Ảnh hưởng của việc bổ sung Biosaf trong thức ăn đến khả năng tiết sữa

Một phần của tài liệu TCT-1253 (Trang 31 - 32)

II. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

1. Bổ sung Biosaf trong thức ăn lợn nái

1.4. Ảnh hưởng của việc bổ sung Biosaf trong thức ăn đến khả năng tiết sữa

của lợn nái

Quy luật tiết sữa của lợn mẹ: Lượng sữa của lợn mẹ tiết ra tăng dần và đạt cao nhất về số lượng và chất lượng ở 21 ngày sau đẻ, giảm dần đến 45 ngày sau đó giảm rất nhanh. Đây là cơ sở để thực hiện cai sữa cho lợn con ở 21 ngày tuổi và cũng là cơ sở đánh giá khả năng tiết sữa của lợn mẹ (được đánh giá qua số đo về khối lượng lợn con lúc 21 ngày tuổi).

Qua bảng 1.1, chúng ta thấy, khối lượng lợn con cai sữa/ổ ở các lô ĐC, TN1, TN2 lần lượt là: 45,23; 52,93; 61,98kg. Khối lượng lợn con cai sữa (con)/ kg ở các lô ĐC, TN1, TN2 lần lượt là 5,47; 5,71; 6,00 kg/con. Qua phân tích thống kê cho thấy khối lượng lợn con cai sữa/ổ, khối lượng lợn con cai sữa con (kg) giữa lô đối chứng và lô thí nghiệm đều có sự khác nhau (P<0,05). Hơn nữa giữa lô thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2 cũng có sự khác nhau (P<0,05). Lô Thí nghiệm 2 cho số con cai sữa/ổ: 10,33 con; khối lượng cai sữa con (kg): 6,00 kg/con là cao nhất (P<0,05).

Như vậy việc bổ sung Biosaf trong thức ăn của lợn nái nuôi con đã có ảnh hưởng tích cực đến khả năng tiết sữa của lợn mẹ. Với mức bổ sung 0,16% Biosaf cho khối lượng đàn con ở 21 ngày cao nhất – cho khả năng tiết sữa cao nhất.

Tóm lại việc bổ sung Biosaf trong thức ăn của lợn nái tuy không ảnh hưởng đến tỷ lệ hao mòn và thời gian động dục trở lại nhưng lại có ảnh hưởng tích cực đến khả năng tiết sữa của lợn nái. Điều này rất có ý nghĩa trong chăn nuôi lợn nái. Góp phần nâng cao năng suất của lợn nái, giảm giá thành /đầu lợn con, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Một phần của tài liệu TCT-1253 (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w