Ảnh hưởng của việc bổ sung Biosaf trong thức ăn đến khả năng phòng

Một phần của tài liệu TCT-1253 (Trang 35 - 39)

II. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

2. Bổ sung Biosaf trong thức ăn lợn con

2.2. Ảnh hưởng của việc bổ sung Biosaf trong thức ăn đến khả năng phòng

bệnh tiêu chảy của lợn con (7-21 ngày)

Lợn con trong giai đoạn tập ăn (7-21 ngày) rất dễ bị tiêu chảy do hệ tiêu hoá chưa phát triển hoàn thiện, cơ thể còn yếu. Có thể nói hội chứng tiêu chảy còn khá phổ biến trong các trang trại chăn nuôi lợn nái và các hộ chăn nuôi nhỏ, đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh đang hoành hành, thời tiết thay đổi thất thường. Gây thiệt hại kinh tế không nhỏ nếu không có biện pháp phòng trị kịp thời và hiệu quả. Hiện

nay tiêu chảy của lợn con trong giai đoạn theo mẹ vẫn là một vấn đề lan giải đối với nghành chăn nuôi lợn nước ta.

Nguyên nhân gây ra tiêu chảy rất đa dạng do mẹ mất sữa, do thay đổi thức ăn đột ngột, do virus, vi khuẩn, độc tố nấm mốc, thời tiết khí hậu, stress…Nhưng dù là nguyên nhân nào đi nữa nhiễm khuẩn vẫn là nguyên nhân chủ yếu trong đó vi khuẩn E.coli và Salmonella chiếm vai trò chủ đạo. Lợn con khi bị tiêu chảy thì khả năng tiêu hoá, hấp thu chất dinh dưỡng kém, giảm khối lượng cơ thể nhanh chóng do mất nhiều nước và rất dễ bị chết nếu không có phác đồ điều trị thích hợp và kịp thời. Mặt khác sau khi điều trị khỏi tốc độ sinh trưởng của lợn con cũng sẽ bị giảm hơn so với những con không bị tiêu chảy do chức năng sinh lý của niêm mạc ruột non bị tổn thương, khả năng hấp thu chất dinh dưỡng ít nhiều cũng bị hạn chế. Tất cả những điều này đã làm tăng giá thành sản phẩm chăn nuôi do phải tăng chi phí thức ăn, chi phí thuốc thú y…

Kết quả xác định ảnh hưởng của việc bổ sung Biosaf trong thức ăn đến khả năng phòng ngừa bệnh tiêu chảy của lợn con (7 - 21 ngày) được trình bày ở bảng 2.2.

Kết quả thí nghiệm, ở lô ĐC tỷ lệ lợn con mắc bệnh tiêu chảy cao nhất là 52,68%, lô TN2 có tỷ lệ lợn con mắc bệnh thấp nhất: 30,68%. Qua phân tích thống kê cho thấy giữa lô ĐC và lô TN2 có sự khác nhau về tỷ lệ lợn con mắc bệnh tiêu chảy (P>0,05). Lô TN1 tỷ lệ lợn con mắc bệnh tiêu chảy: 47,59%, qua phân tích thống kê cho thấy lô TN1 và TN2 không có sự khác nhau (P>0,05), lô TN1 có tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy thấp hơn Lô ĐC, xong sự chênh lệch này cũng không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).

Tỷ lệ lợn con chết do tiêu chảy ở lô ĐC; TN1; TN2 lần lượt là: 22,71; 13,69; 9,98%. Tỷ lệ lợn con chết do tiêu chảy ở lô TN2 và lô ĐC sai khác có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Giữa lô thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2 tỷ lệ lợn con mắc bệnh tiêu chảy có sự chênh lệch xong không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).

Khi bổ sung Biosaf trong thức ăn của lợn con với mức 0,1% và 0,16% đều làm giảm tỷ lệ tiêu chảy và tỷ lệ chết. Cụ thể tỷ lệ mắc bệnh của lô TN1 và

TN2 giảm 9,66%; 41,76% (so với ĐC); tỷ lệ chết do tiêu chảy của lô TN1 và TN2 giảm 39,72%; 56,05% (so với ĐC). Điều đó chứng tỏ việc bổ sung Biosaf với 2 mức (0,1%; 0,16%) trong thức ăn của lợn con đều ảnh hưởng như nhau đến phòng ngừa bệnh tiêu chảy.

Bảng 2.2. Tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy ở lợn con

Chỉ tiêu ĐC TN1 TN2

Số ổ lợn con (ổ) 18 18 18

Ngày theo dõi (ngày) 15 15 15

Số ngày điều trị (ngày) 2,5 - 3 2,5 - 3 2,5 - 3 Tỷ lệ mắc bệnh (%) 52,68a 47,59ab 30,68b Chênh lệch so với ĐC (%) - 9,66 - 41,76 Tỷ lệ khỏi bệnh (%) 57,27 66,67 58,52 Tỷ lệ chết (%) 22,71a ± 4,89 13,69ab ± 2 ,24 9,98b ± 1,77 Chênh lệch so với ĐC (%) - 39,72 - 56,05 Tỷ lệ nuôi sống 73,76b ± 1,12 83,13a ± 0,09 87,98a ± 1,20

Các chữ cái a, b, c khác nhau trên cùng một hàng thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Số ngày điều trị giữa các lô không có sự khác biệt. Do lợn ở trại được tiêm phòng đầy đủ các vacxin theo đúng quy trình vệ sinh thú y của trại. Trong suốt quá trình thí nghiệm toàn bộ lợn con được nuôi dưỡng và chăm sóc tốt. Nên chúng không bị mắc các bệnh nào khác ngoại trừ bệnh tiêu chảy.

Trong thí nghiệm chúng tôi sử dụng thuốc điều trị Enrotril.50 có hoạt dược kháng sinh Enrofloxacine do công ty thuốc thú y Hanvet sản xuất được sử dụng để điều trị bệnh tiêu chảy ở lợn con trong giai đoạn tập ăn (7-21 ngày). Với liều điều trị 1,5 – 2ml/con/lần.

So với kết quả nghiên cứu của Trần Thị Thu Thuỷ (2002), khi bổ sung chế phẩm Organic green với liều 0,08 - 0,12 tỷ CFU/kgP đối với chỉ tiêu mắc bệnh tiêu chảy và tỷ lệ chết do mắc bệnh tiêu chảy kết quả của chúng tôi có phần

thấp hơn. Tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy và tỷ lệ lợn con chết do mắc bệnh tiêu chảy của tác giả giảm 40,3% -59,38% so với ĐC. Kết quả nghiên cứu của tác giả có phần cao hơn kết quả nghiên cứu của chúng tôi có thể do: chế phẩm (Organic green) trong thí nghiệm của tác giả có thành phần khác so với thành phần của chế phẩm chúng tôi sử dụng trong thí nghiệm. Nó bao gồm: 2 loại vi khuẩn là Lactobaccillus acidophilus + Bacilus subtilis + 1 loại nấm men Saccharomyces cerevisiae + 1 loại nấm mốc Aspergillus oryzae. Còn chế phẩm chúng tôi sử dụng trong thí nghiệm chỉ là 1 loại nấm mem Saccharomyces cerevisiae. Vì vậy việc phòng bệnh tiêu chảy của chế phẩm Organic green có sự tác động hiệp đồng của nhiều loại vi khuẩn hơn nên sẽ cho kết quả tốt hơn.

Mặt khác kết quả nghiên cứu của chúng tôi lại cao hơn kết quả nghiên cứu của Hadani và cộng sự (2002) (theo Trần Thị Thu Thuỷ, 2003), sử dụng chế phẩm Probactrix cho lợn con với liều 3 ml/con vào ngày thứ nhất và ngày thứ 3 sau khi đẻ để phòng ngừa tiêu chảy, tỷ lệ tiêu chảy giảm 6,6% so với đối chứng.

Theo Đỗ Trung Cứ và cộng sự (2000), khi sử dụng chế phẩm Biosubtyl để phòng bệnh tiêu chảy trên heo con từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi, tỷ lệ mắc bệnh chỉ còn 25% (trong khi đó ở lô ĐC là 75%).

Tuy nhiên kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của một số tác giả:

Tạ Thị Vịnh và Đặng Thị Hoè (2002), sử dụng VITOM 1.1 liều 50mg/kgP, 2 ngày một lần trên lợn con từ sơ sinh đến 3 tuần tuổi để phòng bệnh tiêu chảy, cho biết tỷ lệ tiêu chảy giảm 47,5% so với đối chứng

Kết quả nghiên cứu của Phan Thế Sơn (2000), sử dụng chế phẩm EMTK21 để phòng tiêu chảy trên heo con theo mẹ với liều 1 ml/con/ngày liên tục 3 ngày và lặp lại hàng tuần, đã làm giảm 50% tỷ lệ tiêu chảy so với đối chứng (20,77% so với 40,67%).

Tỷ lệ nuôi sống đến khi cai sữa giữa lô ĐC và lô TN có sự khai khác rõ rệt (P<0,05). Trong thí nghiệm có bổ sung chế phẩm BioSaf trong thức ăn

của lợn con đã làm giảm tỷ lệ chết do tiêu chảy. Tất cả những lý do trên đã góp phần nâng cao tỷ lệ nuôi sống lợn con.

Từ kết quả trên có thể khảng định: việc bổ sung chế phẩm Probiotic nói chung và Biosaf nói riêng trong thức ăn đã có tác động tích cực trong việc phòng ngừa và điều trị tiêu chảy ở lợn con trong giai đoạn theo mẹ cũng như trong giai đoạn cai sữa. Góp phần nâng cao tỷ lệ nuôi sống đến khi cai sữa. Như vậy việc bổ sung chế phẩm Probiotic trong khẩu phần đã bước đầu hạn chế được việc dung kháng sinh trong điều trị. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.

Một phần của tài liệu TCT-1253 (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w