Hợp tác với các tổ chức Phi Chínhphủ và các Dịch vụ chăm sóc sức khoẻ khác

Một phần của tài liệu HIV và nam giới có quan hệ tình dục đồng giới ở châu á (Trang 49 - 51)

khoẻ khác

Giám sát hành vi được tiến hành với sự tham gia và hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ khác, trong đó có GAYA NUSANTARA có trụ sở tại Surabaya. Kết hợp kinh nghiệm chuyên

87 Trang web củaTỏ chức sức khoẻ gia đình quốc tế Indonesia (truy cập ngày 23/4/2005) http://www.fhi.org/en/HIVaIDS/publications/archive/countryspecific/aski_Stop_aIDS_project.htm HIVaIDS/publications/archive/countryspecific/aski_Stop_aIDS_project.htm

môn về định tính và định lượng của hai tổ chức này đã đưa ra được đánh giá tổng thể và chính xác về tình hình nam có quan hệ tình dục đồng giới ở 3 tỉnh.

Các tổ chức phi chính phủ nhận được sự hỗ trợ của Aksi Stop AIDS trong các hoạt động liên quan đến nam có quan hệ tình dục đồng giới là tổ chức Yayasan Pelangi Kasih Nu-

santara và Yayasan Srikandi Sejati ở Jakarta, Yayasan Priangan ở Bandung, Yayasan GAYa NU-

SANTARA và Perwakos ở Surabaya, Yayasan Kesehatan Bethesda ở Jayapura Papua, và Ikatan Waria Malang ở Malang East Java. Các tổ chức phi chính phủ này đã phân phát các gói tình dục an toàn do Aksi Stop AIDS phát triển, bao gồm bao cao su, dầu bôi trơn có gốc nước và các tài liệu thông tin cho nam mại dâm và những người nam có quan hệ tình dục đồng giới khác .

Tổ chức Yayasan Priangan tiến hành tiếp cận tới khoảng 9.000 người thông qua các hoạt động giải trí ở Bandung. Là một thành viên của Hội đồng AIDS địa phương, tổ chức này đuợc mời nói chuyện ở các trường học và trường đại học và ở nhiều cơ sở khác. Tổ chức cũng hợp tác với các doanh nghiệp do những người đồng tính quản lý, đặc biệt trong các ngành may mặc và thời trang nhằm tuyên truyền về sức khoẻ tình dục. Tổ chức Perwakos ở Surabaya đã cố gắng phát triển hội viên của mình từ 300 lên 600 trong cộng đồng waria và xây dựng quỹ dành cho các waria nhiễm HIV. Những waria này trở thành các tuyên truyền viên đồng đẳng về HIV và khuyến khích họ thực hiện các biện pháp giảm nguy cơ.

Năm 2002, với sự hỗ trợ của Bộ Y tế Indonesia và USAID, Aksi Stop AIDS đã tổ chức một chương trình tập huấn 4 ngày cho 13 bác sĩ y khoa và 6 y tá và kỹ thuật viên phòng xét nghiệm của các trung tâm y tế cộng đồng và các cơ sở y tế tư nhân ở Jakarta88. Nội dung của chương trình tập huấn bao gồm các phần giới thiệu số liệu về tỷ lệ lây nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở những người nam có quan hệ tình dục đồng giới; làm quen với các vấn đề về giới tính, giới, định hướng tình dục; thái độ căm ghét đồng tính; trao đổi của đại diện của các nhóm nam có quan hệ tình dục đồng giới; và xây dựng kỹ năng cho những nhân viên y tế chăm sóc sức khoẻ tình dục.

Aksi Stop AIDS giao cho Tổ chức Yayasan Pelangi Kasih Nusantara (YPKN) tiến hành các chương trình tiếp cận cộng đồng với những người nam giới hành nghề mại dâm và hỗ trợ kỹ thuật và kinh phí trong quá trình thực hiện chương trình. Đây là một dự án điểm với thời gian là 3 tháng, sau đó tiến hành đánh giá chương trình để xác định xem có tiếp tục thực hiện hay không.

YPKN là một tổ chức phi chính phủ quy mô hoạt động nhỏ với rất ít nhân viên nhưng lại có một số lượng lớn các tình nguyện viên, hoạt động ở ngoài cộng đồng. Là một tổ chức phi chính phủ dựa vào cộng đồng, tất cả nhân viên và tình nguyện viên của tổ chức đều là những nam có quan hệ tình dục đồng giới. Một nhân viên nữ chịu trách nhiệm quản lý chính vì sự hiện diện của phụ nữ ở đây đã tránh được sự quấy rầy của cảnh sát. Nhân viên và tình nguyên viên đều là những người có học thức và chuyên nghiệp. Điều này rất cần thiết khi các nhà tài trợ hiện đang xem xét cẩn thận việc hỗ trợ tài chính cho các tổ chức phi chính phủ vì các tổ chức này thường gắn với tình trạng tham ô, tham nhũng.

Ban đầu, nhân viên và tình nguyện viên của Tổ chức YPKN đến thăm các cơ sở mát xa với tư cách là khách hàng để lập mối quan hệ với chủ cơ sở và nhân viên. Để thuyết phục các chủ cơ sở mát xa, các nhân viên cộng đồng đề cập đến những lợi ích kinh doanh của họ và nhấn mạnh rằng việc tăng cường sức khoẻ tình dục cho nhân viên mát xa sẽ có ảnh hưởng tích cực với công việc kinh doanh bởi lợi nhuận của cơ sở sẽ bị đe doạ nếu khách hàng hay nhân viên

88 Gultom, Mamoto (28 October 2002). Báo cáo Tập huấn dịch vụ y tế cho Trung tâm sức khoẻ cộng đồng và các phòng khám tư khám chữa các bệnh lây truyền qua đường tình dục cho nam giới có quan hẹ tình dục đồng tính ở Jakarta,

của họ bị nhiễm HIV hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Khi đã thiết lập được mối quan hệ, các nhân viên đã xác định và tuyển những tư vấn viên đồng đẳng trong số các nhân viên của cơ sở.

Các tư vấn viên đồng đẳng được tập huấn tại một địa điểm xa Jakarta để các học viên có thể tập trung vào việc học. Những tư vấn viên đồng đẳng mới được đào tạo này được phát bao cao su, dầu bôi trơn, tài liệu tuyên truyền cho nam có quan hệ tình dục đồng giới và phiếu chuyển gửi tới các dịch vụ khám sức khoẻ tình dục. Họ được khuyến khích tuyên truyền về tình dục an toàn với các nhân viên mát xa khác và khách hàng.

Một thách thức là việc duy trì sự quan tâm và tham gia của những người làm việc trong lĩnh vực này. Mệt mỏi và chán nản là không thể tránh khỏi, đặc biệt nếu họ làm công việc đó liền trong một năm trở lên. Vấn đề này có thể được giải quyết qua việc đánh giá và điều chỉnh các chương trình nếu cần thiết, xác định những thách thức nảy sinh và đưa ra những chương trình mới.

Một phần của tài liệu HIV và nam giới có quan hệ tình dục đồng giới ở châu á (Trang 49 - 51)