dở dang cuối kỳ = Chi phí thực tế của KL xây lắp tồn đầu kỳ + Chi phí thực tế của KL xây lắp phát sinh trong kỳ X Giá trị KL xây lắp dở dang cuối kỳ theo dự toán Giá trị của KL xây lắp hoàn thành bàn giao trong kỳ +
Giá trị của KL xây lắp dở dang cuối kỳ
theo dự toán Trong đó
Giá trị dự toán của KL xây lắp dở dang cuối kỳ tính theo KL hoàn thành tương đương = Giá trị dự toán của KL xây lắp dở dang cuối kỳ X Mức độ hoàn thành của KL xây lắp dở dang
3.Giá thành sản phẩm xây lắp và phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp tại các doanh nghiệp xây dựng.
3.1. Giá thành sản phẩm xây lắp và phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp trong doanh nghiệp xây dựng. phẩm xây lắp trong doanh nghiệp xây dựng.
• Giá thành sản phẩm xây lắp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ cáckhoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá dề tiến hành sản xuất ra một KL xây lắp hoàn thành bàn giao.
Giá thành trong xây lắp là toàn bộ chi phí chi ra như: Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công, chi phí sản xuất chung tính bằng đơn vị tiện tệ để hoàn thành KL sản phẩm xây lắp nhất định có thể công trình, hạng mục công trình. Các công trình hạng mục còn đang trong quá trình sản xuất thì tại thời điểm lập báo cáo chi phí có liên quan được coi là chi phí dở dang cuối kỳ.
Giá thành sản phẩm xây lắp là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất, phản ánh kết quả sử dụng tài sản, các giải pháp kinh tế kỹ thuật ma doanh nghiệp đã thực hiện nhằm mục đích đáp ứng được chất lượng công trình.
Giá thành sản phẩm xây lắp bao gồm bốn khoản mục: - Khoản mục chi phí vật liệu
- Khoản mục chi phí nhân công - Khoản mục chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp có liên hệ mật thiết với nhau. Tài liệu kế toán tập hợp chi phí sản xuất là căn cứ để tính giá thành sản phẩm và nếu giá thành sản phẩm là công cụ chủ yếu trong công tác kế toán thì chi phí sản xuất có tác dụng đến tính chính xác việc tính giá thành sản phẩm.
• Giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp bao gồm các loại sau: - Giá thành dự toán: Là toàn bộ chi phí để hoàn thành KL xây dựng cơ bản theo dự toán.
Giá thành dự toán được tính theo công thức sau:
Giá thành dự toán = Giá trị dự toán- Lợi nhuân định mức
Trong đó:gía trị dự toán là giá thành dự toán cho khối lượn xây dựng cơ bản hoàn thành theo dự toán. Hoặc có thể tính giá thành dự toán bằng khối lượng xây dựng cơ bản theo định mức kinh tế kỹ thuật do nhà nước quy định nhân với đơn giá xây dựng cơ bản do nhà nước ban hành theo từng khu vực thi công và các chi phí khách theo đinh mức .
- Giá thành kế hoạch
Giá thành kế hoạch là giá thành được xác định trên những điều kiện cụ thể ở mỗi doanh nghiệp xây lắp trên cơ sở biện pháp thi công các định mức kinh tế kỹ thuật đơn giá áp dụng trong doanh nghiệp đó .
Giá thành kế hoạch = Giá thành dự án – Mức hạ giá thành kế hoạch . -Giá thành thực tế
Giá thành thực tế là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí thực tế phát sinh đẻ hoàn thành khối lượng xây dựng cơ bản, giá thành thực tế được xác định theo số liệu kế toán
Giá thành thực tế sản phẩm xây lắp không chỉ ba gồm chi phí mà còn bao gồm những chi phí thực tế phát sinh khômg cần thiết như : Thiệt hại hao, mât mát , hao hụt, chi phí thiệt hại phá đi làm lại.Do nguyên nhân chủ quan của doanh nghiệp .
Giá thành thực tế sản phẩm xây lắp là chỉ tiêu phản ánh trung thực về tình hình sản xuất , quản lý chi phí và chấp hành các định mức chi phí của doanh nghiệp.Tuy nhiên để đánh giá chính xác chất lương hoạt động sản xuất phải đặt giá thành sản xuất trong mối quan hệ thống nhất và có thể so sánh đực vói giá thành dự toán và giá thành kế hoạch
Về nguyên tắc mối quan hệ trên phải đảm bảo như sau : Giá thàn dự toán ≥ Giá thành kế hoạch ≥ giá thành thực tế .
-Ngoài ra trong doanh nghiệp xây dựng còn sử dụng các chỉ tiêu giá thành thực tế khác như :
+ Giá dự thầu xây lắp : là một loại giá dự toán xây lắp do chủ đầu tư đưa ra để các doanh nghiệp xây lắp dựa vào tính giá thành của mình
+giá đấu thầu công tác xây lắp ; Là loại thành dư toán xây lắp ghi trong hợp đồng được ký kết giữa chủ đầu tư và doanh nghiệp xây lắp sau khi đã thoả thuận, giao nhận thầu .Đó cũng chính là giá thắng thầu của donanh nghiệp , xây lắp và được chủ đầu tư thoả thuận ký hợp đồng .
3.2 Đối tương tính giá thành sản phẩm xây lắp .
Trong xây dựng cơ bản , do đặc điểm sản xuất mang tính chất đơn chiếc , mỗi sản phẩm đèu phải có dự toán và thiết kế riêng nên đối tượng tính giá thành của sản phẩm xây lắp thường là các công trình hạng mục công trình hay khối lượng công việc có thiết kế và dự toán riêng để hoàn thành
Việc xác định đúng đối tượng tính giá thành là căn cứ để kế toán lập bảg tính giá thành, lựa chọn phương pháp tính giá thành thích hợp , phục vụ cho việc quản lý kiểm tra tình tình thực hiện giá thành và tính hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, đây cũng chính là điểm khác nhau cơ bản của đối tượg tính giá thành và đối tươg tập hợp chi phí sản xuất ( Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là căn cứ để mở tài khoản, các sổ chi tiết, tổ chức ghi chép ban đầu, tập hợp số liệu chi phí sản xuất theo đối tượng).
3.3 Kỳ tính giá thành của sản phẩm xây lắp.
Do đặc điểm của sản phẩm xây lắp là những sản phẩm có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài. Do đó chi phí phát sinh hàng tháng tương đối lớn. Để
thuận tiện cho việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm các doanh nghiệp thườg lựa chọn một khoảng thời gian nào đó để tính giá thành,được gọi là kỳ tính giá thành.
Kỳ tính giá thành của sản phẩm, công trình thường được xấc định là đầu quý ( vào thời điểm cuối quý) hoặc kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo.
3.4 Phương pháp tính giá thành.
Trong hoạt động xây dựng cơ bản của sản phẩm hoàn thành cuối cùng là công trình, hạng mục công trình, hạng mục công trình song bàn giao đưa vào sử dụng, khi đó cần tính giá thành, hạng mục côg trình hoàn thành để tính giá thành sản phẩm xây lắp các doanh nghiệp thường sử dụng các phương pháp sau:
a. Phương pháp tính giá thành trực tiếp( phương pháp giản đơn)
Phương pháp này áp dụng trong truờng hợp đối tượng tính giá thành phù hợp với đối tượng tập hợp chi phí, kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo khi đó giá thành được tính theo công được tính như sau:
Z=Dđk + C -
Trong đó: Z: tổng giá thành sản phẩm xây lắp. C: Tổng chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp. Dđk, Dck: Giá trị gia tăng đầu kỳ, cuối kỳ.
b. Phương pháp tính giá thành theo hệ số:
Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp đối tượng tập hợp chi phí xây lắp là một nhóm sản phẩm, một nhóm hạng mục công trình được thi công và thiết kế điển hình, còn đối tượng tính giá thành lại là từng sản phẩm riêng biệt.
Theo phương pháp này nhóm hạng mục công trình có thể gồm nhiều hạng mục công trình riêng biệt. Căn cứ vào điều kiện kinh tế kỹ thuật để quy định cho mỗi sản phẩm riêng biệt một hệ số quy đổi khác nhau. Sau đó thực hiện công việc tính giá thành sản phẩm theo công thức:
Tổng chi phí thực tế của cả nhóm sản phẩm
c. Phương pháp tính theo tỉ lệ
Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp đối tượng tập hợp chi phí xây dựng cơ bản là một nhóm sản phẩm hoặc một nhóm công trình có thiết kế và dự toán khác nhau, cùng thi công trên một địa điểm, một công trường, còn đối tượng tính giá thành lại là những sản phẩm riêng biệt.
Theo phương pháp này để tính giá thành thực tế kế toán phải căn cứ vào chi phí xây dựng cơ bản thực tế phát sinh và tính giá thành kế hoặch hoặc tính giá thành định mức của từng loại sản phẩm để tính theo công thức sau:
= = * Tổng giá thành kế hoạch của cả nhóm sản phẩm