Ảnh hưởng của việc bổ sung Biosaf trong thức ăn đến tăng trưởng của

Một phần của tài liệu TCT-1253 (Trang 39 - 43)

II. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

2. Bổ sung Biosaf trong thức ăn lợn con

2.3. Ảnh hưởng của việc bổ sung Biosaf trong thức ăn đến tăng trưởng của

con trong giai đoạn (7 -21 ngày)

Lợn con trong giai đoạn theo mẹ (sơ sinh – 21 ngày) tăng trưởng rất nhanh. Tuy nhiên trong giai đoạn này sự tăng trưởng lại chụi ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố: số lượng và chất lượng sữa mẹ, bệnh tiêu chảy, thức ăn, thời tiết khí hậu, stress... Tăng trưởng của lợn con trong giai đoạn tập ăn có ảnh hưởng đến sự hao hụt của lợn con trong giai đoạn sau cai sữa.

Khả năng sinh trưởng có ảnh hưởng quyết định đến khối lượng cai sữa và khối lượng xuất chuồng sau này. Giai đoạn bú sữa rất quan trọng, nó ảnh hưởng tới khối lượng lợn con lúc cai sữa. Vì thế nếu nuôi dưỡng tốt lợn con trong giai đoạn này sẽ làm tăng năng suất của lợn con lúc cai sữa và làm cơ sở cho quá trình sinh trưởng của lợn con ở những giai đoạn tiếp theo.

Khả năng sinh trưởng của lợn con rất mạnh, thể hiện bằng khả năng tăng khối lượng cơ thể. Sau khi đẻ ra một tuần khối lượng cơ thể tăng gấp 2 lần khối lượng sơ sinh. tốc độ sinh trưởng của lợn con lớn nhất ở 21 ngày tuổi, sau đó giảm dần cho đến 60 ngày tuổi. Mặt khác sau 21 ngày tuổi , lượng sắt trong máu lợn con thấp do lượng dự trữ trong gan đã hết, ảnh hưởng tới khả năng tăng trưởng của lợn con. Vì vậy việc tập ăn cho lợn con trong giai đoạn theo mẹ (sơ sinh – 21 ngày tuổi) rất quan trọng, vừa đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho con trong giai đoạn sinh trưởng

vừa làm giảm hao mòn của cơ thể mẹ. Đáp ứng các mục tiêu trên chúng tôi tiến hành bổ sung chế phẩm Biosaf trong thức ăn của lợn con trong giai đoạn tập ăn nhằm phát huy tối đa khả năng tăng trưởng của chúng để nâng cao khả năng sinh sản của lợn mẹ, tạo cơ sở cho quá trình sinh trưởng tiếp theo, đem lại lợi nhuận cao cho nghành chăn nuôi lợn nái sinh sản.

Kết quả nghiên cứu được thể hiện qua bảng 2.3 và đồ thị 2.3

Khối lượng lợn con sơ sinh trong thí nghiệm trung bình 1,37 – 1,39 kg/con, khối lượng sơ sinh giữa các lô ĐC và lô TN tuy có sự khác nhau nhưng sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Khối lượng lợn con sơ sinh ở các lô ĐC là 1,37kg/con và tương ứng ở các lô TN1; TN2 là 1,38; 1,39 kg/con.

Khối lượng lợn con lúc 7 ngày tuổi ở các lô ĐC; TN1; TN2 lần lượt là 2,5; 2,51; 2,52 kg/con. Qua phân tích thống kê, khối lượng lợn con lúc 7 ngày tuổi không có sự khác nhau (P>0,05).

Bảng 2.3. Tăng trọng của lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi (kg/con)

Chỉ tiêu ĐC TN1 TN2

Số ổ lợn con (ổ) 18 18 18

Khối lượng sơ sinh 1,37 1,38 1,39

Khối lượng 7 ngày tuổi 2,50 2,54 2,55

Khối lượng 21 ngày tuổi 5,47a ±0.06 5,71b ±0.06 6,00c ±0.06 Tăng trọng khối lượng/ ngày

(g/con/ngày) 198 211 233

Chênh lệch so với ĐC (%) + 6,6 + 17,7

Các chữ cái a, b, c khác nhau trên cùng một hàng thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Biểu đồ 2.3. Ảnh hưởng của việc bổ sung Biosaf đến tốc độ tăng trưởng (gam)

Tuy nhiên, khi kết thúc thí nghiệm ở 21 ngày tuổi khối lượng lợn con đã có sự sai khác nhau giữa các lô TN và lô ĐC. Lợn con ở lô ĐC có khối lượng thấp nhất trung bình đạt 5,47 kg/con, các lô TN1 và TN2 có khối lượng lợn con trung bình đều cao hơn lô ĐC lần lượt là 5,71; 6,00 kg/con (P<0,05). Không những có sự sai khác giữa lô ĐC và lô TN mà giữa các lô TN với nhau cũng có sự khác nhau (P<0,05). Cùng với sự khác biệt về khối lượng lợn con lúc kết thúc

thí nghiệm (21 ngày tuổi), khối lượng tăng hàng ngày có sự sai khác rõ rệt giữa lô thí nghiệm 2 và lô đối chứng. Ở lô TN2 lợn con có tốc độ tăng khối lượng cao nhất, đạt trung bình 233 g/con/ngày; lô ĐC thấp nhất chỉ đạt 198g/con/ngày. Lô TN1, tốc độ tăng khối lượng là 211 g/con/ngày; tốc độ tăng khối lượng của lô TN1 cao hơn lô ĐC xong sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Việc bổ sung Biosaf trong khẩu phần đã giúp tăng tốc độ tăng trưởng 6,6% ở lô TN1 và 17,7% ở lô TN2 (so với ĐC).

Kết quả trên cho thấy, bổ sung chế phẩm Biosaf vào thức ăn đã có ảnh hưởng tích cực trong việc cải thiện tốc độ tăng trưởng của lợn con trong giai đoạn theo mẹ (sơ sinh – 21 ngày tuổi). Điều này được lý giải là có thể do chế phẩm Biosaf khi vào đường ruột làm ức chế vi sinh vật có hại, phát triển vi sinh vật có lợi ở đường ruột (Lactobacillus), hạn chế bệnh tiêu chảy . Vì vậy, làm giảm PH đường ruột tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiêu hoá protein và đường lactose ở lợn con, tăng quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng.

Theo tài liệu của công ty Lesaffre (2006), bổ sung Biosaf Sc-47 với tỷ lệ 1-2% tăng trọng/ngày trung bình đạt 258g/con/ngày. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có phần thấp hơn. Điều đó có thể do điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng và công nghệ chế biến thức ăn khác nhau.

Theo kết quả nghiên cứu của Trần Thị Thu Thuỷ (2003), khi bổ sung liên tục Organic Green cho lợn con theo mẹ với liều từ 0,08-0,12 tỷ CFU/kgP. Đã có tác dụng kích thích tăng trọng ở lợn con đồng thời cải thiện mức tăng trọng từ 10,64 - 14,56% so với ĐC. Kết quả của chúng tôi phù hợp với kết quả của tác giả đưa ra.

Theo Tạ Thị Vịnh và ctv (2002), sử dụng chế phẩm VITOM3 để phòng ngừa tỉêu chảy trên lợn con theo mẹ, cho chênh lệch tăng trọng so với đối chứng tăng 6,6% ở 3 tuần tuổi.

Lê Thị Phương (2001), bổ sung Paciflor vào thức ăn heo nái đã ghi nhận tăng trọng trên lợn con đến 21 ngày tuổi tăng 9.59% so với đối chứng

Mặt khác kết quả nghiên cứu trong thí nghiệm này cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hữu Hiếu (2001), chỉ tiêu tăng trọng trên lợn con 28 ngày tuổi ở các lô bổ sung Paciflor và Pacicoli thấp hơn đối chứng lần lượt là 21% và 8,1% (sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê). Sự thấp hơn này theo tác giả do dung lượng mẫu nhỏ (5 ổ) và thời gian sử dụng chế phẩm ngắn (5 ngày) nên chưa mang lại hiệu quả.

Như vậy, so với các kết quả nghiên cứu trước, kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đương hoặc cao hơn, một lần nữa kết quả nghiên cứu khảng định việc bổ sung chế phẩm Probiotic trong thức ăn của lợn con đã làm tăng tốc độ tăng trưởng và hạn chế việc dùng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi.

Điều này có ý nghĩa quan trọng trong vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và hạn chế hiện tượng kháng kháng sinh.

Một phần của tài liệu TCT-1253 (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w