Ảnh hưởng của việc bổ sung Biosaf trong thức ăn đến khả năng thu nhận

Một phần của tài liệu TCT-1253 (Trang 32 - 35)

II. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

2. Bổ sung Biosaf trong thức ăn lợn con

2.1. Ảnh hưởng của việc bổ sung Biosaf trong thức ăn đến khả năng thu nhận

thức ăn của lợn con giai đoạn (7 – 21 ngày)

Lợn con trong giai đoạn tập ăn, thức ăn chủ yếu của chúng là sữa mẹ. Đã có nhiều công trình nghiên cứu chứng tỏ rằng cho lợn con ăn thêm trong giai đoạn bú sữa sẽ làm tăng khả năng tiêu thụ thức ăn, tăng tỷ lệ tiêu hoá các chất dinh dưỡng ở giai đoạn sau cai sữa, đặc biệt khi năng suất sữa của lợn mẹ thấp. Việc cho lợn con ăn sớm và ăn được nhiều thức ăn trong thời gian bú sữa không những làm giảm sự teo đi của lông nhung ruột mà còn làm giảm khả năng nhiễm E.coli và tỷ lệ tiêu chảy của lợn con sau cai sữa.

Tuy nhiên lợn con trong giai đoạn tập ăn, hệ thống tiêu hoá (men tiêu hoá) chưa phát triển hoàn thiện đã ảnh hưởng rất lớn đến lượng thu nhận thức ăn hàng ngày và hiệu quả sử dụng thức ăn. Mục đích nghiên cứu của đề tài, bằng việc bổ sung chế phẩm Biosaf trong thức ăn của lợn con có thể cải thiện lượng thức ăn thu nhận hàng ngày từ đó hạn chế được sự mẫn cảm với mầm bệnh, nâng cao năng suất của lợn con sau cai sữa, giảm chi phí thức ăn giảm giá thành sản phẩm chăn nuôi.

Kết quả nghiên cứu được thể hiện qua bảng 2.1

Kết quả thí nghiệm cho thấy: lượng thức ăn thu nhận hàng ngày giữa các lô thí nghiệm và lô đối chứng có sự khác biệt (P<0.05). Lượng thức ăn thu nhận thức ăn hàng ngày trung bình ở lô ĐC; TN1; TN2 lần

lượt là 10,4; 10,65; 10,80 g/con/ngày. Lô TN2 lượng thức ăn thu nhận nhiều hơn lô TN1 tuy nhiện sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Điều này chứng tỏ việc bổ sung chế phẩm Biosaf trong thức ăn đã ảnh hưởng tích cực đến khả năng thu nhận thức ăn của lợn con trong giai đoạn tập ăn từ (7-21 ngày).

Bảng 2.1. Lượng thức ăn thu nhận hàng ngày, tiêu tốn thức ăn/ kg lợn con cai sữa (kg)

Chỉ tiêu ĐC TN1 TN2

Số ổ lợn con (ổ) 18 18 18

Số ngày theo dõi (ngày) 15 15 15

Lượng thức ăn thu nhận hàng ngày

(g/con/ngày) 10,4b±0,56 10,65a±0,27 10,80a±0,32 Tiêu tốn thức ăn/1kg lợn con cai sữa

(kg/kg) 6,32a±0,29 6,25a±0,26 6,00b±0,11

Các chữ cái a, b, c khác nhau trên cùng một hàng thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Như vậy việc bổ sung Biosaf với 2 mức (0,1%; 0,16% ) đều ảnh hưởng như nhau đến lượng thức ăn thu nhận hàng ngày của lợn con.

So với kết quả nghiên cứu của Newby và cộng sự (1985), xác nhận trung bình lợn con tiêu thụ thức ăn tập ăn trong giai đoạn theo mẹ (sơ sinh đến 21 ngày tuổi) 107g/con tương ứng 7,13 g/con/ngày, kết quả của chúng tôi có phần cao hơn kết quả của tác giả. Theo tài liệu của công ty Lesaffera Pháp (2006), về việc bổ sung Biosaf Sc-47, xác định lượng thức ăn thu nhận trung bình 1,45kg/ổ tương ứng 9,67g/con/ngày. Kết quả thí nghiệm của chúng tôi phù hợp với kết quả của công ty Lesaffera.

Tiêu tốn thức ăn/kg lợn con cai sữa là chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật tổng hợp phản ánh sự nuôi dưỡng thai của lợn mẹ, sức sống của lợn con và tốc độ phát triển của lợn con từ sơ sinh đến cai sữa. Mặt khác chỉ tiêu tiêu tốn thức ăn (TTTĂ) cho 1 kg lợn con cai sữa còn phản ánh trình độ quản lý chăm sóc, nuôi dưỡng của người chăn

nuôi. Chúng tôi tiến hành thí nghiệm bổ sung Biosaf trong thức ăn của lợn nái nuôi con và lợn con từ tập ăn đến cai sữa nhằm giảm sự tiêu tốn thức ăn/kg lợn con cai sữa, góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi lợn nái

Qua bảng 2.1, chúng ta thấy tiêu tốn thức ăn/ kg lợn con cai sữa ở lô ĐC cao nhất: 6,32kg; lô TN2 thấp nhất: 6,00 kg; còn lô TN1 6,25 kg. Qua phân tích thống kê tiêu tốn thức ăn/ kg lợn con cai sữa giữa lô ĐC và TN2 có sự khác nhau (P<0,05). Giữa lô TN1 và lô TN2 tiêu tốn thức ăn/ kg lợn con cai sữa có sự chênh lệch nhưng không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).

Theo nghiên cứu của Phùng Thị Vân và cộng sự (2000), cho biết tiêu tốn thức ăn cho 1 kg lợn con cai sữa ở thời điểm 35 ngày là 5,57 kg và 5,17 kg tương ứng ở giống lợn nái thuần phối chéo giữa LY và LY, F1(LY).

Theo Lê Thị Kim Ngọc (2002), nghiên cứu ở 2 dòng lợn ông bà C1230 và C1050 nuôi tại trung tâm lợn Thụy Phương cho biết mức tiêu tốn thức ăn /1kg lợn con cai sữa ở Yorkshire và Landrace tương ứng là 5,9kg và 6,00kg.

So với kết quả nghiên cứu của các tác giả, kết quả của chúng tôi có phần cao hơn kết quả của tác giả. Điều này có thể do khi chúng tôi tiến hành thí nghiệm trong thời tiết mưa phùn gió bấc (tháng 1 – 3), một phần năng lượng chuyển hoá để chống rét. Mặt khác còn do chúng tôi không bổ sung chế phẩm trong giai đoạn chờ phối và mang thai của lợn nái, nên tác dụng của chế phẩm đến chỉ tiêu tiêu tốn thức ăn /kg cai sữa lợn con bị hạn chế.

Việc bổ sung Biosaf trong thức ăn với 2 mức 0,1% và 0,16%, chỉ có mức 0,16% có ảnh hưởng tích cực đến tiêu tốn thức ăn /kg lợn con cai sữa.

Từ kết quả trên có thể khẳng định: việc bổ sung chế phẩm Biosaf trong thức ăn đã có tác động tích cực đến lượng thức ăn thu nhận hàng ngày và tiêu tốn thức ăn/ kg lợn con cai sữa. Góp phần làm giảm hao hụt khối lượng lợn con trong giai đoạn sau cai sữa (lợn con làm quen với thức ăn dạng viên), giảm chi phí thức ăn trong chăn nuôi lợn con, giảm giá thành sản phẩm. Điều này đặc biệt có ý nghĩa lớn đối với các trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn trong điều kiện giá thức ăn chăn nuôi ở nước ta hiện nay vẫn còn khá cao.

Một phần của tài liệu TCT-1253 (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w