã hội.

Tam Hiệp là một xã ngoại thành, nàm ở cửa ngõ phía Nam trên đƣờng vào thành phố Hà Nội đặc điểm này chi phối tồn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội của nhân dân trong xã. Sản xuất kinh doanh và dịch của xãTam Hiệp nhằm đảm bảo cung cấp nơng sản phẩm và dịch vụ phục vụ sản xuấtvà đời sống cho thành phố, đồng thời cung cấp lao động cho nhu cầu phát triển cơng nghiệp và tiểu thủ cơng nghiệp. Lợi thế này là một tiềm năng lớn đƣợc khai thác và phát huy triệt để trong cuộc chuyển dịch cơ cấu kinh tể nơng nghiệp nơng thơn.

Trƣớc đây, Tam Hiệp cũng đã từng là vành đai thực phẩm của thành phố Hà Nội, cung cấp rau xanh, thực phẩm tƣơi cho thành phố. Hiện nay, trong cơ chế thị trƣờng, Tam Hiệp đang từng bƣớc chuyển dần từ sản xuất nơng nghiệp thuần tuý sang sản xuất nơng nghiệp theo hƣớng hàng hố nhằm dáp ứng nhu cầu đa dạng chủng loại và chất lƣợng cao về các loại nơng sản phẩm.

2.1.1. Sản xuất nơng nghiệp trồng trọt, chăn nuơi, thả cá.

Sản xuất nơng nghiệplà thế mạnh của xã với hơn 62% số khấu nơng nghiệp. Lại cĩ lợi thế là gàn thị trƣờng tiêu thụ nơng sản phẩm nhƣ thị trấn Văn Điển, thị xã Hà Đơng, thành phố Hà Nội.

- Diện tích trồng lúa cả năm là 261 ha, năng suất 38,5 tạ/ha, sản lƣợng 10048,5 tấn đạt giá trị 2993,75 triệu đồng.

- Diện tích trồng rau các loại 49,22 đạt giá trị sản lƣợng 747,8 triệu đồng. - Diện tích trồng hoa 2,7 ha đạt giá trị 89,5 triệu đồng.

Tổng đàn lợn tồn xã 320 con, chủ yếu chăn nuơi gia cầm để giải quyết nhu cầu sinh hoạt của gia đình, cĩ một số ít gia đình nuơi theo hƣớng sản xuất kinh doanh. Ƣớc tính sản lƣợng gia cầm khoảng 10 tấn/năm đạt giá trị sản lƣợng 225 triệu đồng.

- Đàn gia cầm tồn xã cĩ 12500 con, chủ yếu chăn nuơi gia cầm để giảI quyết nhu cầu sinh hoạt của gia đình, cĩ một số ít gia đình nuơi theo hƣớng sản xuất kinh doanh. Ƣớc tính sản lƣợng gia cầm khoảng 10 tấn/năm đạt giá trị sản lƣợng 397 triệu đồng.

- Diện tích nuơi thả cá 36,9 ha, năng suất 26,5 tạ/ha đạt sản lƣợng 97,8 tấn và giá trị sản lƣợng đạt 880 triệu đồng. Xã cĩ 3,6 ha nuơi cá giống, hàng năm cung cấp khoảng 10 triệu con cá giống.

- Đàn đại gia súc tồn xã cĩ 48 con bao gồm: trâu, bị và ngựa, chủ yếu gia súc dùng vào việc cày, bừa và vận chuyển. Giá trị bình quân gia súc khoảng 1,3 triệu đồng/con, tổng gía trị đàn gia súc tồn xã khoảng 62,4 triệu đồng.

Tổng giá trị sản lƣợng ngành trồng trọt, chăn nuơi và thả cá tồn xã năm 2000 đạt 7830,02 triệu đồng.

Giá trị sản lƣợng ngành nơng nghiệp tính bình quân cho 1ha đất nơng nghiệp đạt 46,97 triệu đồng, tính cho một hộ nơng nghiệp đạt 5,7 triệu đồng/ hộ và tính cho một khẩu nơng nghiệp đạt 1,67 triệu đồng/khẩu.

2.1.2. Cơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp và dịch vụ.

Tam Hiệp trƣớc kia là nơi cĩ ngành nghề tiểu thủ cơng nghiệp khá phát triển, điển hình là nghề làm thảm cĩi, thảm đay, thảm bẹ ngơ cung cấp cho thị trƣờng Liên Xơ và Đơng Âu. Sau khi thị trƣờng Đơng Âu và Liên Xơ khơng cịn nữa thì ngành nghề tiểu thủ cơng nghiệp dệt thảm cũng bị đình đốn và cuối cùng bị phá sản. Hiện nay ở xã cũng xuất hiện một số loại hình ngành nghề mới giúp cho nhân dân xã cải thiện đời sống nhƣ cĩ khoảng 300 gia đình sản xuất bao xi măng tái sinh, bao đựng cám, phân bĩn, song đây chỉ mang tính chất tạm thời và tƣơng lai khơng thể là ngành nghề cơ bản vì thị trƣờng tiêu thụ loại vỏ bao khơng đƣợc ổn định.

Trong xã cĩ một số xí nghiệp sản xuất gạch, hàng năm cho xuất xƣởng khoảng 2,5 triệu viên gạch cung cấp cho nhu cầu xây dựng của thành phố và xây dựng trong xã, các xã lân cận. Các xí nghiệp này mới chỉ thút đƣợc một số ít lao động đang dƣ thừa của xã hội mà thơi. Bởi vì các xí nghiệp này với kỹ thuật cịn thơ sơ, thủ cơng là chính, chƣa đƣợc trang bị những kỹ thuật hiện đại, qui mơ cịn nhỏ. Do đĩ cần đƣợc đầu tƣ nhiều mở rộng qui mơ thu hút lao động nơng dân của xã.

Mấy năm qua các ngành nghề dịch vụ, cơ khí sửa chữa, điện dân dụng, may mặc đua nhau mọc lên nhƣng qui mơ chƣa lớn.

Cơng nghiệp chế biến(xay sát và nghiền thứa ăn gia xúc) ở Tam Hiệp cĩ 5 máy xay sát liên hồn và nghiền thức ăn gia súc với cơng suất 15 tấn/ ngày. Song mới chỉ sử dụng vào khoảng 50-60% cơng suất máy.

Tồn xã cĩ 20 xe tải, 23 xe cơng nơng, 12 xe ngựa kéo, tổng trọng tải76 tấn, cơng suất bảm bảo sự lƣu tơng hàng hố từ Tam Hiệp cung cấp vào nội thành và các vùng phụ cận.

Tồn xã cĩ 25 hộ đăng ký làm dịch vụ thƣơng nghiệp bán hàng phục vụ nhu cầu dân sinh và sản xuất kinh doanh cho tồn xã và khoảng 300 hộ buơn bán nhỏ và dịch vụ ăn uống.

Ngồi ra, xã Tam Hiệp cịn cĩ đội ngũ đơng đảo các thợ nề, thợ mộc,…, cĩ tay nghề cao cung cấp cho quá trình xây dựng và phát triển đơ thị, thợ mộc cĩ

khoảng 50 ngƣời chuyên nghiệp và hàng trăm thợ nề chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp, những lúc nơng nhàn họ vào thành phố làm hêm tại các khu xây dựng và các vùng phụ cận khác.

2.1.3. Thu nhập và đời sống.

Từ khi nhà nƣớc cĩ chính sách mới: phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trƣờng cĩ sự quản lý của nhà nƣớc thì hộ nơng dân đƣợc xác định là đơn vị kinh tế tự chủ, phát huy thế mạnh kinh tế trong các hộ gia đình, đời sống của nơng dân phần lớn đƣợc cải thiện. Cũng nhƣ mọi xã khác ở nơng thơn, đời sống của nhân dân của xã đã cĩ cải thiện đáng kể và đƣợc thể hiện ở một số mặt sau:

- Giá trị tổng sản phẩm xã hội tồn xã: 16626 triệu đồng, trong đĩ nơng nghiệp là 8149,68 triệu đồng, chiếm 49,1% tổng giá trị sản phẩm.

- Giá trị tổng sản phẩm xã hội trên một đầu ngƣời là 2,21triệu đồng /ngƣời.

- Bình quân lƣơng thực cho một nhân khẩu là 117kg thĩc/ngƣời/năm, cho một nhân khẩu nơng nghiệp là 198,4kg thĩc/ ngƣời /năm.

Về thu nhập:

- Thu nhập trên đầu ngƣời là 1,680triệu/năm. Riêng thu nhập từ nơng nghiệp là 0,8232triệu đồng.

- Thu nhập nơng nghiệp trên một ha nơng nghiệp là 42,2 triệu đồng/ha. - Thu nhập bình quân cho một hộ là 6,6 triệu đồng/năm. Riêng thu nhập từ nơng nghiệp của một hộ là3,23 triệu đồng/năm.

+ Số hộ cĩ thu nhập từ trên 50 triệu đồmh/năm là 1% + Số hộ cĩ thu nhập từ 30-50 triệu đồng/ nămlà 3% + Số hộ cĩ thu nhập từ 10-30 triệu đồng/năm là 8% +Số hộ cĩ thu nhập từ 5-10 triệu đồng/năm là 15% + Số hộ cĩ thu nhập từ 3-5 triệu đồng/năm là 70% + Số hộ cĩ thu nhập từ 1,5-3 triệu đồng/năm là 2,1%

Một phần của tài liệu Quy hoạch sử dụng đất xã Tam Hiệp - Thanh Trì - Hà Nội (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)